Chuyện ghi từ những “thẩm phán phòng ngừa”

Chuyện ghi từ những “thẩm phán phòng ngừa”
(PLO) - Trong một dịp tiếp xúc với Phòng Công chứng số 1 của tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã bắt gặp những công chứng viên tận tụy, công tâm, hết lòng với công việc được mệnh danh là những “thẩm phán phòng ngừa”… 
Ít ai thấu hiểu được công việc của công chứng viên (CCV) vất vả và khó khăn nhường nào. Ngoài vai trò ngăn chặn giao dịch bất hợp pháp, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật để có thể giảm thiểu tối đa “gánh nặng” cho cơ quan xét xử, họ còn phải tự dằn mình trước những cám dỗ vật chất đời thường. 
Dù công việc luôn bận rộn nhưng sự tận tụy, công tâm vì công việc là điều mà ai cũng có thể cảm nhận được từ những “thẩm phán phòng ngừa” ấy. 
“Chạy theo doanh thu, lợi nhuận thì thực sự nguy hiểm” 
Được sự giới thiệu của Sở Tư pháp Hải Dương, chúng tôi tìm đến Phòng Công chứng (PCC) số 1 tỉnh Hải Dương. Trưởng phòng Phạm Văn Vĩnh khi biết ý định ghé thăm của tôi vội chối khéo: “Bên mình nói thật là chỉ biết luôn gắng hết sức vào công việc. Ở tỉnh mình so ra có chút nổi trội nhưng với nhiều đơn vị anh em ở tỉnh khác thì cũng chưa có gì gọi là lớn cả”. Nói là vậy, nhưng qua những mẩu chuyện “chưa có gì” mà anh Vĩnh kể, chúng tôi thực sự thấy ấn tượng.
PCC số 1 tỉnh Hải Dương được thành lập năm 1990, là một trong 4 đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp Hải Dương. Năm 2010, PCC số 1 chuyển sang tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính. Trong bối cảnh phải cạnh tranh với 15 Văn phòng Công chứng trên địa bàn, suốt nhiều năm liền đơn vị vẫn trụ vững. 
Đặc biệt, liên tiếp từ năm 2010 đến năm 2014, PCC số 1 liên tục được tỉnh công nhận là Tập thể lao động xuất sắc, kèm theo đó là nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Hải Dương.
Dù tổng số cán bộ trong phòng chỉ vỏn vẹn 26 người nhưng đơn vị này lại đảm nhận số lượng việc khổng lồ, hợp đồng giao dịch được tính bằng đơn vị chục ngàn. Đơn cử như khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, tổng số hợp đồng giao dịch mà Phòng thực hiện là 53.080 vụ việc, xếp “top” cao nhất cả nước. 
Khối lượng việc lớn là vậy nhưng suốt nhiều năm qua, các hợp đồng, giao dịch đều được dư luận đánh giá chính xác, ít sai sót nghiệp vụ. “Nếu làm nghề công chứng mà vì doanh thu, vì lợi nhuận thì thực sự nguy hiểm...” – anh Vĩnh chia sẻ. 
Trong câu chuyện với tôi, Trưởng PCC số 1 tỉnh Hải Dương không ít lần nhắc tới cụm từ “thẩm phán phòng ngừa” để chỉ đặc trưng cái nghề mà anh cũng như nhân viên của anh đang đeo đuổi. Anh Vĩnh hồ hởi: “CCV là thẩm phán phòng ngừa, ý nghĩa cao quý lắm, giống ông bác sỹ dự phòng, nếu ông phòng ngừa tốt thì sẽ giúp người dân ít mắc bệnh, bệnh viện được giảm tải. Cũng giống như người gác cổng, là hàng rào bảo vệ đầu tiên góp phần đảm bảo cho xã hội trật tự ổn định”. 
Những “đặc trưng” riêng biệt
Trước sự phát triển nhanh chóng về số lượng CCV và các tổ chức hành nghề công chứng đòi hỏi phải có tổ chức xã hội, nghề nghiệp của CCV để tăng tính tự quản của các tổ chức này. Ngoài ra, việc thành lập các Hội Công chứng ở địa phương sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình thành lập Hiệp hội Công chứng toàn quốc. Nắm bắt được tinh thần này, ngoài Hội Công chứng TP.Hà Nội được thành lập năm 2011 thì ngay sau đó, Hội Công chứng Hải Dương cũng ra đời, sớm thứ ba cả nước.
Anh Phạm Văn Vĩnh, Trưởng PCC số 1, đồng thời kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Công chứng tỉnh Hải Dương nhấn mạnh: “Việc học tập, trao đổi kinh nghiệm quốc tế cũng đặc biệt được chú trọng, điển hình là chuyện Hải Dương đầu tiên kết nghĩa với Hội đồng Công chứng Bordeaux (Pháp) vào tháng 9/2011”. 
PCC số 1 luôn tích cực tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống máy tính hiện đại. Chính việc làm này đã giúp thúc đẩy tiến độ công việc nhanh và chính xác hơn. Chẳng hạn, nếu một hợp đồng mua bán nhà đất trước đây phải mất ít nhất khoảng thời gian gần 2 giờ đồng hồ thì nay công việc này chỉ tốn 10 phút. 
Không chỉ vậy, với những trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng phức tạp, PCC số 1 khuyến khích khách hàng trực tiếp trao đổi qua điện thoại, qua hòm thư điện tử để các CCV, chuyên viên nghiên cứu trước hồ sơ, giảm tối đa công sức đi lại của khách hàng. 
Thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ nhân viên nơi đây cũng giành được rất nhiều thiện cảm của người dân, khách hàng đến giao dịch. Chia sẻ về “bí quyết” khiến người dân dành thiện cảm cho PCC, anh Vĩnh bộc bạch: “Mình phải học tập theo tấm gương Bác, chẳng cần xa vời hay lý thuyết mà bắt đầu luôn từ những việc nhỏ, việc bình thường. Học từ việc nhỏ nhất như tác phong ứng xử đến thủ tục bởi nó cũng là tinh thần trách nhiệm của mình”.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.