Người Cục trưởng 30 năm gắn bó với nghề

Cục trưởng Nguyễn Huy Hải tặng quà cho gia đình khó khăn của xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải nhân dịp Xuân Ất Mùi 2015
Cục trưởng Nguyễn Huy Hải tặng quà cho gia đình khó khăn của xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải nhân dịp Xuân Ất Mùi 2015
(PLO) - Kiệm lời khi nói về mình, về tập thể song trong công việc, anh Nguyễn Huy Hải, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Yên Bái lại là người quyết đoán, sáng tạo, biết quy tụ và khơi gợi, phát huy thế mạnh của từng cán bộ, chấp hành viên. 
Tròn 30 năm làm công tác thi hành án dân sự nhưng điều người ta cảm nhận được ở vị Cục trưởng này là chưa bao giờ trong anh vợi đi tình yêu và nỗi trăn trở với nghề...
Cái “duyên” với nghề
Anh Hải nói mình đến với nghiệp thi hành án dân sự (THADS) như một cái duyên. Sau khi xuất ngũ trở về, anh được nhận vào làm Thư ký TAND TX.Yên Bái. Và chỉ vẻn vẹn 1 năm sau, anh Hải đã được bổ nhiệm Chấp hành viên Trưởng TAND TX.Yên Bái. 
Giai đoạn thực hiện Pháp lệnh THADS 1993, Thi hành án (THA) tách ra khỏi ngành Tòa án, như một lẽ đương nhiên, anh trở thành người đứng đầu Đội THADS cấp thị xã thuộc tỉnh… rồi kinh qua nhiều chức vụ như Chấp hành viên Phòng THA, Phó trưởng THA rồi Trưởng THADS tỉnh.
Năm 2008 Luật THADS ra đời ghi dấu một sự chuyển biến có tính chất bước ngoặt: THA được tổ chức theo ngành dọc. Có thể nói, chưa bao giờ các cơ quan THADS từ Trung ương đến địa phương được quan tâm, đầu tư trên mọi phương diện như thời điểm này. Nhận quyết định Cục trưởng, anh Hải cũng không khỏi lo lắng làm sao để khẳng định vị trí của ngành trong giai đoạn mới...
“Khi mới đi vào hoạt động, công tác quản lý chỉ đạo điều hành còn gặp không ít khó khăn do đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chấp hành viên còn thiếu, kinh nghiệm chưa nhiều; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật THADS ban hành còn chậm; trụ sở làm việc chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ” - anh Hải nhớ lại. 
Thêm nữa, với đặc thù của Yên Bái có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn, hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo chiếm tỷ lệ lớn, do vậy nhận thức của người dân nhiều nơi về công tác THADS còn rất hạn chế, ngay cả công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, nhất là cấp cơ sở còn chưa được chặt chẽ, thường xuyên,... điều đó ảnh hướng rất lớn đến hiệu quả công việc.
Từ kinh nghiệm nhiều năm làm công tác THADS, anh Hải xác định khâu đầu tiên phải làm là kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, chấp hành viên. Anh đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiện toàn bộ máy từ Cục đến các Chi cục; có những định hướng mang tính chiến lược trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, khen thưởng,... cán bộ, công chức trong Ngành; đã quan tâm đến việc bổ nhiệm các chức danh tư pháp, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo. 
Đặc biệt, sâu sát đến từng cán bộ, chấp hành viên, anh Hải luôn chủ động xem xét, nghiên cứu, sắp xếp đội ngũ, cán bộ, công chức theo trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường để bố trí công việc cho phù hợp. 
Bằng nhiều giải pháp, đến nay THADS Yên Bái đã có 116 công chức, cơ bản các chức danh lãnh đạo, chấp hành viên đã được kiện toàn từ tỉnh đến huyện. Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, Cục trưởng Nguyễn Huy Hải cũng là người nghiêm khắc trong việc “rèn” cán bộ. Chính vì thế nhiều năm qua, Yên Bái không có cán bộ vi phạm kỷ luật, bị xử lý hình sự.
Cục trưởng Nguyễn Huy Hải
Cục trưởng Nguyễn Huy Hải 
Phải lắng nghe dân
Chú trọng công tác chuyên môn, ngoài việc ban hành các văn bản có tính chất nội bộ như các nội quy, quy chế hoạt động, anh Hải còn thường xuyên đi cơ sở, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương, … để kịp thời nắm bắt khó khăn, có giải pháp tháo gỡ. Đặc biệt đối với các vụ án phức tạp, anh Hải cho rằng “phải biết lắng nghe dân”. 
Với phương châm đó, anh chỉ đạo các phòng chuyên môn, các Chi cục dành nhiều thời gian đối thoại trực tiếp với người dân, vận động, thuyết phục để người dân tự nguyện chấp hành, hạn chế đến mức thấp nhất việc tổ chức cưỡng chế THA, đơn thư khiếu nại, tố cáo về THA. Để tạo thuận lợi cho người dân, anh Hải cũng chỉ đạo thực hiện công khai thủ tục hành chính, thiết lập số điện thoại đường dây nóng...
Nhiều năm làm công tác THADS, với đặc thù của Yên Bái, điều làm anh Hải luôn trăn trở là nhận thức của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn rất hạn chế. Năm 2012 anh đã cho xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật THADS cho các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ 2012 đến 2016”. 
Đề án được triển khai đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào các dân tộc thiểu số; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của các cơ quan THADS. Đặc biệt, đề án đã huy động nhiều nguồn lực tại địa phương tham gia.
Tuy công tác THADS Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực song Cục trưởng Hải vẫn đau đáu “làm sao tiếp tục nâng cao vị thế của ngành, nâng cao năng lực cán bộ; nhận thức của nhân dân về công tác THADS; tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành; tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, cấp ủy, chính quyền địa phương...”. Có lẽ đó là những vấn đề cụ thể, thiết thực nhưng đòi hỏi không ít công sức.
Với sự nỗ lực trong nhiều năm, Cục THADS Yên Bái đã nhận Cờ thi đua của Chính phủ, của ngành, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh... Cá nhân Cục trưởng Nguyễn Huy Hải đã từng nhận Huân chương Lao động hạng Ba, năm 2014 anh đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc. Sự ghi nhận này, theo anh Hải là động lực để cán bộ, chấp hành viên THADS Yên Bái tiếp tục vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Thành công lớn nhất của Cục THADS tỉnh Yên Bái trong phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” là việc cử cán bộ trực tiếp xuống xã La Pán Tẩn phối hợp với chính quyền cơ sở vận động đồng bào dân tộc Mông bỏ tục lệ đón tết Mông, tổ chức đón tết theo tết cổ truyền của cả nước, đây là một hoạt động thiết thực đã giúp cho đồng bào dân tộc Mông tiết kiệm được tiền của, thời gian, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Đọc thêm

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.
(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Nam Từ Liêm cưỡng chế buộc chuyển giao tài sản tại phường Trung Văn

Các lực lượng triển khai công tác cưỡng chế.
(PLVN) - Sáng ngày 5/12/2024, Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm phối hợp cùng chính quyền địa phương phường Trung Văn, đại diện các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với bà Hồ Nha Trang cư ngụ trên địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Việt Nam – Nhật Bản: Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 5/12, Bộ Tư pháp đã phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về kỹ năng xây dựng, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh tham dự và chủ trì Hội thảo. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Thu Hường cùng dự.