Người có công lớn đưa chế định Thừa phát lại vào cuộc sống

Nguyên Thứ  trưởng Nguyễn Đức Chính phát biểu tại Hội nghị Chuyên đề đánh giá việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại TP.Hồ Chí Minh
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính phát biểu tại Hội nghị Chuyên đề đánh giá việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại TP.Hồ Chí Minh
(PLO) - Nhắc đến nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính thì có rất nhiều điều để nói, bởi cả cuộc đời ông gắn bó, cống hiến hết mình cho công tác tư pháp. Song người ta nhắc nhiều nhất chính là câu chuyện ông mạnh dạn đưa chế định Thừa phát lại vào triển khai thí điểm thành công ở TP.HCM. 
Người có công lớn đưa chế định Thừa phát lại đi vào cuộc sống
Nói đến Thừa phát lại (TPL), nguyên Thứ trưởng vẫn luôn nhấn mạnh TPL gắn với xã hội hoá, là một trong những câu chuyện khó nhất của ngành Tư pháp. Câu chuyện vẫn mới như hôm qua. Hồi ấy, năm 1994, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận được kiến nghị của giới luật TP.HCM nêu lên công dụng của chế định TPL. Cố Thủ tướng đã phê yêu cầu nghiên cứu và thi hành. Và đơn vị chính được giao trọng trách cụ thể là Sở Tư pháp TP.HCM, nơi nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính đang giữ cương vị Phó Giám đốc. 
Nguyên Thứ trưởng kể, cảm giác của ông sau khi đọc kiến nghị là thích thú, và càng đọc càng say mê, càng quyết tâm làm sao để đưa chế định này đi vào cuộc sống. Sau khi Sở Tư pháp TP.HCM đề nghị ra Bộ, Bộ đã yêu cầu không thực hiện qua loa mà phải làm thành một đề án khoa học hẳn hoi. Một cuộc họp đã được tổ chức tại TP.HCM, với sự có mặt của các vị đứng đầu Trường Luật, Văn phòng đại diện Bộ Tư pháp tại TP.HCM (nay là Cục Công tác Phía Nam Bộ Tư pháp) và cả các cựu TPL giàu kinh nghiệm trước năm 1975. 
Đề án ra đời, được sự đánh giá cao của nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc. Sau này, đi tham quan, học hỏi mô hình TPL ở các nước châu Âu, nguyên Thứ trưởng càng hiểu hơn rằng, chế định này đã phát triển ở nước bạn hàng trăm năm, thậm chí như ở Hy Lạp là hàng ngàn năm nay. Vậy, làm sao để mô hình nhiều ưu điểm như thế được áp dụng phù hợp với tình hình nước ta? 
Năm 1997, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính trúng cử vào Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM nhiệm kì khoá X, XI. Thời điểm Quốc hội sửa luật, Đoàn Đại biểu TP đã động viên, yêu cầu ông phát biểu về TPL. Nguyên Thứ trưởng nhớ lại, 10 phút phát biểu ấy đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của toàn thể đại biểu. Tiếp theo là bước tiến mới khi chế định TPL được đưa vào Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp…
Tuy nhiên, cũng phải đến đầu năm 2008 khi ông từ Sở Tư pháp TP.HCM ra nhận cương vị mới tại Bộ Tư pháp và được Bộ trưởng giao đảm trách nhiều nhiệm vụ, trong đó có TPL, thì kế hoạch đưa TPL vào cuộc sống mới thực sự chuyển động mạnh.
Nguyên Thứ trưởng chia sẻ, nói về việc thí điểm TPL, cái khó thì nói không hết. Bởi hoạt động TPL đụng chạm đến tố tụng, đặc biệt là lĩnh vực tống đạt, nên cũng “đụng chạm” đến nhiều vấn đề nhạy cảm khác. Rồi trong lĩnh vực vi bằng, đòi hỏi về con người phải đầy đủ các chuẩn mực: Khách quan, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, trung thực… 
Xã hội hoá TPL không dễ, vì muốn làm được phải xây dựng thể chế, nhất là ranh giới còn khá nhoà giữa Nhà nước và tư nhân trong xây dựng đội ngũ cán bộ, trong công tác hành chính… Rồi nữa, phải làm thế nào để một chế định mới như vậy tham gia vào hệ thống pháp luật mà bổ khuyết chứ không “ngáng chân” hệ thống, còn non trẻ nhưng được các “anh chị” chấp thuận và giúp sức?
Khó khăn nhiều nhưng với nhận thức về lợi ích, vai trò lớn lao mà TPL mang lại cho hệ thống pháp luật và cho người dân, nguyên Thứ trưởng đã đặt quyết tâm phải thực hiện cho được. Ông kể, may mắn nhất, yếu tố quyết định lớn cho thành công của việc thí điểm TPL tại TP.HCM là các lãnh đạo thành phố, Đoàn Đại biểu Quốc hội và các cơ quan như Toà án, Viện kiểm sát, Công an đều ủng hộ nhiệt tình, nêu cao quyết tâm “đã làm là phải thắng”… và một yếu tố khác, là nó đánh trúng nhu cầu pháp luật của người dân, được người dân ủng hộ.
Nguyên Thứ trưởng chia sẻ, ông đã đi sát mỗi bước đi non trẻ của TPL tại TP.HCM, vui trong từng sự việc cụ thể: Người dân xây dựng làm nứt nhà nhau nhờ lập vi bằng mà hoà giải được, rồi doanh nghiệp thắng kiện ở nước ngoài nhờ vi bằng, hay Thi hành án dân sự (THADS) “sót” trong xác minh điều kiện thi hành án, nhờ TPL mà xác minh lại cho đúng, lợi cho dân. Ông bảo, mỗi một sự việc nhỏ đều cho thấy TPL đang phát huy tích cực vai trò của mình trong quan hệ dân sự giữa dân với dân, giữa dân với Nhà nước, đang đi sâu vào cuộc sống…
Về nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính, người ta còn nói đến “công lớn” của ông trong xã hội hoá hoạt động công chứng, trong củng cố phát triển lực lượng THADS. Nhưng ông bảo, thôi, đó là trách nhiệm của người làm công tác tư pháp, yêu ngành, “máu lửa” thì làm, chứ kể nhiều mà làm chi!
“Người lính” ở tuyến đầu
Sự nghiệp của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính có thể chia làm 3 giai đoạn lớn: Giảng dạy – đào tạo; lãnh đạo Tư pháp TP.HCM và đảm nhận cương vị Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách các mảng THADS, bổ trợ tư pháp. Và ông nói vui,  như một định mệnh, có đi đâu thì cũng làm tư pháp, cả cuộc đời gắn bó với tư pháp mà thôi.
Ông bảo, cái số của ông là luôn dịch chuyển, luôn đi “chữa cháy”. Nơi bắt đầu sự nghiệp của nguyên Thứ trưởng là công tác giảng dạy tại Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khoa nghèo, đời sống cán bộ chật vật. Giáo viên phải đi dọn kho, khuân từng bao xi măng. 
Đến khi Khoa được nâng lên thành Trường Đại học pháp lý, rồi Đại học Luật Hà Nội thì ông nhận nhiệm vụ mới: Vào TP.HCM giảng dạy tại Trung cấp Pháp lý Bình Triệu, nơi cũng ngổn ngang những khó khăn. 
Sau đó, ông lại tiếp tục được chuyển sang làm Phó trưởng Phân hiệu tại Phân hiệu Đại học Luật Hà Nội tại TP.HCM Sau thời gian nhọc công tổ chức, vun vén, đời sống cán bộ công nhân viên khá lên, trường chuẩn bị chính thức trở thành Đại học Luật TP.HCM thì ông nhận được thông báo: Sở Tư pháp TP.HCM “cháy” cán bộ rồi! “Thế là, tôi được điều đi “chữa cháy”, nguyên Thứ trưởng dí dỏm.
Ông kể, nhận nhiệm vụ mới mới thấy khó nhiều. Làm công tác đào tạo thì mọi thứ đều chỉnh chu, tròn trịa nhưng khá cứng nhắc. Với người lãnh đạo Tư pháp địa phương, không thể áp dụng nguyên xi tính cách ấy mà thành công được. Bởi pháp luật trong cuộc sống khác với bài giảng, nó phức tạp và luôn có hai mặt. 
Kinh nghiệm của ông lúc này còn ít ỏi, mà Tư pháp TP.HCM khi ấy khá phức tạp, chưa ổn định bởi vai trò chưa cao, chưa được quan tâm nhiều, cùng với đặc thù kinh tế, xã hội TP.HCM còn mang các “di chứng” của xã hội từ thời trước 1975. Vất vả, gian nan rồi cũng quen. 
Nhưng chưa dừng lại ở đấy. Hơn một năm sau, THADS tách từ Toà án sang Bộ Tư pháp. Lực lượng mỏng, yếu lại “cháy” người. Thế là ông lại phải kiêm luôn phụ trách mảng THADS. Ông kể, hồi ấy trụ sở của THADS còn “ké” căn phòng nhỏ xíu trước TAND TP.HCM, người ít, việc nhiều. 
Kỉ niệm để đời của ông là “dẫn quân” đi thi hành án một con tàu khổng lồ của châu Phi đậu tại Ngã ba Cát Lái. Để thi hành án được hàng hoá trên tàu về không dễ dàng, vì bảo vệ tàu toàn người châu Phi to khoẻ, rồi khác biệt ngôn ngữ.., đòi hỏi sự quyết liệt và mềm dẻo của người thi hành án. 
Nguyên Thứ trưởng nói vui: “Tôi thường nói, tôi tự hào là Thứ trưởng duy nhất của Bộ Tư pháp từng trực tiếp “dẫn quân” đi thi hành án!.  
Ở giai đoạn thứ 3 trong sự nghiệp, ông ra nhận nhiệm vụ ở Bộ Tư pháp, được Bộ trưởng giao công tác THADS và bổ trợ tư pháp, bao gồm toàn những nhiệm vụ mới và không ít gian nan. Ông bảo: “Số tôi phải di chuyển, phải “chữa cháy”, toàn nhận nhiệm vụ cam go, thế mà vui! Nhờ gắn bó từ những ngày gian lao mà sau đó ra Bộ, tôi nắm rõ, hiểu sâu sát những công tác mình được giao, hiểu cái khó, hiểu cả tâm tư anh em… Cán bộ tư pháp rèn nghề qua những thử thách, khó khăn chứ còn đâu tốt hơn nữa?”. 
Nói về những bước đi trong sự nghiệp Tư pháp của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính thì còn rất dài, rất nhiều. Giờ đây, “người lính chữa cháy” ấy đã về hưu nhưng tấm lòng của ông hướng về Ngành còn rất sâu nặng: Trăn trở vì đó đây còn nhiều địa phương chưa thấm nhuần sự cần thiết của công tác tư pháp; ông nghĩ nhiều về công tác cán bộ, vì luôn cho rằng người cán bộ là cốt lõi quan trọng trong sự phát triển của Ngành. 
Ngành Tư pháp là một ngành nhiều việc, công việc đòi hỏi chuyên môn cao nhưng do cơ chế mà còn khá khó khăn trong đãi ngộ cán bộ, thu hút nhân lực. Trong thời gian ông công tác, những người tài bị sức hút ngoài ngành mà ra đi đã nhiều lần làm ông buồn vì không cách nào giữ họ lại phục vụ cho ngành được, và đành chấp nhận như quy luật tất yếu của thị trường… 
Kỳ vọng ở ngành Tư pháp
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính tin tưởng rằng mọi khó khăn chỉ là nhất thời. Ông tin vào sự phát triển ngày càng vững mạnh của ngành Tư pháp, một niềm tin không nói suông. Nó là cả một lý tưởng đã theo ông từ lúc bước vào ngành, khi Tư pháp còn khá non yếu, chưa có nhiều vị thế, từ khi người còn “mỏng”, nhân sự biến động hàng tháng. 
Từ khi TPL chỉ là một khái niệm mơ hồ, THADS “còi cọc” từ Toà án tách sang, công chứng còn mang tính độc quyền và không ít hiện tượng Công chứng viên nhũng nhiễu, sách nhiễu dân… Nay, chẳng phải tất cả đã bắt đầu bước vào guồng quay ổn định với những bước tiến vượt bậc của công tác trợ giúp pháp lý, công tác tham mưu…  Ngành Tư pháp giờ đây đã được nâng cao vị thế, thậm chí không thể thiếu trong những quyết sách lớn của đất nước.
Ông tin vào tương lai rạng rỡ của Ngành. Và ông kì vọng ở ngọn lửa từ nhiệt huyết của những cán bộ tư pháp thế hệ sau ông…

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.