Những điều thú vị về chế định Thừa phát lại ở Việt Nam

Lễ khai trương Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình ở Hà Nội hồi tháng 4/2014
Lễ khai trương Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình ở Hà Nội hồi tháng 4/2014
(PLO) - Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của nghị định và pháp luật có liên quan. Nghề này có ở nước ta từ bao giờ và vì sao lại gọi là “Thừa phát lại”?
Thừa phát lại có từ bao giờ?
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính là một người rất am hiều về cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại ở Việt Nam. Từ năm 1998, khi còn đang là Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, ông đã bảo vệ thành công đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại”. Ông cũng được đánh giá là người có công trong việc đưa chế định Thừa phát lại vào triển khai thí điểm một cách có hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Theo nghiên cứu của nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính, thuật ngữ Thừa phát lại  có lẽ xuất hiện ở Việt Nam song hành với việc Vua Tự Đức ký Hòa ước ngày 05/06/1862 nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam kỳ. Từ đó, Pháp đã trực tiếp áp đặt chế độ cai trị thực dân và áp dụng quy chế về thuộc địa lãnh thổ và coi 6 tỉnh Nam kỳ như một hạt của quân Pháp thuộc, còn mỗi tỉnh được coi như mỗi quận của nước Pháp. 
Các tỉnh Nam kỳ lúc này, về phương diện pháp lý, được coi như bất cứ miền nào trong nước Pháp, và ở miền này Hoàng đế Việt Nam mất tất cả các quyền hành về chính trị cũng như về hành chính và tư pháp. Sau đó, bản Hiệp ước ngày 06/06/1884 đã biến Việt Nam thành một nước bảo hộ của Pháp và biến tất cả những đất đai thuộc chủ quyền của Việt Nam gồm miền Trung và miền Bắc Việt Nam thành đất bảo hộ của Pháp quốc, người Pháp đặt Thống sứ ở Bắc kỳ và Khâm sứ ở Trung kỳ đại diện cho chính quyền Pháp.
Tuy nhiên, lúc này ở Trung kỳ và Bắc kỳ, về phương diện pháp lý, Hoàng đế Việt Nam vẫn giữ quyền nội trị, quyền tư pháp vẫn thuộc về Hoàng đế, nhưng quyền đó đã bị hạn chế bởi sự kiểm soát của đại diện chính quyền Pháp. Như vậy, trong thời kỳ đầu Pháp thuộc, ở Bắc kỳ và Trung kỳ chưa có chế định Thừa phát lại. Lúc này những công việc của Thừa phát lại như trát đòi hầu tòa, truyền phiếu... vẫn do các môn lại, môn vệ - tức là các sứ giả của Nhà Vua thực hiện.
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính cho biết: “Thuật ngữ Thừa phát lại, theo các tài liệu, văn bản, chính thức được ghi nhận ở Nam kỳ bởi “Bộ Dân sự tố tụng Việt Nam” ban hành kèm Nghị định ngày 16/03/1910, ở Trung kỳ bởi Bộ Dân luật Trung năm 1936 - 1939, kèm Bộ Hộ sự, Thương sự tố tụng Trung Việt năm 1942, ở Bắc kỳ bởi Bộ Dân luật Bắc 1931, kèm Bộ Dân sự tố tụng Bắc 1917”. 
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính phát biểu tại một hội nghị sơ kết thí điểm chế định Thừa phát lại
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính phát biểu
tại một hội nghị sơ kết thí điểm chế định Thừa phát lại
Tuy chúng được quy định ở các Bộ luật khác nhau ở 3 miền, và có khi tên gọi ở mỗi miền khác nhau như có nơi gọi Chưởng tòa, có nơi gọi Mõ tòa, có nơi gọi Thừa phát lại và chúng đều có nguồn gốc từ tiếng Pháp “Huissier”. Huissier được dịch sang tiếng Việt (theo hai cuốn Từ điển Pháp - Việt, một của Vũ Văn Mẫu và một của Đào Duy Anh) đều có nghĩa là Chưởng tòa, là Thừa phát lại. Thừa phát lại được quy định ở các Bộ luật nêu trên ở Việt Nam, nói chung hầu hết đều theo khuôn mẫu  của mô hình Thừa phát lại của Pháp thể hiện trong Bộ Dân luật Pháp năm 1804 và Bộ Dân sự tố tụng Pháp năm 1807.
Ở miền Nam, sau khi Thỏa ước Việt - Pháp được ký ngày 08/03/1949 giữa chính quyền Pháp và chính quyền Bảo Đại, ngày 04/02/1950 Tổng trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 111 quy định chi tiết tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại. Sau đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại đã được ghi nhận cụ thể thêm ở Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng, Bộ luật Hình sự tố tụng do chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành năm 1972. 
Có một điều thú vị là ở thời kỳ này, việc hình thành tổ chức Thừa phát lại ở Việt Nam bắt nguồn từ tổ chức Thừa phát lại ở Pháp. Do đó, về tổ chức hoạt động của Thừa phát lại ở Việt Nam hầu hết đều rập khuôn theo mô hình Thừa phát lại của Pháp. 
Về tổ chức, chức vụ Thừa phát lại do Tổng trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm bằng Nghị định, có định rõ trụ sở của Thừa phát lại và Thừa phát lại chỉ được thi hành chức vụ trong phạm vi quản hạt của Tòa sơ thẩm Dân sự mà trụ sở của họ phụ thuộc. Trong quá trình hoạt động, Thừa phát lại chịu sự kiểm soát của Hội đồng Thừa phát lại trong phạm vi quản hạt và chịu sự giám sát của Chưởng lý Tòa Thượng thẩm. Ngoài ra, trên bình diện cả nước, hoạt động của Thừa phát lại còn chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng trưởng Bộ Tư pháp. 
Về nhiệm vụ, tại phiên tòa, Thừa phát lại là Hiệu dịch viên, Thừa tác viên làm công việc báo tin Tòa đăng đường, Tòa bế mạc, hay trong lúc xét xử, gọi các đương sự, người làm chứng, đồng thời chấp hành các mệnh lệnh của Chánh thẩm trong việc giữ trật tự và sự uy nghiêm của phiên tòa. Ngoài pháp đình, Thừa phát lại có bổn phận tống đạt và thi hành mọi giấy tờ về tư pháp; tống đạt giấy tờ hoặc triệu hoán trạng (tương đương giấy mời, giấy triệu tập hiện nay) ra trước Tòa Dân sự để dự phiên xét xử; tống đạt giấy đòi nợ; giấy đuổi nhà; lập các tờ công chứng thư để thi hành các nội dung của bản án đã tuyên về trục xuất, phát mãi động sản hoặc bất động sản…
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính cũng nghiên cứu chế định Thừa phát lại ở Australia, CHLB Đức và rút ra rằng, tuy cơ cấu tổ chức và tên gọi Thừa phát lại ở Việt Nam trước đây và ở các nước tuy có khác nhau nhưng nội dung hoạt động tương đối giống nhau. Trong đó, nhiệm vụ của Thừa phát lại bao gồm cả trước và sau khi xử án (trước xử án, Thừa phát lại thực hiện các công việc như tống đạt giấy tờ, tài liệu; lập các chứng thư để ghi nhận các sự kiện, hiện trạng để làm bằng chứng... còn sau khi xử án, Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án theo yêu cầu của khách hàng). 
Chính vì vậy, hoạt động của Thừa phát lại không phải do Nhà nước bao cấp toàn bộ chi phí mà do khách hàng đài thọ, chi trả. Và kết quả hoạt động của Thừa phát lại không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng (trợ tá tư pháp, phụ tá công lý) mà đồng thời còn giúp công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật. 
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính kết luận: “Việc thành lập tổ chức Thừa phát lại trong giai đoạn hiện nay không phải là ý muốn chủ quan của một cá nhân hoặc của một ngành mà là nhu cầu khách quan, tất yếu, phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước là “xây dựng một xã hội công bằng, văn minh”. 
Những bước khởi động lại cho chế định Thừa phát lại 
Tháng 11/2008, Quốc hội thông qua Luật Thi hành án dân sự. Lần đầu tiên kể từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng, việc tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên) tại một số địa phương từ ngày Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành (1/7/2009) đến ngày 1/7/2012 được Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự quy định. Triển khai Nghị quyết số 24 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2012, báo cáo trước Quốc hội về kết quả thí điểm chế định thừa phát lại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết,  mặc dù thời gian thí điểm chưa dài (thực tế triển khai mới được khoảng 02 năm), nhưng qua tổng kết cho thấy hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại đã thu được kết quả khả quan, được xã hội, người dân đón nhận tích cực. 
Việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ với những kết quả đạt được về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại trong thời gian qua đã bước đầu khẳng định việc thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh là thành công, mô hình Thừa phát lại phù hợp, cần thiết cho xã hội và cho hoạt động tư pháp, được người dân ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực đã đạt được, việc thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết của Quốc hội cũng đã gặp một số vướng mắc, bộc lộ một số bất cập. 
Từ kết quả tổng kết thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, Chính phủ đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm và mở rộng quy mô thí điểm chế định này nhằm mục tiêu xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa hoạt động tư pháp nói chung và thi hành án dân sự nói riêng, đảm bảo việc thực hiện Thừa phát lại có hiệu quả, phục vụ người dân và hỗ trợ các cơ quan nhà nước tốt hơn. 
Trên cơ sở kiến nghị của Chính phủ, ngày 23/11/2012 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số  36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, trong đó giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến hết ngày 31/12/2015 và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015. 
Cũng theo Nghị quyết này, các tổ chức Thừa phát lại đã được thành lập và hoạt động theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 được tiếp tục hoạt động từ ngày 1/7/2012 cho đến khi Quốc hội có quyết định mới.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Sở Tư pháp trao Giấy khen cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác.

Tiên phong – Đổi mới – Đoàn kết: 5 năm chuyển mình của Sở Tư pháp Khánh Hòa

(PLVN) -  Trong hành trình 5 năm từ 2020 đến 2025, giữa những đổi thay lớn của thời cuộc, Sở Tư pháp Khánh Hòa đã khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Những thành tựu mang tính đột phá, kết tinh từ sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, đã đưa ngành Tư pháp Khánh Hòa lên nhóm dẫn đầu cả nước trên nhiều phương diện, tạo dựng nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đọc thêm

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Cảnh phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
(PLVN) - Sáng 16/6, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh – Trưởng Ban Chỉ đạo. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa cùng dự.

Thủ tướng ban hành Công điện về triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Khi lòng kiên nhẫn, sự cảm thông và thấu hiểu của Chấp hành viên trở thành cầu nối mang công lý vào cuộc sống

Chấp hành viên Nguyễn Văn Phỏng (bìa trái) trong vụ thuyết phục tự nguyện giao đất ở bản Hồ Pên, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.
(PLVN) -  Theo báo có kết quả công tác giai đoạn năm 2020 - 2025 của Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS, Cục THADS tỉnh Lai Châu, hàng năm, đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu về việc và tiền so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, trong 5 năm liền Phòng chưa phải tổ chức một cuộc cưỡng chế nào vì tất cả vụ việc đều được các chấp hành viên vận động thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Cũng vì vậy, đơn vị được công nhận 03 năm Tập thể lao động xuất sắc, 02 năm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội
(PLVN) - Sau khi Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền ngày 12/6/2025, hệ thống AI pháp luật trên Cổng Pháp luật quốc gia đã được cập nhật khẩn trương để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của người dân và cơ quan quản lý. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Trí, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông LuatVietnam - Đơn vị vận hành và phát triển AI pháp luật.

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó
(PLVN) - Công tác trong lĩnh vực Thi hành án dân sự từ những ngày còn gian khổ nhất, đi làm với phương tiện công cụ tác nghiệp thô sơ, nếm trải đủ những vất vả của sạt lở đất, lũ đầu nguồn, mưa rừng, đến bị đương sự doạ nổ súng kíp, cho “ăn” dao phát nương...; đến giờ, thậm chí tôi cũng không lý giải được tại sao vất vả, khổ cực vậy mà chúng tôi vẫn vượt qua tất cả, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ bằng tất cả sự tận tuỵ, say mê nhiệt huyết! Phải chăng đó là nhờ cái tình yêu trọn đời với nghề Thi hành án dân sự!

Phân cấp, phân quyền 70 nhiệm vụ trong lĩnh vực Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giới thiệu chuyên đề về lĩnh vực tư pháp. Ảnh- Nguyên Anh.
(PLVN) -Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) vào chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo nội dung cơ bản về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền về lĩnh vực tư pháp khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Người “giữ lửa” trái tim công lý sau các bản án nơi ven trời Tây Bắc

Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Cục THADS tỉnh Lai Châu.
(PLVN) -  “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu” Những câu thơ giàu cảm xúc đó viết về Lai Châu, tất cả chúng tôi đều thuộc nằm lòng. Ở Cục Thi hành án dân sự Lai Châu chúng tôi có một người được mệnh danh “Giữ lửa trái tim công lý sau các bản án ở ven trời Tây Bắc” - đó là Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, công tác tại Phòng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án tỉnh, với “biệt tài” thuyết phục tự nguyện thi hành án, hầu như “trăm trận trăm thắng”.

Cấp ủy, chính quyền địa phương phải sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ cho rằng khi từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh, thành phố với dân số mỗi địa phương cơ bản trên 2 triệu người và thực hiện chính quyền 2 cấp, bỏ cấp huyện thì công việc nhiều hơn, đối tượng, phạm vi quản lý rộng hơn, tính chất phức tạp hơn, nên các cấp ủy, chính quyền cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm phải cao, sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân, cố gắng nhiều hơn.

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới
(PLVN) - Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 14/6 được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.