Nhà thờ Notre Dame de la Garde - Kỳ quan tuyệt hảo của nước Pháp

Nhà thờ Notre Dame de la Garde - Kỳ quan tuyệt hảo của nước Pháp
(PLVN) - Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải, thành phố cảng Marseille được biết đến với vẻ đẹp cổ kính khi sở hữu những công trình, di tích lịch sử in đậm dấu ấn văn hóa Pháp. Trong đó không thể không nói đến Nhà thờ Notre Dame de la Garde.

Thành phố hải cảng lâu đời

Nằm bên bờ Địa Trung Hải, Marseille là thành phố lớn ở Pháp với dân số 853,000 người và nếu tính luôn vùng phụ cận dân số lên đến khoảng 1.6 triệu người. Marseille được bao bọc ba phía là các dãy núi đá vôi thấp và một phía là biển. Cũng chính vì thế, Marseille còn được xem là thành phố hải cảng lâu đời.

Marseille trước đây từng là thủ đô của vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, nên ngày nay nơi đây thành phố có lịch sử cổ xưa, đồng thời cũng là một trong những thành phố lâu đời nhất của châu Âu, với những di tích lich sử và văn hóa độc đáo. Thành phố còn là trung tâm công nghiệp, thương mại lớn trên thế giới với một vị thế tuyệt vời. Nơi đây hấp dẫn hàng triệu lượt khách tới thăm quan mỗi năm, bởi khí hậu trong lành, làn nước biển trong xanh với những du thuyền neo đậu san sát như một bức tranh đa sắc màu.

Nhà thờ Notre Dame La Garde.
Nhà thờ Notre Dame La Garde.

Trải qua nhiều thăng trầm

Nhắc tới Pháp người ta thường nhớ về tháp Eiffel huyền thoại, sông Seine lãng mạn hay những cánh đồng hoa oải hương trải dài đến tận chân trời mà quên mất rằng đất nước này cũng có một đệ nhất thắng cảnh mang tên Nhà thờ Notre Dame La Garde. 

Nhà thờ được xây dựng từ năm 1214, hoàn thiện vào năm 1864, khoảng thời gian này nhà thờ cũng đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Theo đó, người ta xây dựng trên ngọn đồi La Garde nằm ở phía Nam thành phố một nhà nguyện để tỏ lòng biết ơn Đức Mẹ Đồng Trinh đã phù hộ cho những ngư dân đánh cá tại đây được thuận buồm xuôi gió, bình yên trở về. Đến thế kỷ 15, một nhà nguyện lớn hơn được xây dựng thay thế cho nhà nguyện nhỏ này.

Đến thế kỷ 16, khi nhà vua Pháp Francis I thấy rằng Marseille là vùng có hệ thống phòng thủ không kiên cố và vững chắc nên ông đã quyết định cho xây dựng 2 đồn thành lũy, một ở ngoài đảo If và một ở ngay cạnh nhà thờ. Cho đến ngày nay, bên cạnh nhà thờ chỉ còn một góc tường thành lớn ở phía Nam. Bức tường thành còn tồn tại này đã chứng kiến bao trận đánh lịch sử, trở thành một di tích lịch sử vô cùng quan trọng tại thành phố cảng xinh đẹp Marseille.

Khi cuộc cách mạng Pháp diễn ra vào những năm 1789, nhà thờ Notre Dame de la Garde đã bị biến thành ngục thất giam giữ những công hầu, bá tước có liên hệ tới hoàng gia của vua Louis XVI. Một thời gian sau đó, nơi này được vị thuyền trưởng Joseph Escaramagne thuê làm dinh thự riêng. Thế nhưng vị thuyền trưởng này lại là người sùng đạo nên vào cuối năm 1800 ông viết thư gửi đến Bộ trưởng Chiến tranh để xin phép mở cửa lại nhà thờ này.

Nhà thờ hiện nay như ta thấy khởi công ngày 11/9/1853, nhưng gặp trở ngại thiếu hụt tài chánh vì đá dưới nền móng quá cứng phải khoan đào rất khó. Công việc xây cất đình trệ, kéo dài cho đến năm 1867 mới xong tháp chuông và phần bệ dưới tượng Ðức Mẹ. 

Sau khi được hoàn thành, nơi đây trở thành một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất mà các bậc quý tộc, công nương đến để tạ ơn. Cho đến ngày nay, nhà thờ Notre Dame de la Garde đã trở thành một trong những địa điểm du lịch rất nổi tiếng tại thành phố Marseille.

Mang vẻ đẹp tuyệt hảo

Nhà thờ Notre Dame de la Garde là một trong những biểu tượng của thành phố Marseille mang phong cách kiến trúc Neo-Byzantine xây dựng bởi kiến trúc sư Henri-Jacques Espérandieu. Do nằm ở ngọn núi đá vôi cao 149m nên từ nhà thờ nhìn xuống sẽ thấy biển xanh với những đảo núi đá tít ngoài xa. Và ngược lại, người ở ngoài khơi xa cũng sẽ nhìn thấy được nhà thờ. Từ nhiều thế kỷ qua, nhà thờ này là nơi hành hương của người theo đạo ở toàn khu vực.

Cái tên “Notre Dame de la Garde” mang ý nghĩa là “Đức mẹ hằng cứu giúp”, thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự che chở của Đức Mẹ Đồng Trinh. Vì thế mà trên đỉnh cao vót của nhà thờ đã được cho xây dựng một bức tượng Đức Mẹ hai tay bồng Chúa cao Jesus hơn 11 mét và được dát gần 30 ngàn lá vàng. Đây không chỉ là tín ngưỡng của người dân nơi đây mà còn là một điển vô cùng đặc biệt thu hút bất kỳ ánh mắt nào đến với nhà thờ Notre Dame de la Garde.

Nhà thờ Notre Dame de la Garde với tổng thể gồm 3 phần chính: nhà thờ dưới, nhà thờ chính và tháp chuông trên cùng.

Theo đó, nhà thờ được trang trí rất tinh xảo và công phu, đặc biệt là khu nhà thờ chính. Được xây dựng bằng đá hoa cương lộng lẫy với các sọc đỏ và trắng, phần vòm trên trần nhà được trang trí bằng những bức tranh cẩn đá màu Mosaics công phu và nghệ thuật với hình ảnh của Đức Mẹ, các thánh, chim công và két, bảng khắc Luật của ông Moses, những trận Đại Hồng Thủy khi xưa, hay tàu thuyền đánh cá của ngư dân… Những bức tranh ghép đá này ngoài giá trị nghệ thuật còn có tính cách lịch sử vì được sáng tác cách đây hơn 100 năm.

Bên trong Nhà thờ Notre Dame La Garde
Bên trong Nhà thờ Notre Dame La Garde

Đặc biệt nhất khi đến với nhà thờ này chính là phần tháp chuông với hình trụ vuông cao hơn 40 mét với 4 tầng lầu, với cửa sổ và ban công ra ngoài, để du khách có thể ra ngoài chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp phía dưới. Tháp cũng được xây bằng đá trắng, xanh đường nét rất chi tiết và tinh xảo.

Phía trên cùng chính là bức tượng vàng Bonne Mere - Đức mẹ nhân từ. Tượng này do ba nhà vẽ kiểu ở Paris phác thảo và đưa xuống cho một ủy ban thuộc thành phố Marseille cho ý kiến. Ủy ban đồng ý bảng vẽ của Eugène-Louis Lequesne căn cứ theo sức nặng mà tháp chuông chịu đựng được và giá cả đúc tượng. Vật liệu được chọn là đồng và đúc theo phương pháp mới thời đó là “Galvanoplasty” (đúc không cần lửa).

Tượng được đúc làm 4 phần rời nhau và đưa lên ráp hoàn thành vào ngày 24/9/1870. Tượng được mạ bằng 500 gram vàng vào năm 1897, sau đó tu bổ lại vào năm 1936, 1963 và 1989. Có thang dẫn lên tượng nhưng không mở cho công chúng lên xem vì lý do bảo tồn di tích. Đến nay, bức tượng này còn được coi là biểu tượng cho thái độ cởi mở đón nhận những người dân nhập cư của thành phố.

Tượng Đức Mẹ ẵm Chúa Hài Đồng trên đỉnh tháp nhà thờ.
Tượng Đức Mẹ ẵm Chúa Hài Đồng trên đỉnh tháp nhà thờ.
Từ đây, tôi có thể phóng tầm mắt để ngắm nhìn toàn thành phố 2.600 năm lịch sử này, với với biển Địa Trung Hải mênh mông, xanh ngát sóng, óng ánh phản chiếu ánh mặt trời và những công trình kiến trúc, những tòa nhà mái cổ san sát nhau.

Nhà thờ Notre Dame La Garde tọa lạc tại địa chỉ Rue Fort du Sanctuaire, 13281 Marseille, Pháp. Nếu muốn ghé thăm nơi này du khách sẽ bay thẳng tới sân bay Paris. Thành phố Marseille cách Paris 800 km, từ đây bạn sẽ tiếp tục di chuyển bằng tàu cao tốc (3 tiếng) hoặc ô tô (10 tiếng). Thông thường, để tiết kiệm thời gian, du khách hay chọn đi lại bằng tàu cao tốc hơn. Nhà thờ Notre Dame La Garde mở cửa cho khách tham quan tự do, không thu bất kỳ khoản phí nào. Thời gian mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.