Những giai thoại ly kỳ xung quanh việc thờ “Thiên cẩu” tại ngôi miếu thiêng xứ Huế

 Miếu thờ “Thiên cẩu” ở thôn Phổ Đông, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Giác ngộ Online).
Miếu thờ “Thiên cẩu” ở thôn Phổ Đông, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Giác ngộ Online).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong tín ngưỡng thờ linh vật, Thiên Cẩu (tức chó đá) thường được dựng thờ ở nhiều công sở, di tích đền chùa để canh gác cửa và mang lại nhiều may mắn.

Tục thờ “Thiên cẩu” (chó của trời) từ lâu đã trở thành một nét văn hóa mang đậm tính tâm linh của nhiều vùng miền trên đất Việt. Trong tín ngưỡng thờ linh vật, chó đá thường được dựng thờ ở nhiều công sở, di tích đền chùa để canh gác cửa và mang lại nhiều may mắn. Tuy nhiên, tại hai thôn Phổ Trung và Phổ Đông, việc thờ cúng “Thiên cẩu” còn mang nhiều màu sắc liêu trai và trở thành một “nếp sống” răn mình của con cháu thời hiện đại.

“Thiên cẩu” giáng trần dập lửa cứu dân

Ngay khi tìm tới đầu làng hai thôn Phổ Trung, phổ Đông (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) người ta sẽ bắt gặp hai ngôi miếu thờ chó đá mà những người dân ở đây thường gọi với cái tên gọi đầy tôn kính là “ngài”. Ở trong ngôi miếu nhỏ được xây dựng chắc chắn với bệ thờ, trên có mái che để bảo vệ cho “ngài”. Trong miếu có đĩa dâng, nhang đèn, trầu cau, ngày rằm, mùng một bà con hai thôn thường tới lễ rất đông.

Hai ngôi miếu tuy nhỏ nhưng được chăm nom cẩn thận. Nếu như miếu thờ ở thôn Phổ Đông là hình tượng chó đá màu vàng, với dáng ngồi khoan thai, tai dựng, mắt nhìn thẳng về phía trước, miệng há, lưỡi lè, thì tượng chó đá ở thôn Phổ Trung có màu đen, hơi nhổm bằng bốn chân, đuôi vắt vẻo, được dân làng che bằng một tấm khăn đỏ. Theo lời những bậc cao niên trong hai thôn miếu thờ “Thiên cẩu” đã tồn tại cách đây hàng trăm năm, từ thời các vị vua nhà Nguyễn trị vì.

Không giống nhiều nơi khác, việc thờ chó đá tại hai thôn này gắn liền với những giai thoại ly kỳ về “Thiên khuyển” được trời ban xuống trần gian, được nhân dân trong thôn truyền miệng cho con cháu từ đời này sang đời khác. Giải thích cho việc lựa chọn loài chó làm con vật linh thiêng, nhiều người dân trong thôn Phổ Đông nói rằng, theo lời người xưa kể lại, ngày ấy, do các điện thờ linh thiêng làng đối diện chiếu qua nên trong thôn không có người đỗ đạt, thành danh.

Miếu thờ "thiên cẩu” linh thiêng được người dân tôn kính. (Ảnh: Giác ngộ Online)

Miếu thờ "thiên cẩu” linh thiêng được người dân tôn kính. (Ảnh: Giác ngộ Online)

Các bô lão trong thôn thỉnh ngài “Thiên Cẩu” về thôn chính là để trấn giữ thôn và phá thế "chiếu" của thôn bên kia. Dù không biết thực hư chuyện đó như thế nào nhưng từ đó về sau các thế hệ của thôn đều có người đỗ đạt thành danh.

Còn tại thôn Phổ Trung, người dân ở đây cho biết rằng, ngôi miếu thời “Thiên cẩu” đã có hơn 100 năm. Theo truyền thuyết, xưa kia người dân thôn Phổ Trung rất nghèo khó, trong làng không biết vì sao thường xuyên xảy ra hỏa hoạn. Nhiều ngôi nhà trong làng tự nhiên bốc cháy mà không có lý do. Rồi một ngày, trong ngôi nhà nhỏ của người đàn ông làm nghề chài lưới, khi ông đang ăn cơm thì ngôi nhà bỗng dưng bốc cháy. Khi đó, ông lão đã hô hoán người dân trong làng đến dập lửa ứng cứu.

Tuy nhiên, nước càng đổ vào thì lửa càng cháy lớn, người dân trong thôn Phổ Trung thấy vậy thì kinh hồn bạt vía, ngỡ rằng gia đình ông chài bị trời phạt nên liền bỏ chạy. Bỗng dưng, một con chó trắng lao tới, sủa lên ba tiếng, ngọn lửa ngay lập tức được dập tắt trước sự ngỡ ngàng, sửng sốt của dân làng.

Ngày đó, vị trưởng thôn Phổ Trung đã đoán có điềm lạ liền bèn một thầy pháp về làm lễ khấn tế. Trong lúc làm lễ cúng bái, hai mắt thầy pháp trợn ngược, thần sắc tái nhợt, thầy phán như trở thành một người khác và nói rằng: “Các ngài bề trên thấy dân làng Phổ Trung cực khổ, cuộc đời trầm luân trong dòng nước đục, bèn phái vị “Thiên khuyển” xuống trần gian giúp đỡ chúng sinh”.

Ngay sau buổi lễ lên đồng đó, người dân trong làng rất vui mừng, liền lấy ngày mà gia đình ông lão chài bị cháy là ngày “Thiên cẩu” và lập miếu, thành kính thờ tự “ngài”. Người dân thôn Phổ Trung tin rằng, việc làm đó của họ sẽ luôn được “ngài” che chở, con dân trong thôn sẽ luôn thành đạt.

Thực hư chuyện “Thiên cẩu” trừng phạt kẻ xấu

Từ xa xưa, người dân ở thôn Phổ Trung luôn tin tưởng vào sự linh thiêng của miếu “Thiên cẩu”. Người dân ở đây đều tin rằng, miếu thờ đã tồn tại hàng trăm năm, đã cùng con dân trong thôn trải qua nhiều biến cố, gắn bó với mảnh đất thôn Phổ Trung nên nó đã kết tinh, tập trung linh khí của trời đất.

Niềm tin mãnh liệt đó được minh chứng qua những câu chuyện ly kỳ của nhiều người từng liên quan đến miếu “Thiên cẩu”. Những câu chuyện gieo nhân nào gặt quả ấy và sự trừng phạt khi mạo phạm đến “Ngài thiên cẩu” luôn được người dân trong thôn khẳng định, tin tưởng và lan truyền đến tận ngày nay.

Miếu thờ “Thiên cẩu” ở thôn Phổ Trung.

Miếu thờ “Thiên cẩu” ở thôn Phổ Trung.

Chuyện kể rằng, khi nhân dân thôn Phổ Trung lập miếu thờ “Thiên Cẩu” đã tạc một bức tượng “ngài” rất to bằng đá cẩm thạch đẹp đẽ, với dáng ngồi khoan thai, cao quý đầy uy nghiêm, miếu nằm ngay vị trí đắc địa của làng, hướng ra đường lớn. Trải qua mấy trăm năm, mặc cho những đổi dời của đất trời, tượng ngài "Thiên Cẩu" vẫn uy nghi, hoành tráng. Năm 1962, khi anh em Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Diệm thường xuyên đi lại từ khu căn cứ Tân Mỹ (Thuận An) lên TP Huế khi đi qua làng Phổ Trung, lần đầu nhìn thấy bức tượng “Thiên Cẩu”, Ngô Đình Diệm mê mẩn.

Là em trai Diệm - Ngô Đình Cẩn nổi tiếng là tên bạo chúa miền Trung gian ác, khét tiếng tàn bạo, bên cạnh đó y còn là tay chơi nổi tiếng, chỉ nhìn qua bức tượng chó đá bằng cẩm thạch, y biết rằng đây là báu vật quý bèn sai quân lính đập phá miếu, bứng mang đi trong sự xót tiếc của người dân Phổ Trung. Chỉ một năm sau ngày Ngô Đình Diệm cướp đi bức tượng ngài “Thiên Cẩu”, ông bị ám sát và qua đời. Người dân Phổ Trung có niềm tin rằng, Ngô Đình Diệm bị ám sát vì đã gây ra những tội ác tày trời khiến người dân phải sống cuộc sống lầm than, phần khác họ cũng tin rằng chính vì mạo phạm đến ngài “Thiên Cẩu” nên Diệm có kết cục bi thảm như vậy.

Bên cạnh câu chuyện về sự mạo phạm của anh em nhà họ Ngô, người dân trong thôn còn lan truyền một câu chuyện khác về sự trừng phạt cả miếu thiêng. Sự rằng, sau ngày miếu bị đập phá, dân làng Phổ Trung dù cuộc sống khó khăn, vẫn gom góp nhau được một số tiền lớn, xây lại miếu thờ “ngài” và đưa tiền cho một ông thợ kép ở trong thôn làm lại tượng ngài “Thiên Cẩu”. Ngày qua ngày, khi ông thợ kép làm xong bức tượng dân làng ai cũng tức giận vì với số tiền lớn mà tượng “Thiên Cẩu” chỉ là viên đá lớn được tạo hình sơ sài, cẩu thả, phía dưới khắc một hàng chữ.

Vài ngày sau, khi vợ con ông thợ kép đi chợ ngang qua miếu thờ ngài, liền bị một hòn đá lớn từ đâu lăn tới nhằm vào khiến hai người ngã đùng, mẹ cụt tay, con gãy chân. Tối hôm ấy, khi ông thợ kép đang ngủ liền nhìn thấy bóng dáng một chú bạch cẩu chờn vờn quanh người, rồi phán: “Ngươi vì lòng tham mà bớt xén tiền của bà con cung kính lên ta, nay ta phạt vợ con ngươi không còn lành lặn”. Ông thợ kép vì quá nể sợ liền hứa với bạch cẩu sẽ tạc lại một bức tượng mới, bức tượng còn tồn tại đến tận ngày nay.

Dù biết rằng, những câu chuyện nhuốm màu tâm linh mà dân làng hai thôn Phổ Trung và Phổ Đông vẫn luôn tin tưởng, nhưng khi đã tin vào chuyện nhân quả nếu làm việc xấu thì đó cũng là cách răn dạy để người dân luôn rèn luyện bản thân, sống tốt đẹp hơn.

Trên thực tế, nhiều tài liệu lịch sử cũng ghi chép việc thờ cúng chó đá. Cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết “Nghi môn ở điện Lam Kinh có hai con chó đá rất thiêng” ở phần Dư địa chí ghi chép về trấn Thanh Hoa. Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh từng nhắc: “Xưa kia, cửa ngõ thường không làm đúng chính giữa nhà và sân để cho người ngoài đừng nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng thường kiêng không để cho có con đường đâm thẳng vào nhà, hay là có đền chùa ở trước nhà. Nếu bất đắc dĩ không tránh được những điều kỵ ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí”.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi
(PLVN) - Quê tôi gọi bát cơm quả trứng cúng người vừa mất là: “cơm đặt đầu” nghĩa là bát cơm đặt phía trên đầu giường người vừa mất. Bát cơm đó có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nên người Việt đã gìn giữ, duy trì qua nhiều ngàn năm không mất.