Chiêm bái ngôi chùa vốn là tòa Vọng Cung của Thành Nam xưa

Chiêm bái ngôi chùa vốn là tòa Vọng Cung của Thành Nam xưa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tọa lạc tại số 28 Trần Phú, phường Ngô Quyền của thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, chùa Vọng Cung – vốn là tòa Vọng Cung của Thành Nam xưa kia, nay là địa chỉ văn hóa tâm linh đặc sắc của người Nam Định và du khách.

Nằm giữa phố phừờng sầm uất của thành phố Nam Định, chùa Vọng Cung được xây dựng từ thời Gia Long (1802 – 1820), công trình đựơc xây cất để đón tiếp vua và các quan đi kinh lý. Từ giữa thế kỷ trước, chùa là nơi mở lớp Phật học nên mang nét riêng đặc biệt giống một trường học Phật giáo với chính điện có sức chứa hàng trăm người.

Theo quan sát, chùa Vọng Cung hiện tọa lạc trên khuôn viên rộng gần 3.000 m2, nằm ngay trong phố nên thu hút đông khách du lịch gần xa, cùng bà con trong vùng đến ngoạn cảnh, thắp hương. Kiến trúc ngôi chùa cũng đặc biệt với các tòa nhà hai tầng ngang dọc với thiết kế mái chồng diêm, đầu đao cong vút tuy là hành cung nhưng mang nét dáng những cổ tự của Bắc Bộ.

Cổng chùa Vọng Cung.

Cổng chùa Vọng Cung.

Chùa tọa lạc trên diện tích rộng khoảng 3000m2 trong nội thành Nam Định.

Chùa tọa lạc trên diện tích rộng khoảng 3000m2 trong nội thành Nam Định.

Theo lịch sử ngôi chùa, xưa chùa là nơi đón tiếp nhà vua và các quan đi kinh lý. Năm 1950, nhà sư nổi tiếng Thích Tâm Tri, pháp danh Tuệ Lạng, từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về Nam Định mở lớp Phật học, xin được tu tạo hành cung xưa thành ngôi chùa. Từ năm 1983 – 1986, Hòa Thượng trụ trì Thích Thuận Đức đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa quy mô như ngày nay. Nơi đây ngoài thờ tự Phật giáo còn là một trung tâm đào tạo tăng ni của tỉnh Nam Định.

Bước qua cánh cổng tả, hữu sẽ đưa bạn tới khoảng sân rộng, rợp bóng cây to và cây cảnh bon-sai. Khung cảnh thanh tịnh, xanh mát làm dịu lòng khách giữa nơi phố xá ồn ào. Cầu thang rộng đặt dưới mái hiên dẫn khách lên gác hai là chùa chính năm gian rộng khác biệt với mọi ngôi chùa cổ nước Việt. Đại bái có thể chứa một lúc hàng trăm người thăm.

Khoảng sân rộng lát gạch đỏ sạch bóng thanh tĩnh dưới tán cây xanh mát.

Khoảng sân rộng lát gạch đỏ sạch bóng thanh tĩnh dưới tán cây xanh mát.

Một góc sân vườn chùa Vọng Cung.

Một góc sân vườn chùa Vọng Cung.

Bàn thờ Phật trang nghiêm, u tĩnh đặt ở hậu cung hương khói ngày đêm. Tượng thờ sơn son thếp vàng, mang dấu ấn thời Nguyễn, kỹ lưỡng, mềm mại. Đẹp nhất là những pho Tam thế Tây phương: Thích Ca, Phổ Hiền, Văn Thù, A Nan, Ca Diếp, Cửu Long… Tầng dưới chùa là nhà tổ, nhà trai, bên cạnh nhà giảng rộng, đủ chỗ cho hai trăm sễ trẻ học kinh.

Những bức phù điêu bằng đá chạm hình rồng phượng.

Những bức phù điêu bằng đá chạm hình rồng phượng.

Vườn mộ tháp trong khuôn viên chùa.

Vườn mộ tháp trong khuôn viên chùa.

Nghệ thuật chạm, khắc gỗ điêu luyện thế kỷ 19 cũng để lại dấu ấn trên nhiều mảng kiến trúc và trang trí. Các tác phẩm điêu khắc không nhiều, nhưng lạ mắt. Đôi câu đối là hai tác phẩm độc đáo chạm lộng rồng nổi, thếp vàng trên toàn bề mặt, chữ thì đặt nổi trên hình. Hai bức cửa võng ở hậu cung, viền chạm trổ đôi rồng chầu mặt nguyệt; trong chạm “mai-điểu” với bố cục lạ mắt mà hài hòa.

Trong số những hiện vật, đồ thờ bằng đồng, đặc sắc là quả chuông lớn, điểm chuông sớm tinh mơ thì tiếng ngân vang tới ngoại thành.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi
(PLVN) - Quê tôi gọi bát cơm quả trứng cúng người vừa mất là: “cơm đặt đầu” nghĩa là bát cơm đặt phía trên đầu giường người vừa mất. Bát cơm đó có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nên người Việt đã gìn giữ, duy trì qua nhiều ngàn năm không mất.