Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Thiền sư bí ẩn nhất Việt Nam

Theo sách “Trùng san Thần Quang tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu”, Thiền sư Không Lộ là đời thứ 9 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Từ một người chuyên làm nghề chài lưới ven sông, ông theo Thiền sư Lôi Hà Trạch xuất gia cùng làm bạn với các Thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh.

Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, có thể tóm lược tiểu sử của vị đại danh sư như sau: Ngài tên thật là Nguyễn Chí Thành, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Trường An (nay thuộc xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Cha là ông Nguyễn Sùng, mẹ là Dương Thị Mỹ, quê bà ở làng Phả Lại, phủ Từ Sơn (nay làng Phả Lại, xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Gia đình Dương Không Lộ chuyên nghề chài lưới ven sông. Khi lớn lên, ông lấy việc câu cá, quăng chài làm vui và thường du ngoạn nhiều nơi danh lam thắng cảnh, tuỳ hứng ngâm vịnh, sáng tác thơ ca.

Năm Giáp Thân (1044) triều Lý Thái Tông, ông 29 tuổi, bỏ nghề đánh cá để theo học đạo thiền. Ban đầu ông theo học Noãn cư sĩ làng Bảo Tài (chưa rõ nay ở đâu). Sau ông đắc đạo, trở thành Tổ thứ 10 của thiền phái Vô Ngôn Thông, một thiền phái được thành lập ở nước ta vào đầu thế kỷ thứ IX.

Tương truyền, sau khi đắc đạo, thiền sư có thể bay lên không trung, hoặc đi trên mặt nước giống như Sư tổ Đạt Ma. Thiền sư đi vào rừng sâu, núi cao cọp thấy cũng phải cúi đầu, rồng gặp cũng phải nép phục. Những pháp thuật của Thiền sư không thể đo định được. Chẳng thế mà, như một người nhìn thấy trước tương lai, Thiền sư cùng với các Thiền sư khác đã nhìn nhận về sự ra đời của vương triều nhà Lý. Sau đó, chính thiền sư là người đã có công phò tá để vua Lý Công Uẩn lên ngôi, mở ra thời đại thịnh trị cho nước ta.

Tượng thờ Thánh Không Lộ tại đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, Ninh Bình).

Tượng thờ Thánh Không Lộ tại đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, Ninh Bình).

Không chỉ có vậy, vì là một người giỏi y thuật, từng chữa khỏi bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông nên để thưởng công, nhà vua đã phong cho Ngài làm Quốc sư, lại ban 100 cân vàng và 100 khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa.

Theo chính sử, vua còn ban cho sư một số làng xã có vài trăm gia đình để lấy tô thuế ăn lộc, có người phục vụ công việc ở chùa, vài trăm hộ ấy không phải đóng tô thuế và cùng sưu dịch cho nhà nước nữa, từ đó Nguyễn Minh Không được gọi là Lý Quốc Sư.

Trong lịch sử nghiên cứu Phật giáo và văn hóa Việt Nam, cho đến nay người ta vẫn còn tranh cãi về việc hai nhân vật Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là hay hay một người. Tuy nhiên, dù có là hai hay một thì vai trò của ông đối với nhân dân đã trở thành một biểu tượng đậm nét trong đời sống tâm linh nhuốm màu Phật giáo của người dân Việt Nam.

Ở những vùng Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình còn lưu giữ nhiều câu chuyện truyền thuyết về thần Khổng Lồ như “Ông Khổng Lồ gánh núi”, “Ông Khổng Lồ bắt lươn”, “Núi Đó và lò nước của ông Khổng Lồ”… Việc thần thoại hóa vị sư họ Nguyễn thành vị thần Khổng Lồ là một mô típ độc đáo trong nền văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng châu thổ sông Hồng.

Sử sách còn ghi lại, ngày 3 tháng 6 năm Hộ Trường Khánh thứ 10 (1119) đời Lý Nhân Tông, Thiền sư Không Lộ viên tịch. Theo các sư tăng thời nay, khi ấy môn đồ của Thiền sư đã làm lễ hoả táng, thu xá lợi Phật, xây tháp thờ ở trước chùa Nghiêm Quang là nơi sư trụ trì. Tuy nhiên, cũng có một truyền thuyết dân gian còn được lưu lại nơi chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) kể rằng trước khi viên tịch, Ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng ngày nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa.

Việc tu hành cốt ở tâm thanh tịnh

Mượn hình ảnh người ngư phủ Thiền sư Không Lộ nói về triết lý của việc tu hành.

Mượn hình ảnh người ngư phủ Thiền sư Không Lộ nói về triết lý của việc tu hành.

Ngàn năm đã trôi qua, dấu ấn của thiền nhân Không Lộ vẫn còn lưu lại tại ngôi chùa khi xưa sư trụ trì. Nhiều vị cao tăng ngày nay khẳng định, thiền nhân đã để lại cho hậu thế một tấm lòng bao dung vị tha, dùng ngôn ngữ của bậc giác ngộ qua những bài kệ để chuyên hoá tâm thức chúng sinh. Tác phẩm mà Không Lộ để lại phải kế đến là bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông”.

“Vạn lý thanh giang vạn lý thiên

Nhất thôn tang giá nhất thôn yên

Ngư ông thụy trước vô nhân hoán

Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền’

Dịch:

“Sông xanh muôn dặm trời muôn dặm

Một xóm dâu gai, xóm khói mây

Ông chải ngủ say không ai gọi

Quá trưa tỉnh dậy tuyết đầy thuyền”.

Bài thơ có bốn câu và hai mươi tám chữ nói lên tinh thần giác ngộ về vô thường của thiền sư. Thượng tọa Thích Thanh Điện và TS. Phạm Thị Thanh Hương cho rằng: Bài thơ đưa chúng ta đến một khung cảnh thơ mộng, thiên nhiên và con người hòa quyện trong sự thanh bình của tâm thiền. Chan hòa giữa thiên nhiên, nhưng nhờ có tâm thiền mà cảnh giới của thiền sư vẫn có một vị trí đặc biệt trong vô thường trùng điệp.

Mở đầu bài thơ thiền sư đưa chúng ta đến một thế giới bất tận như không có điểm dừng “Sông xanh muôn dặm trời muôn dặm” với ý nghĩa sông dài bao nhiêu thì trời theo dài bấy nhiêu... Cảnh trời nước mênh mang thanh bình không kém phần lãng mạn đó không hề có hư cấu, không suy diễn theo duy lý ý niệm, đó là nó đang là trong cuộc sống vô thường này. Câu thơ cho thấy bút pháp tài tình, độc đáo của tác giả khi diễn tả một trải nghiệm thú vị nên thơ về cuộc sống.

Bằng phương pháp ẩn dụ, thông qua diễn tả cảnh trời nước, thiền sư còn muốn chúng ta có một cái nhìn, cái biết sâu sắc hơn nữa của một tâm thiền đối với thực cảnh vô thường. Đó chính là một tâm thiền không uế nhiễm. Khi có một tâm thiền không uế nhiễm thì cái thấy cái biết trở nên vô hạn. Cái biết, cái thấy của tâm thanh tịnh không chỉ dừng ở một điểm, không chỉ trong thời gian hiện tại mà trải rộng bao trùm lên vạn vật.

“Một xóm dâu gai xóm khói mây”, câu thơ miêu tả khung cảnh của đời sống phàm tục với một xóm dâu gai, xóm khói mây. Câu thơ này được sử dụng đối cảnh với câu thơ “Sông xanh muôn dặm trời muôn dặm”. Ở đâu có “vạn nước”, ở đó có “vạn trời” thì một “xóm dâu gai, xóm khói mây”; trong khi có bao nhiêu nước xanh thì có bấy nhiêu trời xanh biếc thì trong phàm tục với những chằng chịt dâu gai.

Bằng hai câu đối cảnh, thiền sư đã cho chúng ta thấy rõ, người sống với tâm thiền, thoát khỏi phàm tục thì luôn an bình và thấu rõ muôn vạn cõi, khi đã thấu rõ rồi thì tâm càng được mở rộng thênh thang. Người còn trầm luân trong phàm tục thì si mê mộng ảo như khói như mây, không thể nhìn thấy gì xa hơn nữa. Cuộc đời tu hành của thiền sư sống giữa cuộc đời mộng ảo, với xóm làng, với khói mây nhưng không vương nhiễm, không bận lòng cũng chẳng ưu phiền.

Nếu chỉ dừng ở ngôn từ và cảnh thực, có lẽ chúng ta chỉ thấy một ông chài quên cuộc đời qua câu thơ: “Ông chài ngủ tít không ai gọi”. Nhưng thiền sư diễn tả cái cảnh ngủ của ông chài không phải là cái ngủ thông thường, mà đó là tâm thiền, tự tại an nhiên dù cuộc đời đầy luyến ái, sân si.

“Quá trưa tỉnh dậy tuyết đầy thuyền”, nghĩa là quá trưa tỉnh dậy tuyết đã đầy thuyền. Câu thơ diễn tả cảnh ông chài ngủ đến quá trưa, xung quanh nóng hay lạnh vẫn mặc tình, chỉ đến khi thoát khỏi trạng thái thiền, bước vào cảnh đời mộng ảo mới thấy tuyết đã rơi đầy thuyền. Bằng nghệ thuật tả thực và phương pháp ẩn dụ, thiền sư đã phác họa cái ngủ của ông chài nhằm đưa chúng ta vào cảnh giới của trạng thái thiền, thấy rõ, biết rõ nhưng không tham đắm, không bận lòng.

Bằng những hình ảnh sinh động và gợi cảm giác đa chiều ở người cảm thụ, bài thơ đã khắc họa cho chúng ta thấy một bức tranh thanh bình của một làng quê với con sông, làng xóm và khói mây. Qua đó, Thiền sư Không Lộ muốn mang đến cho chúng ta một thông điệp về việc tu luyện tâm thanh tịnh. Khi có tâm thanh tịnh không uế nhiễm thì cái biết, cái thấy là vô hạn. Người còn phàm tục sân sỉ thì như khói, như mây che lấp, sẽ mãi trôi lăn trong vô thường mộng ảo.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi
(PLVN) - Quê tôi gọi bát cơm quả trứng cúng người vừa mất là: “cơm đặt đầu” nghĩa là bát cơm đặt phía trên đầu giường người vừa mất. Bát cơm đó có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nên người Việt đã gìn giữ, duy trì qua nhiều ngàn năm không mất.