Chuyện nghề Thi hành án Dân sự

Chi cục trưởng Nguyễn Hồng Trung: Từ những cung đường gập ghềnh đến những sáng kiến “ích nước lợi dân”

(PLVN) - Chứng kiến người mẹ già trên 70 tuổi của đương sự vào bếp, lục trong hũ gạo cất kín, lấy ra 20 nghìn đồng, tiền quăn queo, nhiều mệnh giá khác nhau, hứa khi nào gom đủ 500 ngàn đồng tiền án phí phải nộp trong vụ án mua bán ma tuý trên địa bàn huyện Anh Sơn sẽ nộp cho Đoàn Công tác, anh Nguyễn Hồng Trung không khỏi xót xa, quyết định trích một phần tiền lương của mình nộp tiền thi hành án thay cho bà đỡ vất vả hơn.

Những ngày đầu xuân năm 2025, khi đất trời rạo rực sắc xuân, tôi có dịp ngồi lại cùng ông Nguyễn Hồng Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, để nghe về những chuyện đáng nhớ trong những ngày công tác.

Hơn hai mươi năm gắn bó với ngành thi hành án, ông không chỉ là người góp phần thực thi công lý mà còn là một người mang đến những câu chuyện đời đầy cảm xúc. Từ những sáng kiến được nhen nhóm trên những nẻo đường gập ghềnh của bản làng, đến những phút giây đối mặt với những hoàn cảnh trớ trêu – mỗi ký ức về nghề đều là một dấu ấn khó quên.

Cán bộ Thi hành án dân sự: Từ bản lĩnh đến lòng trắc ẩn

Câu chuyện bắt đầu từ những năm 1993, khi anh Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Đại học ngành Luật ra trường, thi đậu vào làm trong ngành toà án với nghề thi hành án. Sau đó, Thi hành án được tách ra, anh Nguyễn Hồng Trung được chuyển về làm việc tại phòng Thi hành án dân sự (THADS) của ngành Tư pháp, rồi trải qua nhiều vị trí.

Năm 2006, khi mới 33 tuổi, anh Nguyễn Hồng Trung được điều động về làm Trưởng Thi hành án dân sự tại huyện Anh Sơn và là một trong những Trưởng phòng trẻ nhất ngành THADS tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ.

Cũng chính trong quá trình thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn, nhiều bản án do anh phụ trách đã được thi hành thành công nhưng cũng để lại cho anh nhiều cung bậc cảm xúc.

Đến bây giờ, khi hỏi về những câu chuyện mà anh nhớ mãi, Chi cục trưởng Nguyễn Hồng Trung cho biết: "Mỗi vụ việc thi hành án là một câu chuyện, không có câu chuyện nào giống câu chuyện nào và mỗi vụ án đều có những ấn tượng riêng mà không thể quên. Đó cũng là những bài học mang theo suốt cuộc đời làm nghề, cũng như để nhắc nhớ mình nhiều hơn trong công việc".

Cán bộ Chi cục THADS huyện Hưng Nguyên trong một buổi làm việc với các đương sự

Cán bộ Chi cục THADS huyện Hưng Nguyên trong một buổi làm việc với các đương sự

Mở đầu cho câu chuyện mà anh nhớ lại là chuyện về vụ án tranh chấp tài sản ly hôn giữa hai vợ chồng tại xã Tường Sơn (huyện Anh Sơn). Người chồng hay đánh vợ, sau nhiều lần hoà giải không thành, toà đã tuyên hai vợ chồng ly hôn. Tài sản được toà phân chia cho người vợ là một mảnh đất bên sông và một căn nhà để nuôi các con nhỏ.

Tuy nhiên, người chồng không chịu hợp tác để thi hành án bàn giao tài sản là ngôi nhà cho người vợ, sau nhiều lần tiếp cận thuyết phục, Chi cục THADS Anh Sơn đã lên kế hoạch để cưỡng chế.

Đến ngày khi đoàn công tác đến đọc quyết định cưỡng chế thi hành án, qua công tác nắm tình hình, bằng con mắt quan sát và nghiệp vụ của chấp hành viên biết được người chồng đã thủ hai con dao sau lưng và sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ.

Tổ công tác đã báo với lực lượng Công an huyện, phối hợp và kịp thời khống chế thu giữ hai con dao khi đối tượng chưa kịp trở tay, đảm bảo an toàn cho những người tham gia trong tổ công tác. Vụ việc thi hành án diễn ra tốt đẹp, tài sản được bàn giao cho người vợ.

Tổ công tác của Chi cục THADS huyện Hưng Nguyên tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trong một vụ án

Tổ công tác của Chi cục THADS huyện Hưng Nguyên tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trong một vụ án

“Bài học rút ra trong vụ án là công tác nắm tình hình, bảo vệ thi hành án được đảm bảo an toàn cho cán bộ và lực lượng bảo vệ thi hành án hết sức quan trọng, quyết định đến cả sự thành công trong vụ việc. Nếu không nắm bắt được tính tình của đương sự, cũng như tâm lý của các đối tượng thì rất dễ xảy ra những sự việc đáng tiếc, kể cả khi thi hành án xong cũng không được gọi là thành công nếu một ai trong đoàn bị thương”, anh Trung chia sẻ.

Một câu chuyện cảm động khác được Chi cục trưởng Nguyễn Hồng Trung nhớ lại, là khi thu tiền án phí 500 ngàn đồng trong vụ án mua bán ma tuý trên địa bàn huyện Anh Sơn.

Nhiều lần anh đến nhà vận động thu tiền án phí nhưng không được do hoàn cảnh gia đình đương sự gặp nhiều khó khăn. Thấy cán bộ thi hành án đi lại nhiều lần không thu được tiền, người mẹ đã ngoài 70 tuổi đã rất ngại vì bà gom mãi chưa đủ tiền để nộp tiền án phí cho con mình.

Trong một lần khi đoàn đến làm việc, người mẹ đã vào nhà bếp moi trong hũ gạo ra một xấp tiền lẻ xoăn tít, còn dính cả bột gạo trắng với nhiều tờ tiền mệnh giá khác nhau, đếm đi đếm lại được 20 ngàn đồng đưa cho đoàn công tác cầm tạm và nói sẽ góp đủ đưa cho cán bộ thi hành án.

Nói chuyện với bà cụ, khi hỏi sao không bỏ tiền nơi khác sạch sẽ hơn thì bà cho biết, mấy đứa con của bà đều không chịu làm ăn, phá phách. Nếu để tiền trong túi hoặc trong ví thì sẽ bị chúng trộm hết, nên bà bỏ trong hũ gạo để dấu khi gom đủ sẽ mang đi nộp cho nhà nước.

Anh Nguyễn Hồng Trung (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn công tác tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trong vụ việc thi hành án dân sự trong bản án

Anh Nguyễn Hồng Trung (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn công tác tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trong vụ việc thi hành án dân sự trong bản án

Trước hình ảnh người mẹ già nua dấu tiền trong hũ gạo, gom góp nhiều tháng liền mà vẫn chưa đủ tiền, chúng tôi vô cùng đau lòng. Tôi quyết định không thu tiền của bà cụ mà trích một phần tiền lương để thi hành án thay cho bà để bà đỡ vất vả hơn. Dù không phải số tiền nhiều nhưng với bà đó là cả một gia sản mà có thể bà gom góp không biết bao giờ mới đủ, mà cũng có nguy cơ bị con trai tìm thấy và tiêu mất…”, anh Trung kể lại.

Đó không phải là trường hợp duy nhất mà anh và các chấp hành viên bỏ tiền túi ra để giúp người dân thi hành án tiền án phí vì những hoàn cảnh khác nhau. Câu chuyện “đồng tiền vương mùi cám” được anh Trung viết trong lại đăng trên một tập san của ngành sau này được nhiều người đọc biết đến.

Từ trăn trở đến sáng kiến từ những ngày trèo đèo, vượt sông

Trong buổi trò chuyện với Chi cục trưởng Nguyễn Hồng Trung, có một vụ việc đáng nhớ mà sau này được anh triển khai rộng rãi và đem lại nhiều lợi ích cho cả người dân và Nhà nước.

Vào năm 2011, khi được điều động lên huyện miền núi Tương Dương làm Chi cục trưởng Chi cục THADS Tương Dương, trong một lần cùng đồng nghiệp vượt hơn 3 giờ đồng hồ bằng thuyền trong lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ để vào xã Hữu Khuông, Đoàn đã phải thuê xe ôm chở đi, vào trung tâm, sau đó cùng cán bộ xã đi bộ đến ba gia đình xác minh điều kiện thi hành án tiền án phí trong các vụ án.

Chi cục trưởng Nguyễn Hồng Trung nhận bằng khen của UBND huyện Hưng Nguyên trong công tác thi hành án dân sự

Chi cục trưởng Nguyễn Hồng Trung nhận bằng khen của UBND huyện Hưng Nguyên trong công tác thi hành án dân sự

Sau một tuần trèo đèo lội suối, anh Trung cùng đồng nghiệp thu được 800 ngàn đồng tiền án phí của các vụ án, trong khi đó tiền công tác phí hết hơn 1 triệu đồng.

Từ tình hình thực tế, anh Trung nhận ra việc thu tiền án phí tại các vùng vùng sâu vùng xa như vậy không hiệu quả, tốn thời gian mà cũng không đạt được kết quả cao vì có khi không thu được tiền án phí. Từ những trăn trở đó, anh Trung đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng đề xuất tiến hành thu án phí ngay sau khi phiên toà kết thúc.

“Người nhà các bị cáo hoặc các đương sự khi đi dự toà ít nhiều mang theo tiền, nếu để bản án có hiệu lực sau 15 ngày như quy định thì cán bộ sẽ phải vào tận bản, làng để tìm người nhà thu án phí. Điều này không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có khi vào bản làng tìm không gặp vì đặc thù bà con hay vào rẫy để làm nương cả tháng trời không về"

Hội nghị tổng kết công tác tư pháp và thi hành án dân sự năm 2024 của huyện Hưng Nguyên

Hội nghị tổng kết công tác tư pháp và thi hành án dân sự năm 2024 của huyện Hưng Nguyên

Nếu thu án phí ngay sau khi phiên toà kết thúc sẽ đỡ được việc mất công tác phí cho chấp hành viên đi công tác nhiều ngày mà có khi không có kết quả gì, điều này rất có lợi cho ngân sách Nhà nước, có lợi cho cán bộ địa phương không phải cử người phối hợp với đoàn công tác thi hành án đến từng nhà các hộ gia đình, còn các bị cáo khi chấp hành án tù sẽ có đủ điều kiện khi xét các điều kiện để giảm án nếu cải tạo tốt”, anh Trung chia sẻ.

Tại cuộc họp ba bên giữa Toà án, Viện kiểm sát và ngành THADS, khi đưa ý kiến ra để bàn bạc thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng theo quy định bản án sau 15 ngày mới có hiệu lực thì khi đó mới tiến hành thu án phí. Tuy nhiên, anh Trung cùng các lãnh đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh đã bảo vệ được quan điểm là “vận động tự nguyện chứ không ép buộc” nên đã được nhất trí cao.

Từ đó, ngành thi hành án dân sự Nghệ An đã triển khai nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, có khoảng 70% - 80% các vụ án sẽ được vận động người nhà các bị cáo đóng án phí cho cán bộ thi hành án dân sự ngay sau khi phiên toà kết thúc.

Chân dung Chi cục Trưởng Nguyễn Hồng Trung với nhiều trăn trở trong hoạt động thi hành án và những sáng kiến có lợi cho nhà nước và nhân dân

Chân dung Chi cục Trưởng Nguyễn Hồng Trung với nhiều trăn trở trong hoạt động thi hành án và những sáng kiến có lợi cho nhà nước và nhân dân

Chuyện thi hành án bàn giao trâu bò cũng để lại nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt” trong cuộc đời thi hành án của anh Trung.

Trong một lần thi hành án bản án phân chia tài sản sau ly hôn, toà tuyên cho người vợ một con trâu trong số đàn trâu của hai vợ chồng. Tuy nhiên, khi toà tuyên thì không ghi rõ con trâu có đặc điểm gì (thường trâu sẽ phân biệt bằng xoáy, đuôi trâu nằm bên trái hay bên phải…) nên khi thi hành án rất khó khăn.

Khi đoàn công tác mặc đồng phục ngành trên đường đến xác minh điều kiện thi hành án là cả làng biết nên báo tin cho đương sự, người chồng liền cho trâu thả vào rừng nên không xác minh được. Sau nhiều lần, đoàn đã hoá trang thành những người “đội mũ cối đi buôn trâu” thì mới tìm đến được con trâu cần tìm.

Bằng những kinh nghiệm trong cuộc sống để nắm bắt được những đặc điểm của con trâu, sau đó bằng những biện pháp nghiệp vụ các chấp hành viên mới yêu cầu người chồng thi hành án trả trâu cho vợ. Thời gian từ lúc bản án có hiệu lực cho đến khi vụ án kết thúc gần một năm trời, khi đó con nghé đã lớn thành con trâu, dù người chồng có nhiều “mẹo” để tránh việc thi hành án nhưng tổ công tác cũng phân tích và tâm sự nên người chồng cũng tâm phục khẩu phục và chấp nhận giao con trâu cho người vợ dắt về. Để thấy ngoài kiến thức về luật, về thi hành án thì những kiến thức hàng ngày trong cuộc sống chấp hành viên cũng phải học, phải góp nhặt để làm giàu kiến thức cho chính mình và có thể áp dụng vào chính công việc mình đang làm …”, anh Trung chia sẻ.

Hành trình thi hành án dân sự ngoài những kiến thức về pháp luật còn có kinh nghiệm sống, chấp hành viên luôn phải tự cập nhật kiến thức cho mình để làm tốt hơn nữa công việc

Hành trình thi hành án dân sự ngoài những kiến thức về pháp luật còn có kinh nghiệm sống, chấp hành viên luôn phải tự cập nhật kiến thức cho mình để làm tốt hơn nữa công việc

Còn rất nhiều câu chuyện mà Chi cục trưởng Nguyễn Hồng Trung cùng đồng nghiệp đã trải qua mà dung lượng bài viết không thể truyền tải hết được, mà ở mỗi câu chuyện đó là một bài học cho người làm nghề THADS.

Hành trình hai mươi năm công tác trong ngành THADS của Chi cục trưởng Nguyễn Hồng Trung không chỉ ghi dấu bằng những vụ thi hành án thành công, mà còn là những bài học sâu sắc về tình người, về sự thấu hiểu và trách nhiệm. Với những sáng kiến thiết thực, anh đã góp phần thay đổi cách thức thi hành án, giúp ích cho bao hoàn cảnh, mang lại công bằng nhưng vẫn trọn vẹn lòng nhân ái. Và có lẽ, chính những điều đó đã làm nên một người chấp hành viên không chỉ cứng cỏi trong công việc mà còn ấm áp trong trái tim.

Đọc thêm

Có thể thực hiện tham vấn chính sách nhiều lần trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về xây dựng, ban hành VBQPPL, tham vấn chính sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể thực hiện nhiều lần, thông qua cuộc họp trực tiếp, trực tuyến, hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Cần quy định chính sách đặc thù, vượt trội nhưng đảm bảo công tác quản lý

Cảnh phiên họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội đồng thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Luật KH,CN&ĐMST). Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) Bùi Thế Duy – cơ quan chủ trì soạn thảo; và thành viên Hội đồng thẩm định.

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.