Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
Một mâm cúng chay.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

1. Tôi luôn chia sẻ với mọi người khi đến lễ ở gia đình họ về ý nghĩa của câu nói trên. Nên làm chay hay mặn khi sửa soạn lễ cúng tổ tiên hay cúng hương linh vừa mất? Hơn ai hết, chính người vừa mất - là hương linh - mới biết họ muốn gì.

Chúng ta thử xét xem họ muốn gì lúc đã mất?

Ngay khi vừa mất thân, điều họ muốn là không muốn rời thân. Không dễ để một người vừa mất thân dễ dàng rời bỏ tâm thức chấp vào thân mình. Nhưng trên thực tế, họ không làm chủ được thân xác họ nữa. Sự chấp trước bám víu vào hình hài đã được tích lũy qua nhiều đời kiếp và chúng ta quen dựa vào thân vào danh để thấy mình đang tồn tại. Tước bỏ hay đánh mất sự bám víu đó, nếu không được một vị thầy khai thị hướng dẫn, thì khó và rất khó để hương linh rời được tâm chấp víu vào hình hài. Phần lớn mọi người rơi vào hoảng loạn khi rời bỏ hình hài.

Khi một người vừa mất, ta hoàn toàn không quan tâm đến tâm thức của hương linh. Ta chỉ lo xem ngày giờ tốt xấu khi người thân mất có hại đến ta không. Xem vậy đủ thấy cách ta làm cho người mất không dựa trên một hiểu biết đúng vì hương linh. Đây là một đơn cử nhỏ. Ta sẽ đi sâu hơn vào dịp khác.

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết.

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết.

2. Trong nghi cúng linh có câu: "Âm dương vô nhị lý" - Có nghĩa là âm dương không hai lý. Trong cuộc sống chúng ta có "Sự" và "Lý". "Sự" - Tức là nhìn từ hiện tượng. Nhìn trên hiện tượng, người đã khuất không còn hình hài, không còn thân tứ đại nên khác biệt với người đang sống, khác ở "Sự".

Còn câu nói, "Trần sao âm vậy" chính là nói đến "Lý" - Tức là chân lý, là bản thể, bản chất. "Âm dương vô nhị lý" chính là như vậy. Sống chết là khác biệt về hiện tượng nhưng về bản thể là một.

Ví dụ, dù còn sống hay đã khuất, dù biểu hiện ở dạng thức nào chúng ta cũng đều có nhu cầu về thức ăn, nhưng ăn khi còn thân và mất thân là hoàn toàn khác nhau.

Thức ăn, còn là thức ăn tinh thần, thức ăn cho tâm thức hay thức ăn cho thể xác khác nhau? Có thể nói dễ hiểu, chúng ta còn sống đây nhưng ở các vùng miền quốc gia khác nhau cũng đã có nhu cầu về ăn khác nhau, khác về mùi vị, màu sắc, nguyên liệu... nhưng đều cần được ăn uống để nuôi sống cơ thể thì đó là khác. Nhưng chung là đều chuyển thành máu và năng lượng đi vào tế bào nuôi sống cơ thể.

Quay trở lại với việc biện lễ cúng mặn hay cúng chay, Chúng ta viện dẫn "trần sao âm vậy" để sửa soạn rượu thịt và dùng sinh mạng của loài vật cùng sự sợ hãi đau đớn của chúng để làm thành mâm cơm cúng cho hương linh, cho tổ tiên là một hành động cần nhìn nhận lại. Việc đó chứng tỏ chúng ta đang dùng hiểu biết trên hiện tượng để lý giải mà chưa nhìn sâu vào bản chất.

3. Cúng mặn là một việc làm còn thiếu tình thương, thiếu tính hướng thượng và trân trọng sự sống.

Thứ nhất, chúng ta cần khẳng định: Lễ chính là một hành động hướng thượng, là hướng đến sự thanh tịnh, linh thiêng đầy trong sáng. Lễ cho hương linh, cốt yếu, nếu vì hương linh thực sự, phải nhắm đến sự siêu thoát cho hương linh.

Chúng ta muốn dùng sự thành kính và thanh tịnh để gửi đến hương linh, chúng ta hãy quán chiếu và nhìn nhận cho thấu đáo. Cả thân xác tứ đại, hương linh đã từ bỏ dù hình hài có được là do phước đức từ nhiều kiếp. Chúng ta vẫn giết hại sinh mạng mà biện lễ cúng mặn cho người đã khuất thì đó là do chúng ta vẫn còn bị mắc kẹt do những quan niệm của mình.

Trần sao âm vậy - Có nghĩa là người đã khuất cũng như người còn sống đều cần có một hướng đi, một lối sống, cần có sự thanh tịnh, hướng thượng tức là hướng tới yêu thương, tới nguồn cội, tới sự thanh thản và siêu thoát an lành.

Thứ hai, tại sao tôi thường nói, ban thờ tổ tiên trong nhà quý vị là biểu tượng của nguồn cội. Đối với niềm tin của dân gian, qua năm đời là đã không gọi tên để cầu nữa. Khi đó người đã khuất đã hòa vào nguồn cội. Ban thờ trong mỗi gia đinh không phải chỉ để thờ người mất, đó còn là biểu tượng của nguồn cội, của giống nòi.

Lễ nghi cũng chính là nhu yếu và là hành động hướng tới sự thiêng liêng. Nơi thờ tự, chỉ nên có sự thanh tịnh, có hương, hoa, đăng; có trà, quả, thực và có lòng thành kính trong sáng vị tha. Máu me, sự oán hận, đau đớn bởi mất đi sinh mạng không thể là biểu trưng cho tình yêu thương và thanh tịnh để chúng ta dâng lên ban thờ và để gửi đến hương linh nói riêng, đến tổ tiên của chúng ta nói chung.

Với tâm niệm thiếu thanh tịnh, với máu thịt loài vật đem lại từ chết chóc ta không tỏ được lòng thành đúng nghĩa. Kẹt vào lễ nghi cũng là một trở ngại lớn để phát triển đạo đức và văn hóa. Nhân danh người mất để no say đình đám rượu thịt thì không thể có nếp sống đẹp và đạo đức văn minh. Hãy xem việc lễ nghi và cúng giổ thờ tự là một nếp sống thực tập nuôi lớn tình yêu với cội nguồn và với con người để chúng ta sống có trách nhiệm hơn, biết hy sinh và phụng sự vì dân tộc hơn.

Hãy cùng nhau xây đắp một nếp nghĩ lành, thiện và phù hợp với văn hóa Việt trong việc thờ phụng tổ tiên.

Cúng giỗ chay nhưng xin hãy chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình, từ chính tấm lòng biết ơn của những người con, người cháu đối với tổ tiên, chứ không chỉ là trên hình thức. Đơn cử như việc “giỗ chay nhưng đãi mặn”, tiếng là giỗ chay nhưng chỉ với vài ba món để trên ban thờ, so với tràn ngập thịt cá trong bàn tiệc thì mấy món chay kia chỉ là hình thức giả tạm. Làm sao che lấp được rượu, thịt ê hề hay tiếng than khóc của những chúng sinh bị giết hại vô tội kia… Hình thức trống rỗng, tâm ý không thành, liệu có giải quyết được vấn đề gì?

Vậy thì chúng ta, những người con của Phật, hãy “tự thắp đuốc lên mà đi”, dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật.

Vào những ngày giỗ kỵ tổ tiên, ông bà hay bố mẹ, người thân của mình nên làm chay thanh tịnh mới tốt. Tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức cho vong linh, cầu xin vong linh sớm siêu sanh, giải thoát, giác ngộ. Nên tiết giảm các hình thức ăn nhậu say sưa và tuyệt đối đừng sát hại sinh vật. Đừng nên lợi dụng ngày chết của ông bà, cha mẹ, mà giết hại sinh vật làm đám tiệc linh đình để trả ơn nghĩa thế gian. Nếu sơ ý, vừa tội nghiệp cho ông bà, vừa kết thêm nghiệp chướng cho chính mình. Nhân quả này không dễ gì có thể trả được.

Nhân ngày giỗ kỵ này, con cháu nên ăn chay, phóng sanh, làm các việc thiện lành để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết để tỏ lòng thành kính. Nếu không có điều kiện, thì chén nước lạnh tinh khiết với hoa quả, một nén hương thành tâm là đủ để thiết lễ tưởng niệm rồi. Cần chi đến hình thức linh đình mà bị khó khăn.

“Con ơi, mẹ chẳng cần chi

Mong con ứng xử trong khi mẹ còn

Giờ đây tuổi đã xế chiều

Chỉ mong con nhớ những điều Phật răn

Ngày giỗ cũng chẳng cần chi

Làm mâm cỗ lớn, mang đi cúng ruồi

Mẹ đây phước mỏng tội dày

Sát Sinh ngày giỗ tội mẹ nặng thêm

Nên chăng con hãy cúng chay

Tiệc mời chay tịnh giỗ mẹ thêm an

Nhân quả phải giữ lấy lời

Dù là cao quý, hèn đời con ơi!

Cuộc đời thiện ác thế thôi

Nhờ có nhân quả, mẹ thời an vui”

(Theo Kim Tâm)

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi
(PLVN) - Quê tôi gọi bát cơm quả trứng cúng người vừa mất là: “cơm đặt đầu” nghĩa là bát cơm đặt phía trên đầu giường người vừa mất. Bát cơm đó có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nên người Việt đã gìn giữ, duy trì qua nhiều ngàn năm không mất.