Thăm cụm di tích cấp Quốc gia thờ đại Danh y Tuệ Tĩnh

Đền Bia thờ đại Danh y Tuệ Tĩnh .
Đền Bia thờ đại Danh y Tuệ Tĩnh .
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên quê hương Cẩm Giàng (Hải Dương) có 3 di tích cùng thờ Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh, mỗi nơi là những câu chuyện xúc động về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Ông tổ khai sinh ra nền y học cổ truyền dân tộc

Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, ông là tổ khai sinh ra nền y học cổ truyền dân tộc. Ông sinh năm 1330 tại làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa, thuộc tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng).

Lên 6 tuổi ông mồ cô cả cha lẫn mẹ, được sư cụ chùa Hải Triều (chùa Giám) nuôi ăn học. Tương truyền chùa trồng nhiều hoa huệ, một hôm Bá Tĩnh đối được vế đối về hoa huệ trắng trong, cao thượng, sư ông liền đặt cho tên hiệu rất đẹp đẽ và nhân ái đó là Huệ Tĩnh. Sau này do dân gian tưởng người thầy thuốc “Ngũ tướng” mắt giống mắt phật (Tuệ Nhãn) tinh anh nên gọi là Tuệ Tĩnh (ông Tĩnh cóa mắt giống mắt Phật).

Vốn thông minh ham học, năm Tân Mão (1351) ông thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Trước tình cảnh nhân dân đói khổ bệnh tật, Tuệ Tĩnh không ra làm quan mà nương nhờ của Phật để theo đuổi chí hướng suốt đời nghiên cứu thuốc nam chữa bệnh cứu người.

Chùa Giám, đây là một đại danh lam có lịch sử lâu đời, dấu ấn hiện hữu của Phật giáo trên mảnh đất Hải Dương.Chùa Giám, đây là một đại danh lam có lịch sử lâu đời, dấu ấn hiện hữu của Phật giáo trên mảnh đất Hải Dương.

Trong một thời kỳ mà thuốc bắc đang thịnh hành, phương châm của ông là “Nam dược trị nam nhân” (thuốc nam chữa bệnh cho người Nam). Ông chuyên tâm nghiên cứu y học giáo lý, ông lấy vườn chùa làm cơ sở trồng cây thuốc. Từ trong cỏ cây, hoa lá, củ quả phong phú của đất mẹ Việt Nam, ông sưu tầm các bài thuốc giản dị, thông dụng trong dân gian, đúc rút kinh nghiệm trị bệnh của thuốc Bắc.

Tuệ Tĩnh đã sáng tạo lên những bài thuốc đơn giản mà công dụng, cứu giúp được nhiều người bệnh nghèo khổ, dập tắt những trận dịch lớn. Người dân được ông chữa bệnh không lấy tiền. Vị thiền sư này còn huấn luyện đội ngũ tăng ni trở thành thầy thuốc của nhân dân.

Tài năng và đức độ của ông nổi tiếng khắp nơi. Năm 55 tuổi, theo lệnh của triều đình ông phải đi xứ sang Trung Quốc. Tại đây ông đã chữa thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo và chữa khỏi bệnh cho Tống Vương Phi, được vui Minh phong là Thái y Thiền sư và giữ lại Thái y viện. Sau đó ông mất ở nơi đất khách quê người.

Cống hiến của Tuệ Tĩnh với dân tộc rất lớn lao. Sau hơn 30 năm nghiên cứu y học, ông đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến những nơi đó thành y xá chữa bệnh. Các công trình ông nghiên cứu và biên soạn hiện nguyên tác không còn trọn vẹn, những bản còn do người đời sau ghi chép truyền khẩu dân gian như Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư…là những tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng trong giớ y – dược nước ta. Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (người làng Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) là kế tục sự nghiệp của Tuệ Tĩnh sau này.

Ngoài việc thờ Phật, chùa Giám còn là nơi phụng thờ ông tổ của ngành y học dân tộc Việt Nam.

Ngoài việc thờ Phật, chùa Giám còn là nơi phụng thờ ông tổ của ngành y học dân tộc Việt Nam.

Di nguyện của Thiền sư Tuệ Tĩnh

Biết ơn ông, trên quê hương Cẩm Giàng (Hải Dương) ngày nay có 3 di tích cùng thờ Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh được xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt.

Trong đó quê hương nơi ông cất tiếng khóc chào đời, người dân đã xây dựng đền để thờ vị Thánh y này. Đền Xưa hiện tọa lạc tại trung tâm thôn Nghĩa Phú (xã Cẩm Vũ) có kiểu kiến trú chữ Nhị gồm 5 gian Tiền tế và 3 gian Hậu Cung. Ngay trung tâm tòa Tiền tế có đặt nhang án, ngai và tượng thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh, bằng chất liệu gỗ, kích thước cao 70cm, rộng 30cm. Đây là bước tượng cổ được chuyển từ Hậu cung ra ngoài Tiền tế.

Cách đền Xưa khoảng 4km, chùa Giám có tên chữ là Nghiêm Quang tự (thuộc xã Định Sơn) là nơi Tuệ Tĩnh tu tập học hành, thi đỗ Tiến sĩ đồng thời cũng là nơi ông từng nghiên cứu, sáng tạo ta các bài thuốc Nam để chữa bệnh cứu người.

Chùa có khuôn viên có diện tích bẳng phẳng và rộng khoảng 2ha, được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ 11-12) và xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18), trùng tu vào đầu thời Nguyễn (thế kỷ 20). Đây là một đại danh lam có lịch sử lâu đời, dấu ấn hiện hữu của Phật giáo trên mảnh đất Hải Dương. Ngoài việc thờ Phật, chùa Giám còn là nơi phụng thờ ông tổ của ngành y học dân tộc Việt Nam.

Địa điểm nổi tiếng nhất trong cụm di tích thờ Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh là đền Bia (xã Cẩm Văn). Nguồn gốc ngôi đền là câu chuyện xúc động về cuộc đời của ông.

Tương truyền, khi đi sứ, được trọng dụng nhưng người con đất Việt này luôn nhớ về quê hương đất nước, biết số phần mình sống nhờ thác gửi, nên ông đã di ngôn để tạc vào bia mộ dòng chữ “Ai về nước Nam cho tôi về với”. Một thời gian sau ông mất ở Giang Nam. Hiện Giang Nam còn mộ chí của ông.

Gần ba trăm năm sau, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Hoa, tình cờ thấy mộ Tuệ Tĩnh, nhận ra là người cùng làng. Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của vị danh y, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép bia mộ và tạc khắc bia đá mang về quê hương.

Tương truyền: Thuyền chở bia về cánh đồng Văn Thai ở địa điểm tiếp giáp giữa làng Văn Thai và làng Nghĩa Phú quê hương của Tuệ Tĩnh thì bị lật, bia rơi xuống và không lấy lên được. Ít lâu sau nước cạn nhân dân đã tìm thấy tấm bia. Thấy doi đất ở đây có hình con dao cầu (con dao thái thuốc Nam) nhân dân cho rằng đây là nơi địa linh nên Thánh đã chọn để linh ứng, vì vậy đã đắp đất, dựng bia, lập đền để thờ cúng, cách ngôi đền ở quê hương Tuệ Tĩnh khoảng hơn 1km.

Ngày nay đền Bia (thuộc xã Cẩm Văn) là một công trình khang trang bề thế. Tổng diện tích gần 4ha gồm khu thờ tự và khu y xá được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn với vật liệu hoàn toàn bằng gỗ lim và gạch Bát Tràng.

Trong đền treo đôi câu đối ca ngợi Tuệ Tĩnh: "Hoàng giáp phương danh đằng Bắc địa/ Thánh sư diệu dược trấn Nam bang" (Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng lẫy đất Bắc/ Chữa bệnh thần diệu tài quán nước Nam).

Với vị trí nằm ở cánh đồng nơi tiếp giáp giữa làng Văn Thai và làng Nghĩa Phú, giữa cánh đồng lộng gió, ngôi đền không bị thứ gì che khuất, xung quanh đều được trồng nhiều loại cây xanh tốt. Ở sau đền còn có một ao nước lúc nào cũng trong vắt, các cây được trồng trong Đền Bia đều là cây thuốc nam. Người dân trong vùng mỗi khi cần đều đến đây để xin thuốc để chữa bệnh.

Di tích lịch sử văn hóa đền Bia được xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1994. Ngày 25/12/2017 cụm di tích Đền Xưa-chùa Giám- đền Bia được Chính Phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.

Hàng năm cứ vào dịp mùng 1 tháng 4 âm lịch hàng năm người dân địa phương lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống đề tỏ lòng tưởng nhớ về Ông tổ ngành y, vị Thánh thuốc Nam.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi
(PLVN) - Quê tôi gọi bát cơm quả trứng cúng người vừa mất là: “cơm đặt đầu” nghĩa là bát cơm đặt phía trên đầu giường người vừa mất. Bát cơm đó có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nên người Việt đã gìn giữ, duy trì qua nhiều ngàn năm không mất.