Giai thoại về những vị quan thanh liêm thời phong kiến được người đời tôn kính

Điện thờ quan tri huyện Nguyễn Thiện Năng ở Miếu Thần Minh.
Điện thờ quan tri huyện Nguyễn Thiện Năng ở Miếu Thần Minh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lịch sử phong kiến Việt Nam hàng ngàn năm qua ghi nhận nhiều vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Có người không vì vàng bạc châu báu mà làm chuyện đại nghịch, có người liêm khiết thương dân đến độ được coi là Phật sống, phường trộm cướp khiếp sợ tránh xa.

Dân kính trọng, đạo tặc tránh xa

Gần ngàn năm trước, triều Lý có Tô Hiến Thành (1102-1179) nổi tiếng thanh liêm, cương trực. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua Lý Anh Tông băng hà tháng 7/1175, hoàng tử trưởng là Lý Long Xưởng hư hỏng, vua có di chiếu lập hoàng tử Lý Long Cán lúc này mới 3 tuổi lên ngôi (tức vua Lý Cao Tông), đã giao cho ông làm phụ chính.

Chiêu Linh Thái hậu nghĩ nhà vua còn nhỏ, bèn mưu đoạt lại ngôi vị cho con trai mình nhưng các đại thần một lòng nghe theo Thái úy Tô Hiến Thành nên mưu sự không thành. Thái hậu cho người hối lộ bà vợ Tô Hiến Thành mâm vàng để mong ông sửa di chiếu nhưng ông kiên quyết từ chối.

Thời nhà Trần có vị phán quan Trần Thì Kiến (1260-1330) nổi tiếng công minh, liêm chính và tài biện luận trong xử kiện. Ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, được Hưng Đạo Vương tiến cử với vua Trần Nhân Tông, được vua bổ nhiệm làm An phủ sứ phủ Thiên Trường, sau đó thiên qua nhiều chức vụ, cuối đời làm đến chức Tả bộc xạ - Tể tướng.

Tương truyền, khi ông mới đến nhậm chức An phú sứ Thiên Trường, có người cùng quê nhân ngày giỗ đem biếu ông mâm cỗ. Trần Thì Kiến hỏi lý do, người kia trả lời rằng vì hàng xóm nên biếu chứ không phải để xin điều gì. Sau đó người kia lại đến có việc nhờ vả, Trần Thì Kiến nghe xong liền móc họng nôn ra trả, ý là trả cỗ hôm trước. Kẻ kêu xin xấu hổ ra về và không dám nhắc chuyện này nữa.

Vua Minh Mạng – người rất quý mến những bề tôi thanh liêm, chính trực.

Vua Minh Mạng – người rất quý mến những bề tôi thanh liêm, chính trực.

Trần Thủ Độ (1194 -1264) người có công sáng lập triều Trần và vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có kể, vợ Thủ Độ là bà Linh Từ xin cho một người cháu làm chức câu đương (chức vị ở địa phương). Khi biết chuyện Thủ Độ bảo: “Ngươi vì có Công chúa (tức bà Linh Từ) xin cho được làm câu đương, không thể ví những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác”. Người cháu van xin thôi mãi ông mới tha cho.

Trường hợp khá kỳ lạ và hiếm hoi là quan tổng đốc Nguyễn Văn Hiếu (1766 - 1835). Ông người huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ, nhà nghèo, ông phải đi cắt cỏ thuê kiếm sống. Năm 21 tuổi ông theo tướng Võ Tánh phò chúa Nguyễn Ánh, lập nhiều công lao. Ông là người khiêm tốn, quý dân, công vụ thận trọng và nổi tiếng thanh liêm.

Theo sách “Đại Nam liệt truyện chính biên”, Nguyễn Văn Hiếu tuy làm quan nhưng nhà nghèo xơ xác, lương bổng nhận đâu đủ dùng đó nhưng nghiêm cấm người nhà không được tự ý giao thiệp với người ngoài, mấy dịp lễ tết, ai biếu gì cũng chối từ.

Có lần vợ nói về cảnh nghèo khó, ông nói: “Bà không nhớ lúc cắt cỏ thuê sao? Lúc ấy, mỗi khi đi đâu, vợ chồng phải đổi áo mà mặc, chỉ lo đủ cái ăn cho mỗi ngày; nay sánh với xưa, đã hơn gấp mấy lần, thế mà còn muốn lấy của bất nghĩa để làm giàu sao?” Từ đó, vợ ông không dám đem chuyện tiền tài thưa với ông nữa.

Miếu Thần Minh nhìn ra đường Nguyễn Thiện Năng thờ vị quan thanh liêm.Miếu Thần Minh nhìn ra đường Nguyễn Thiện Năng thờ vị quan thanh liêm.

Nguyễn Văn Hiếu có khí chất của bậc Nho gia, cho rằng người làm quan phải tận hiến triều đình, phụng sự nhân dân. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), nhà vua trong chuyến đi tuần ở Bắc Hà, nghe dân chúng ca ngợi ông quan Nguyễn Văn Hiếu thanh liêm, liền triệu vào Thăng Long, cho thăng vượt cấp, thưởng một ống nhòm mạ vàng, một thanh gươm mạ vàng và một khẩu súng có nạm chữ vàng.

Năm Minh Mạng thứ tư (1823) ông nhận chức Trấn thủ Thanh Hoa. Một hôm, có viên thổ ti đem lễ vật đến xin yết kiến, ông khước từ và sai mang về. Người đầy tớ biết được liền lẻn cửa sau ra, dọa nạt viên thổ ti rồi lấy một nửa lễ vật. Việc bị phát giác, ông sai đem tên đầy tớ chém đầu ngay, mọi người can ngăn mấy cũng không nghe.

Chém đầu thuộc lại xong, ông dâng sớ xin chịu tội với triều đình. Vua Minh Mạng cho là ông làm vậy để khuyến khích việc thanh liêm nhưng tự tiện giết người, phạt giáng ba bậc nhưng vẫn cho lưu nhiệm chức cũ. Ông chẳng những được người dân thương kính mà ngay cả đạo tặc cũng kính nể, khiếp sợ. Theo Đại Nam liệt truyện chính biên, khi biết ông đến trị nhậm, bọn cướp răn bảo nhau rằng quan Trấn thủ nhân hòa, ấy là Phật sống, nên kính cẩn mà lánh đi.

Quan tri huyện được tôn “Thần Minh”

Cũng vào đời Minh Mạng, đất Cà Mau lúc bấy giờ là huyện Long Xuyên (1 trong 8 huyện của tỉnh Hà Tiên xưa), có ông quan tri huyện Nguyễn Thiện Năng (có tài liệu ghi là Nguyễn Hiền Năng, Nguyễn Văn Năng) nổi tiếng thanh liêm, đức độ, thương dân. Ông được coi là tri huyện đầu tiên xứ Cà Mau - vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Ông Nguyễn Thiện Năng người gốc miền Trung, văn hay võ giỏi. Năm 1833, ông được triều đình bổ nhiệm làm tri huyện Long Xuyên. Vùng này bấy giờ dân cư còn thưa thớt, đất đai hoang sơ, vị tân quan cho khai hoang, đào kinh dẫn nước, dạy dân cách trồng trọt. Nhờ có ông, đời sống người dân trên đất mới ngày càng no ấm.

Ông còn dạy chữ, mở mang kiến thức và lẽ nhân nghĩa ở đời cho nhân dân đa phần mù chữ, ít học. Quan tri huyện vì thế được dân thương quý ông vô cùng nhưng sự cương trực, khí khái của ông lại khiến bọn cường hào ác bá cùng đám gian thương, trộm cắp dè chừng, căm ghét.

Nhậm chức được hai năm thì ông bệnh nặng. Đang trong cảnh nhiều nơi loạn lạc, ở Cà Mau lại có một số Hoa kiều sau khi mua chuộc ông không được đã thừa cơ làm loạn để cát cứ một phương. Loạn tặc bao vây huyện đường gây sức ép buộc tri huyện làm theo sai khiến để bảo toàn tính mạng và chức vị. Vị tri huyện đã kiên quyết từ chối thỏa hiệp với loạn đảng.

Miếu Thần Minh được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.Miếu Thần Minh được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.

Ông cõng con nhỏ cùng vợ chiến đấu chống lại đám phản loạn. Khi quân binh huyện đường đã bị tiêu diệt, bản thân sức cùng lực kiệt, ông cùng vợ và con trai tuẫn tiết để giữ tròn khí phách. Đó là ngày mùng 6/7 âm lịch năm 1835. Ông được người dân chôn cất cùng vợ và con bên bờ sông Cà Mau (địa phận Phường 5, TP Cà Mau ngày nay). Về sau khi viện binh đến dẹp loạn, người dân tu bổ ngôi mộ và hương khói thờ cúng.

Về sự việc này, sách Đại Nam thực lục, có chép: “Người Thanh ở phố Lạc Dục, huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên là Lâm Đại Mạnh, Lâm Nhĩ, Trịnh Nô tự xưng là Nhất ca, Nhị ca, Tam ca tụ họp đến vài trăm quân giết viên Tri huyện là Nguyễn Văn Năng (tức Nguyễn Thiện Năng – PV) cùng với vợ con và môn thuộc của viên ấy đến 12 người…”.

Tương truyền, sau khi ông mất, trong gia đình dòng họ kẻ cầm đầu nhóm phản loạn nhiều người bị tai nạn, bất đắc kỳ tử. Cho rằng bị báo ứng, người này lập đàn khấn vái hương hồn vị tri huyện. Truyền rằng, anh linh vị quan thanh liêm đã nhập vào một người đàn ông và bảo rằng, nếu thôi làm loạn đảng thì ông mới buông tha. Kẻ kia dập đầu đồng ý, từ đó dòng họ mới được yên ổn. Chuyện này gây chấn động xứ Cà Mau thời bấy giờ.

Năm 1886, nhân dân lập miếu thờ ông ngay nơi phần mộ để tỏ dạ tôn sùng. Dân vùng lục tỉnh biết ông linh hiển, thường tới hương khói mong được phù hộ gia đạo bình an, làm ăn thuận lợi... Nhiều người cầu được ước thấy nên đã tôn ông là “thần minh nhất xứ”, tức vị linh thần số 1 của xứ này, và đặt tên miếu là Thần Minh Miếu (Miếu Thần Minh).

Về sau, người dân đã di dời miếu thờ và hài cốt ông cùng vợ con đến cải táng ở vị trí ngày nay, chính tại con đường mang tên ông - Nguyễn Thiện Năng (phường 4, TP Cà Mau). Ngôi miếu ngày nay được xây dựng khang trang, hầu như quanh năm ấm áp bởi thường ngày nhiều người lui tới lễ hương, vừa tưởng nhớ ơn đức ông quan liêm khiết thiện lương, vừa gửi gắm ước nguyện đến Thần Minh.

Miếu Thần Minh được xếp hạng di tích văn hoá lịch sử cấp tỉnh năm 2017. Hàng năm, vào mùng 6-7/7 âm lịch, lễ giỗ tri huyện Nguyễn Thiện Năng, tức Thần Minh, được tổ chức trang trọng. Đông đảo người dân trong vùng và khách thập phương về dự, như một cách thể hiện lòng biết ơn của hậu thế đối với vị quan tri huyện đầu tiên có nhiều công lao xây dựng, giữ gìn xứ sở đất mũi Cà Mau.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi

Bát cơm quả trứng đưa người về bên kia núi
(PLVN) - Quê tôi gọi bát cơm quả trứng cúng người vừa mất là: “cơm đặt đầu” nghĩa là bát cơm đặt phía trên đầu giường người vừa mất. Bát cơm đó có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nên người Việt đã gìn giữ, duy trì qua nhiều ngàn năm không mất.