Về Mường Thải xem điệu đang Mường

Về Mường Thải xem điệu đang Mường
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhắc đến đang Mường là nói đến những làn điệu dân ca chứa chan tình người, khát vọng, tình yêu quê hương, đất nước... Những làn điệu này không thể thiếu trong các ngày lễ hội, ngày vui của bản làng, gia đình đồng bào dân tộc Mường, ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Trải nghiệm điệu đang Mường

Xã Mường Thải là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Mường. Nơi đây có hồ suối Chiếu diện tích rộng hơn 50ha, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu trong lành, mát mẻ được bao bọc bởi những cánh rừng xanh. Đồng bào Mường nơi đây còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, riêng biệt về phong tục, tập quán như: Phong tục ăn, ở, hôn nhân, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên… Một trong những nét văn hóa đặc sắc đó phải kể đến là điệu đang Mường, một làn điệu dân ca chứa chan tình người đằm thắm, khát vọng tình yêu quê hương, đất nước...

Để lời đang của dân tộc Mường không bị mai một theo thời gian, năm 2016, xã Mường Thải đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) đang Mường, tổ chức truyền dạy làn điệu đang Mường cho nhiều thành viên yêu mến làn điệu dân ca của dân tộc mình. Bên cạnh đó, phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch, xã đã tập trung bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, gắn với xây dựng các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thu nhập cho Nhân dân.

Vẻ đẹp lãng mạn đến nao lòng của Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). (Nguồn: Vietnamtourism)

Vẻ đẹp lãng mạn đến nao lòng của Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). (Nguồn: Vietnamtourism)

Với mong muốn được tận mắt trải nghiệm những điệu đang Mường, trong một chuyến công tác về huyện Phù Yên (Sơn La), chúng tôi đã đến xã Mường Thải. Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là ngay từ đầu bản đã bắt gặp những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ mang phong cách truyền thống dân tộc Mường nằm lấp ló sau những vườn cây ăn quả, hai bên đường là những ruộng lúa xanh mướt…

Gặp chúng tôi tại nhà văn hóa xã Mường Thải, bà Triệu Thị Phai, Chủ nhiệm CLB đang Mường xã Mường Thải cho biết: “Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Mường, là người con của đất Mường Thải, từ nhỏ, tôi đã được mẹ dạy cho những làn điệu đang Mường qua lời hát ru, qua các dịp lễ hội của bản. Những câu hát ngọt ngào, mượt mà của dân ca Mường đã in đậm trong tâm trí của tôi. Là Chủ nhiệm CLB đang Mường của xã, tôi rất vui và tự hào vì có thể truyền dạy đang Mường cho những người yêu những làn điệu mượt mà của dân ca Mường”.

Toàn cảnh hồ Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). (Ảnh: Lường Hằng)

Toàn cảnh hồ Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). (Ảnh: Lường Hằng)

Chị Triệu Thị Hồng Thắm, ở bản Thải, là một trong những thành viên trẻ tuổi của CLB chia sẻ: “Rất thích được học đang Mường nên năm 2021, tôi đã tham gia CLB đang Mường của xã. Qua lớp truyền dạy đang Mường, tôi càng yêu hơn làn điệu dân ca của dân tộc Mường. Qua lớp này, tôi cũng mong muốn được học nhiều hơn, giao lưu nhiều hơn để hiểu thêm vẻ đẹp của đang Mường, biết thêm nhiều bài hát mới, góp phần gìn giữ, truyền thụ và nhen nhóm tình yêu dân ca của các thế hệ người Mường với văn hóa của dân tộc mình”.

Còn chị Lò Thị Quyến, một thành viên của CLB cho biết: “Là người dân tộc Thái về làm dâu ở bản Thải, xã Mường Thải đã 20 năm. Những năm sinh sống và sinh hoạt cùng cộng đồng người Mường trên quê chồng, tôi đã thành người con của dân tộc Mường, tôi rất yêu những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Mường và yêu những làn điệu đang Mường như tiếng hát của dân tộc Thái”.

Khi biết có lớp truyền dạy đang Mường, chị Quyến cũng như nhiều chị em khác đã đăng ký tham gia để biết thêm một loại hình dân ca đặc sắc, để có cơ hội giao lưu, thổ lộ những tâm tư, tình cảm qua tiếng đang, rồi qua đó mỗi người sẽ hiểu nhau hơn, trao cho nhau những gì tốt đẹp và cùng nhau xây dựng quê hương, bản làng giàu đẹp.

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đang Mường

Theo bà Triệu Thị Phai, đang Mường ở xã Mường Thải có nhiều thể loại phong phú như: đang truyền thống, kể về các sự tích, truyền thuyết, trường ca, truyện dân gian; hát đang xã giao, thăm hỏi; hát đang đối đáp giao duyên; đang chúc mừng cưới xin, nhà mới…

Các thành viên trong CLB đa số chỉ mới biết nghe tiếng đang Mường chứ chưa biết hát đang Mường. Chính vì vậy, để có thể truyền dạy các làn điệu hay lời bài hát cho các thành viên, ngoài biết bài hát, biết lời hát và biết hát, người dạy còn biết sử dụng các làn điệu, ăn khớp với nhạc điệu là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi người hát phải có sự thông minh, nhanh nhạy để thấu hiểu và cảm nhận. Qua một thời gian truyền dạy, hầu hết các thành viên trong CLB đã có thể biết được những làn điệu cơ bản, hát được những bài hát đơn giản để có thể đi giao lưu, biểu diễn trong các dịp lễ, tết, lễ hội, đám cưới…

Đồng bào Mường không giới hạn không gian hay thời gian hát, có thể hát thâu đêm, suốt sáng trong những dịp anh em, bạn bè, người thân lâu ngày gặp lại, hay những dịp lễ, Tết. Hai bên thường đối đáp qua lại rồi mời nhau uống rượu, chúc nhau sức khỏe, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, năm mới an lành, hạnh phúc.

Các thành viên Câu lạc bộ đang Mường đang tập các điệu múa.

Các thành viên Câu lạc bộ đang Mường đang tập các điệu múa.

Ông Đinh Đức Điền, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Thải chia sẻ, đang Mường gắn liền với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mường, là một loại hình gần như được sử dụng trong hầu hết lĩnh vực của đời sống sinh hoạt cộng đồng người Mường ở nhiều nơi, trong đó có cộng đồng Mường xã Mường Thải. Mỗi lời đang đều chứa đựng những nét giá trị văn hoá truyền thống lâu đời của đồng bào Mường được hình thành, lưu giữ, bảo tồn và phát triển trong quá trình lao động sản xuất, khát vọng vươn tới cái đẹp trong cuộc sống tương lai.

Hoạt động của CLB đang Mường của xã không chỉ thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng tại địa phương, mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa Mường. CLB đang Mường của xã Mường Thải hiện nay đang hoạt động hiệu quả. Từ ý nghĩa đó, xã đã có kế hoạch hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân tham gia sinh hoạt tại CLB; huy động các nguồn lực xã hội hóa để CLB có kinh phí duy trì hoạt động, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường tại xã Mường Thải không chỉ giúp Nhân dân nâng cao ý thức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, mà còn thắt chặt thêm tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và du lịch của địa phương.

Những người yêu đang Mường ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên đang là những người “truyền lửa”, giúp khơi dậy tình yêu bản làng, yêu văn hóa dân gian dân tộc Mường cho thế hệ con cháu. Những bước chân nhịp nhàng theo điệu nhạc, những lời ca, tiếng hát từ các nghệ nhân là nguồn cảm hứng để nhắc nhở thế hệ trẻ tự hào về làn điệu đang Mường và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, để đang Mường sống mãi với thời gian.

Hiện nay, CLB đang Mường xã Mường Thải có 35 thành viên sinh sống tại bản Thải và bản Chiếu. Các thành viên CLB ở nhiều lứa tuổi khác nhau, người cao tuổi nhất là 60, người ít tuổi nhất là 14, nhiều người đã lên chức ông, chức bà, nhưng tất cả đều có chung một niềm đam mê đối với làn điệu dân ca Mường.

Mỗi tháng 1 lần, CLB có mặt tại nhà văn hóa xã để tập luyện. Phần lớn những bài đang được tập luyện tại CLB do các thành viên trong CLB tự sưu tầm và sáng tác với những lời đang đầy ý nghĩa ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước. Ngoài những buổi tập luyện tại nhà văn hóa, cứ vào dịp nông nhàn, các thành viên CLB còn cùng nhau sưu tầm dàn dựng, khôi phục lại các làn điệu dân ca cổ để cùng nhau hát vào dịp lễ, Tết, ngày cưới, lên nhà mới của người dân trong bản.

Tin cùng chuyên mục

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Đọc thêm

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.