Người giữ hồn Xòe Thái ở Mường Lò

Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến cùng các diễn viên trong Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò. (Ảnh YB)
Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến cùng các diễn viên trong Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò. (Ảnh YB)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đó là nghệ nhân Lò Văn Biến, bản Cang Nà, Nghĩa Lộ - Yên Bái, người đã dành cả đời mình nghiên cứu, lưu giữ và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con đồng bào dân tộc Thái. Với những đóng góp to lớn của ông, Chính phủ đã phong tặng ông danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong đợt phong tặng đầu tiên.

Cái nôi của điệu Xòe cổ, chữ Thái cổ

Mường Lò chính là đất tổ của người Thái Tây Bắc Việt Nam, là quê hương của sáu điệu Xòe cổ, khởi nguồn cho hơn ba mươi điệu Xòe của người Thái Tây Bắc. Từ thuở thơ bé, ông Biến muốn nuốt lấy từng lời những điệu khắp - hát, ngâm, hò của bà, của mẹ. Thấy con thông minh, lại ham học hỏi, bố mẹ cho ông đi học.

Ngày ấy cả vùng chỉ có ông mo Lò Văn Phớ là giỏi chữ Thái, mỗi đêm học phải trả công một bung thóc 15kg. Chữ Thái cổ khó học bởi không có dấu ngắt câu và dấu thanh điệu, hệ thống phụ âm thay thế cho dấu thanh lại rất phức tạp. Ðược hai đêm, người bạn cùng học bỏ dở vì không theo được; còn ông chỉ sau năm đêm miệt mài với than củi viết trên mo cau đã biết ghép vần và đọc được.

Học hết tiểu học, sau khi Nghĩa Lộ được giải phóng tháng 10/1952, ông Biến tham gia dạy bình dân học, rồi đi học sơ cấp Sư phạm đặt tại Khu Tự trị Thái Mèo. Năm 1956 ra trường, ông về Than Uyên (nay thuộc Lai Châu) dạy học, dạy song ngữ - chữ Thái và chữ quốc ngữ. Đến năm 1963, ông về Mường Lò dạy học rồi làm Trưởng ban Văn hóa Giáo dục của xã.

Ông dành nhiều thời gian sưu tầm những pho sách cổ viết bằng chữ Thái trên những tờ giấy dó, hay những cuốn sách màu thời gian đã nhuộm đen, rách nát không còn nhìn rõ chữ. Ông lang thang khắp các thôn bản sưu tầm những câu dân ca, điệu múa, những bài cúng bản, cúng ma… rồi ghi chép dịch ra thành sách. Lo sự mai một về chữ viết của người Thái đã được sáng tạo từ ngàn năm trước do cha ông để lại, ông mở lớp dạy chữ Thái ngay tại nhà cho con cháu và những ai yêu mến chữ Thái.

Năm 2006, ông soạn thành giáo trình 100 tiết dạy chữ Thái. Khi nghe tin ông Lò Văn Biến dạy chữ Thái cổ, hai sinh viên người Nhật là Hakiga Namasao và Okada Masasi từ Hà Nội tìm lên học; rồi Du Tỷ - người Thái Lan và tiến sĩ người Pháp tên là Răcđơmon cũng xin được làm học trò.

Ngoài 2 lớp được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam hỗ trợ kinh phí, còn lại các lớp học khác ông đều dạy miễn phí. Giáo viên không có lương, học viên tự túc kinh phí, sách vở… Ông cũng là người soạn bộ tài liệu dạy tiếng và chữ Thái cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số, cuốn sách do Sở Nội vụ Yên Bái đặt hàng. Và sau này, Bộ Nội vụ thấy tốt nên đã chọn luôn làm giáo án dạy cho các vùng dân tộc thiểu số.

Ngoài dạy chữ Thái, ông còn lặn lội đi đến các xã, các bản dạy các thanh niên thổi khèn bè, thổi sáo, dạy múa Xoè cho các cháu. Nhờ sự tận tình dạy dỗ của ông, rất nhiều thanh niên, là thế hệ sinh sau đẻ muộn, vốn không được biết nhiều về những câu hát, điệu múa của dân tộc mình, không biết viết chữ của dân mình. Nhưng nhờ được ông dạy dỗ, đã biết đọc, biết viết chữ, biết thêm nhiều bài khắp, biết đánh đàn tính, biết thổi pí pặp, pí thiu, pí ló… những nhạc cụ của dân tộc mình.

Không chỉ yêu chữ Thái cổ, ông Lò Văn Biến còn say mê sưu tầm, dịch sách cổ viết bằng chữ Thái: Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng; Tìm hiểu tục cúng vía dân tộc Thái đen Mường Lò; Cúng mường, cúng bản; Lễ hội Hạn Khuống; Cúng người chết về Mường trời (Xống phi tai); Cúng vía trâu (Tam khuôn quai)…

Ông kể, thông điệp của người xưa được ghi trong sách cúng cũng như được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác: Mường Lò là đất tổ của người Thái Đen ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Hàng năm, nhiều người Thái đen ở Mỹ, Thái Lan, Lào… đã tới Mường Lò thăm quê cha đất tổ (đin pẩu pú) của người Thái Đen, thăm thác Nặm Tốc Tát - nơi người Thái Đen khi băng hà linh hồn đều tới đó tắm rửa trước khi ngược theo dòng thác lên Mường Trời.

Xòe - nhịp đập Mường Lò

“Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in những buổi theo mế đi xem múa Xòe, khiến tôi có niềm say mê đi khắp nơi truyền dạy lại những mình chắt lọc được, mặc cho những đêm ướt sũng người rong xe 4 - 5km đường đồi để về đến nhà”.

Ông Lò Văn Biến kể, 14 tuổi, ông đã bắt đầu chơi khèn và đi theo đội Xòe biểu diễn ở khắp các thôn bản. Với niềm đam mê và ấp ủ muốn truyền lại những điệu Xòe cho các thế hệ sau, ông đã miệt mài đi khắp các bản của người Thái ở Tây Bắc để tìm kiếm sự ủng hộ và chung tay của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người dân.

Thế rồi, nhiều năm qua, cứ tối đến, chị em trong bản tạm gác lại những lo toan đồng áng, gia đình để thắt lưng ong, mặc áo cóm, quấn dây xà tích sẵn sàng cho buổi tập. Phụ nữ Thái vẫn thường bảo nhau “váy áo phải đẹp thì xòe mới dẻo, mới hay được”. Hằng năm cứ vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, khi mùa vụ đã gặt xong cây ngô đông phủ màu xanh trên các thửa ruộng là khi thị xã mở hội Xoè.

Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022. (Ảnh YB)

Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022. (Ảnh YB)

Mường Lò là cánh đồng lớn thứ hai ở miền núi phía Bắc, chỉ sau Mường Thanh - Điện Biên (còn hai cánh đồng nhỏ hơn là Mường Than - Than Uyên và Mường Tấc - Phù Yên). “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” đã thành danh từ lâu. Hương thơm của hạt gạo nơi này đã bay xa, vượt núi non đến nhiều nơi được rất đông người biết đến.

Ở tuổi 90 tuổi, Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến đã dành trọn cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các điệu Xòe cổ. Nói về nguồn gốc sự ra đời của những điệu Xòe, nghệ nhân Lò Văn Biến cũng cho rằng, ngay từ khi vùng đất này còn hoang sơ, Xòe đã phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông trong trị thủy, khai phá đất đai và mong ước một cuộc sống sinh sôi, nảy nở.

Trong các tài liệu còn ghi, người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông, suối. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hay chiến thắng kẻ thù, thú dữ, mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam nữ, già trẻ nhảy múa, ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành nên các điệu Xòe.

Theo năm tháng, Xòe đã được lưu giữ và phát triển thành một không gian văn hóa hết sức đồ sộ về khối lượng trong cộng đồng.

Trong suy nghĩ của nghệ nhân cao niên, những điệu Xòe chẳng khác nào một xã hội thu nhỏ của người Thái, phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng bằng phương thức tư duy ngôn ngữ múa dân gian Thái, cùng với những điệu khắp chữ tình, các điệu khèn, điệu pí, Xòe ăn sâu vào lòng người một cách tự nhiên.

Đặc biệt, sáu điệu Xòe cổ mà ông sưu tầm và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015 gồm: Khắm khen (Nắm tay nhau), Ðổn hôn (Bước tiến lùi), Phá xí (Bố bốn), Nhôm khăn (Tung khăn), Khắm khăn mơi lảu (Nâng khăn mời rượu) và Ỏm lọm tốp mư (Vỗ tay đi vòng tròn). Những điệu Xòe cổ này được sắp xếp theo tuần tự ý nghĩa nhân văn và giáo dục trong đời sống của người Thái, thể hiện qua các thái cực tình cảm của gia chủ với khách mời và trong không gian giao lưu văn hóa cộng đồng.

Không những thế, ông còn phối hợp với các trường nội trú, Trường Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Yên Bái để dạy các điệu Xòe Thái cho học sinh, sinh viên. Ông cùng địa phương thành lập và duy trì các đội văn nghệ ở thôn bản có sự tham gia của các nghệ nhân người cao tuổi, thanh niên và các cháu thiếu niên để cùng nhau gìn giữ những di sản văn hóa quý giá của người Thái.

Ông cho hay, từ năm 1995, ông bắt đầu đi truyền dạy Xòe cổ cho dân bản. Nghệ nhân Lò Văn Biến vẫn nhớ như in giai đoạn vượt núi băng rừng, với đôi bàn chân dẻo dai và trái tim nhiệt huyết để đi khắp các bản làng, truyền dạy về nghệ thuật Xòe cho các thế hệ người Thái.

Không phụ sự bền bỉ của nghệ nhân Lò Văn Biến, ông đã truyền ngọn lửa tình yêu với đến cộng đồng, trong đó có rất nhiều người trẻ. Thế nên, từ việc nhiều người không nắm hết được những tinh hoa trong các điệu Xòe cổ, đến nay không khí của Xòe, tinh thần của Xòe đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp đập Mường Lò.

Vị nghệ nhân cao niên vui lắm, bây giờ làng nào, bản nào cũng có 3 - 4 đội Xòe của thiếu nhi, thanh niên, trung niên và cả những người già. Xòe đáng yêu lắm! Chẳng thế mà khi âm nhạc cất lên, không chỉ những nam thanh, nữ tú rạng ngời mà ngay cả những người già, miệng bỏm bẻm nhai trầu cũng đều muốn bước trong vòng Xòe, với niềm vui không dứt…

Và chẳng thể không đắm say với điệu múa “Khắm khăn mơi lẩu” nghĩa là “Nâng khăn mời rượu” chỉ có ở người Thái đen đất Mường Lò và cũng chỉ có ở đây, bạn mới có thể được nâng chén cùng lời ca mời rượu, cùng điệu Xòe Thái dập dìu bên bếp lửa nhà sàn. Bởi không ai có thể từ chối chén rượu do những người phụ nữ chưng cất từ hạt gạo họ làm ra, men rượu và men tình người đã kết nối tình thân giữa chủ và khách, tình đoàn kết anh em của các dân tộc ngày càng bền chặt hơn.

Một buổi chiều chân núi, bên mâm rượu với canh rêu suối, châu chấu rang khô và thịt trâu sấy bản Đêu, Mường Lò bạn sẽ chẳng thể cầm lòng bên ly rượu đầy: “Ly rượu đầy như tấm lòng không bao giờ vơi/Anh có muốn làm quen/Anh hãy uống cạn ly này/Một ly là để em chào/Hai ly là để làm quen/Em không biết hát/Em hát không hay/Em vẫn hát mời anh ly rượu này...”.

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015, ngày 15/12/2021, tại Kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Paris, Pháp, nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.