Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Quảng Ninh - địa phương duy nhất được Bác Hồ đặt tên

Tên gọi các tỉnh, thành không chỉ là những ký hiệu hành chính, mà là một phần di sản văn hóa vô giá, gắn liền với lịch sử, địa lý và con người của mỗi vùng đất. Việt Nam hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó, có có 4 địa phương trở nên đặc biệt hơn cả khi không đặt tên theo quy tắc chính tả. Đó là: Bắc Kạn, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông. Tại sao lại dùng chữ “K” thay cho chữ “C” dù nó sai chính tả? Theo các chuyên gia, cách dùng này được cho là bắt nguồn từ lối viết chữ quốc ngữ của người Việt đầu thế kỷ 20. Khi đó chữ “K” thường dùng thay cho chữ “C”. Ngày nay, cách viết Bắc Kạn, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông đã rất phổ biến và được thống nhất dùng trên cả nước.

Cùng đó, trong số 63 tỉnh, thành của nước ta, có 8 nơi có chữ “Bình” trong tên gọi, bao gồm: Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Thái Bình. Đứng ở vị trí thứ hai là từ “Giang” với 6 tỉnh là: An Giang, Bắc Giang, Hà Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang. Tiếp đó là chữ “Quảng” với 5 tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Ninh.

Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có tên gọi 3 từ. Trong khi đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất có tên gọi 4 từ. Tuy nhiên, nếu xét theo số ký tự, đây không phải tỉnh, thành có tên gọi dài nhất nước ta. Địa phương có tên gọi dài nhất phải là Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi hai chữ “thành phố” không bao giờ bị tách rời với tên của Bác Hồ và luôn được đọc liền với nhau.

Quảng Ninh là vùng đất lịch sử lâu đời, có đường biên giới ở cả đường biển và đất liền. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 - 1500 năm TCN. Khi hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt, thời Hùng Vương vùng đất Quảng Ninh nay là bộ Lục Hải. Một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời phong kiến khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay có tên lần lượt là: Lục Châu, tô Đông Hải, tô Hải Đông, trấn An Bang, tỉnh Quảng Yên. Sau này Quảng Yên được tách ra thành nhiều đơn vị khác, trong đó có Hải Ninh.

Ngày nay, khi nhắc đến Quảng Ninh, nhiều người nghĩ ngay đến một vùng đất được thiên nhiên ưu ái đặc biệt. Không chỉ sở hữu những “kho báu” tự nhiên giàu có, Quảng Ninh còn là tỉnh duy nhất tại Việt Nam vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đặt tên. Viết về sự kiện này, cố nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đồng tác giả của cuốn Địa chí Quảng Ninh - Tống Khắc Hài đã ghi lại lời kể của đồng chí Hoàng Chính, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Ninh, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, ngày 30/10/1963, trong phiên họp toàn thể của Quốc hội khóa II, Kỳ họp thứ 7, các đại biểu Quốc hội đã nhất trí thông qua quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng, chính thức thành lập tỉnh Quảng Ninh. Quyết định này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử hành chính của vùng Đông Bắc, đồng thời khép lại quá trình thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng kéo dài suốt ba năm trước đó.

Trong chuyến thăm tỉnh Hải Ninh vào ngày 19 và 20/2/1960, Bác Hồ đã thể hiện tầm nhìn sâu rộng của mình về tiềm năng và vị trí địa lý của vùng đất này. Ngồi trên máy bay, Bác đã ngắm nhìn toàn cảnh và nói: “Hải Ninh và Hồng Quảng núi sông biển trời liền một dải. An Quảng, Quảng Yên là đây, xa hơn nữa là An Bang, là Hải Đông”. Bác không chỉ nhớ về những địa danh lịch sử mà còn liên tưởng đến Chiến thắng Bạch Đằng hào hùng, khẳng định giá trị to lớn của vùng đất Hải Đông. Chính vì vậy, cái tên Hải Đông cũng từng được xem xét kỹ lưỡng khi hai địa phương Hải Ninh và Hồng Quảng sáp nhập.

Giữa tháng 9 năm 1963, đồng chí Hoàng Chính đã có dịp trao đổi với Bác Hồ về việc đặt tên cho tỉnh mới. Khi nghe ông Chính nhắc đến tên Hải Đông, Bác Hồ cho rằng tên Hải Đông rất hay, gợi nhớ đến lịch sử hào hùng của dân tộc. Tuy nhiên, Bác đã hỏi ý kiến của nhiều đồng chí, đề nghị ghép hai chữ cuối của Hồng Quảng và Hải Ninh thành Quảng Ninh. Quảng nghĩa là rộng lớn, Ninh là yên bình, bền vững, vừa dễ nhớ, dễ hiểu lại có nhiều ý nghĩa.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành rất nhiều sự quan tâm cho mảnh đất Quảng Ninh, là địa phương Người tới thăm nhiều lần. Ngày nay, Quảng Ninh đã vươn lên trở thành một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển hàng đầu tại Việt Nam.

Những tên đất từ ngàn xưa

Theo cuốn “Đại Nam nhất thống chí” và “Đại Nam nhất thống toàn đồ”, một số tên tỉnh được gọi chệch đi theo phiên âm của thổ ngữ địa phương. Như tỉnh Hòa Bình xưa, người Pháp thấy tỉnh Hưng Hóa quá rộng lớn, phải chia nhỏ làm nhiều tỉnh. Khi khảo sát thấy có nhiều huyện của tỉnh là vùng đất đa phần là người Mường, bên Lạc Sơn, Lạc Thủy của tỉnh Ninh Bình cũng là vùng đất người Mường. Họ mới quyết định gộp các vùng đất này lại lập một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Mường. Sau đó tỉnh đường đóng ở chợ Bờ, để thống nhất với cách đặt tên chung, tỉnh đổi tên là tỉnh Chợ Bờ. Tỉnh lỵ đóng ở một phố núi heo hút, bị nghĩa quân Đốc Tít tập kích chiếm tỉnh đường giết chết phó công sứ người Pháp. Chính quyền Pháp phải di chuyển tỉnh đường về xuôi, về xã Hòa Bình cách đó khoảng 30km. Và tên Hòa Bình có từ ngày đó!

Rạp chiếu phim Thanh Bình, Pleiku, Gia Lai năm 1969. (Ảnh Tư liệu)

Rạp chiếu phim Thanh Bình, Pleiku, Gia Lai năm 1969. (Ảnh Tư liệu)

Lào Cai là cách phát âm của người địa phương đọc chữ Lão Nhai có nghĩa là Phố Cũ hoặc Chợ Cũ. Người địa phương thường gọi Bảo Thắng, là khu phố do Lưu Vĩnh Phúc xây dựng nằm ở vùng thuộc thị xã Lào Cai ngày nay bằng tên Lảo Kay, sau đó người Pháp cũng phiên âm lại cách gọi đó bằng chữ Latinh là Lao Kai hoặc Lao Kay.

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bản sao bài văn bia “Tam hải hồ sơn chí” bằng tiếng Hán khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể, do tác giả Phan Đình Hòe tỉnh Bắc Kạn viết, ông Vi Văn Thượng khắc và dựng bia năm 1925: Chữ “Kạn” trong từ Bắc Kạn có bộ “tài gẩy” bên chữ “Can”, âm Hán Việt đọc là “cản”, chữ này có nghĩa là “ngăn giữ, bảo vệ, chống cự” (phía bắc). Từ xa xưa, ở vùng biên cương rộng lớn, cha ông ta đã đặt những tên đất mang nhiều ý nghĩa đến vậy...

Hải Dương có tên chính thức từ năm 1469, ý nghĩa “Hải là miền duyên hải” vùng đất giáp biển, “Dương là ánh sáng/ánh mặt trời”. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là “ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về”. Trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên dậu phía đông của kinh thành Thăng Long.

Tỉnh Hưng Yên được thành lập năm 1831 gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định. Vùng đất Hưng Yên nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh đã nổi tiếng do có Phố Hiến, dân gian có câu “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Bắc Giang thuộc bộ Võ Ninh thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang, đời Lý - Trần gọi là łộ Bắc Giang, đời Lê là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời Tự Đức là phủ Đa Phúc. Đến nay chưa thấy tài liệu nào chứng minh, nhưng tên gọi Bắc Giang có nghĩa là phía bắc sông.

Lai Châu có tên gọi xuất phát từ chữ châu Lay. Vào đầu thế kỷ X, các thủ lĩnh Thái chiếm vùng đất này đã đặt tên là Mường Lay, năm 1435 Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi là châu Lai do phiên âm chữ Lay. Còn Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được Vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831), tên gọi xuất phát từ danh xưng “xứ Lạng”...

Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là tỉnh có số lần sáp nhập và chia tách ít nhất cả nước. Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu. Ở thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, vào năm Thuận Thiên 1 tức năm 1009 gọi là Phủ Thanh Hóa. Năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Năm 1802 đổi gọi là trấn Thanh Hóa, có thể do tên cũ trùng với tên một phi tần của vua. Năm 1831 đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm 1841 lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa cho tới ngày nay...

Nhà nước ta đang thực hiện một công cuộc cải cách hành chính thật sự to lớn để mở ra cho Việt Nam một kỷ nguyên mới, một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc sáp nhập các tỉnh, thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương. Bởi với mỗi người Việt Nam, trên khắp dải đất hình chữ S, đất nước là quê hương, nguồn cội...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đến chiến trường xưa lắng nghe đất kể

Đến chiến trường xưa lắng nghe đất kể

(PLVN) - Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những địa danh từng là chiến trường xưa như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, rừng Sác, Bến Nhà Rồng... lại trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những chuyến hành trình không chỉ để tham quan, mà còn để lắng nghe đất kể chuyện - những câu chuyện về quá khứ hào hùng, về những con người đã làm nên lịch sử.

Đọc thêm

Khám phá căn cứ kháng chiến trong lòng đất

 Địa đạo Củ Chi là điểm đến thu hút du khách ở TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh trong bài: Địa đạo Củ Chi)
(PLVN) - Địa đạo Củ Chi là căn cứ kháng chiến, có hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, được xây dựng một cách tinh vi, phức tạp, có đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu cũng như chịu được sức công phá của các phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ. Địa đạo Củ Chi ngày nay không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam góp phần tạo nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Thanh xuân và hành trang của lòng yêu nước

Khoảnh khắc xúc động khi Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 Phùng Quang Trung trao ảnh cho gia đình liệt sỹ. (Ảnh: L.T)
(PLVN) - Mỗi người trẻ với những nỗ lực không ngừng đều mang trong mình hành trang của lòng yêu nước. Đó là tâm sự của những Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, giải thưởng cao quý hàng năm của Trung ương Đoàn tôn vinh những gương mặt truyền cảm hứng trong nhiều lĩnh vực của tuổi trẻ hôm nay...

Khi người trẻ thấm đẫm văn hóa, nguồn cội

Hòa Minzy gây sốt với MV Bắc Bling. (Ảnh: FBNV)
(PLVN) - Thanh niên đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhắc đến MV Bắc Bling của ca sĩ Hòa Minzy như một ví dụ điển hình về việc quốc tế hóa sản phẩm văn hóa truyền thống...

Thưởng thức phở 3 miền Bắc- Trung- Nam tại Festival Phở 2025

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Festival Phở 2025 (Ảnh: P.V).
(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...