Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc từ giữ gìn tiếng Việt

Lớp dự bị tiếng Việt cho cán bộ người Lào do cô Lanny Phetnion giảng dạy tại Khoa tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. (Ảnh: Đỗ Bá Thành/ TTXVN )
Lớp dự bị tiếng Việt cho cán bộ người Lào do cô Lanny Phetnion giảng dạy tại Khoa tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. (Ảnh: Đỗ Bá Thành/ TTXVN )
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với tinh thần “Giữ gìn tiếng Việt, giữ gìn hồn Việt”, việc người Việt Nam ở nước ngoài sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống, học tập, làm việc và giao lưu quốc tế sẽ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025 vừa được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) long trọng phát động tại Hà Nội. Triển khai từ năm 2023, Ngày Tôn vinh tiếng Việt đã trở thành dấu mốc quan trọng hằng năm trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, các phong trào về tiếng Việt trong cộng đồng ngày càng lan tỏa và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Phát biểu tại buổi lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” năm 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và lan tỏa tiếng Việt, khẳng định rằng tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là hồn cốt dân tộc, kết tinh bản sắc văn hóa Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Đây chính là sợi dây kết nối cộng đồng người Việt xa quê với cội nguồn dân tộc”.

Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” năm 2025 đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm gìn giữ và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Với sự chung tay của các cơ quan, tổ chức và kiều bào, tiếng Việt chắc chắn sẽ tiếp tục được gìn giữ, phát triển bền vững, trở thành niềm tự hào chung của dân tộc Việt Nam.

Trong thời gian qua, các hoạt động hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức phong phú, với sự tham gia tích cực của các cơ quan trong nước, địa phương và đông đảo kiều bào trên thế giới. Một báo cáo năm 2021 của trang web tài chính InsiderMonkey cho biết, tiếng Việt là ngôn ngữ được nói nhiều thứ 21 trên thế giới, với hơn 77 triệu người nói trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, buổi lễ cũng công bố một số hoạt động hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt 2025 nhằm lan tỏa tình yêu với tiếng mẹ đẻ và khuyến khích kiều bào giữ gìn, phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. Cụ thể, Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV4) giới thiệu về chương trình “Tiếng Việt không khó”, “Vui cùng tiếng Việt”. Đây sẽ là những chương trình giúp người Việt xa quê, đặc biệt là thế hệ trẻ, học và sử dụng tiếng Việt một cách dễ dàng, sinh động hơn.

Trung tâm Việt Nam học và Trường Việt ngữ Cây Tre (Nhật Bản) đã phát động Cuộc thi “Thi hùng biện tiếng Việt, vẽ tranh, tìm hiểu về quê hương Việt Nam” và ra mắt của Tủ sách tiếng Việt do cộng đồng xây dựng. Đây là sân chơi bổ ích, giúp cộng đồng người Việt ở Nhật Bản, đặc biệt là thế hệ trẻ, gắn kết hơn với văn hóa và ngôn ngữ quê hương, đồng thời tạo điều kiện để các em trau dồi tiếng Việt một cách tự nhiên.

“Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

Cuộc thi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động nhân Ngày Tôn vinh Tiếng Việt, hướng đến đối tượng là các cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài yêu tiếng Việt, có hoạt động, sáng kiến hiệu quả trong dạy học và lan tỏa tiếng Việt.

Một cô giáo viết bài thơ bằng Tiếng Việt trong cuộc thi viết chữ đẹp tại Trường Trưng Vương (tỉnh Quảng Trị) năm 2018. (Ảnh: Trường Trưng Vương/VNE)

Một cô giáo viết bài thơ bằng Tiếng Việt trong cuộc thi viết chữ đẹp tại Trường Trưng Vương (tỉnh Quảng Trị) năm 2018. (Ảnh: Trường Trưng Vương/VNE)

Đại diện kiều bào, bà Trần Hồng Vân, sứ giả tiếng Việt năm 2023 nhấn mạnh: “Việc duy trì ngôn ngữ và văn hóa cho thế hệ trẻ Việt Nam ở Australia và các nước khác trên thế giới đòi hỏi nỗ lực của các bên liên quan”. Bà chia sẻ, việc giúp cho con em kiều bào nói được tiếng Việt, yêu văn hóa Việt và giúp các em kết nối với cội nguồn dân tộc sẽ giúp các em tạo dựng nền tảng vững chắc để tỏa sáng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Trong Cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” năm 2024, vượt qua rất nhiều thí sinh ở khắp năm châu, chị Lanny Phetnion, giảng viên đại học người Lào đã trở thành người nước ngoài đầu tiên xuất sắc lọt vào danh sách 5 thí sinh đạt giải Sứ giả tiếng Việt. Chị Lanny nói: “Tôi muốn nâng cao thêm về tiếng Việt của mình và muốn góp sức vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người Lào cũng như góp phần vào tình đoàn kết, hữu nghị của 2 đất nước anh em”. Không dừng lại ở những công việc trên, chị Lanny còn lập kênh Tiktok, Youtube... để chia sẻ, giới thiệu về những cách học tiếng Việt, tiếng Lào một cách thuận lợi và dễ tiếp thu nhất. Chị cũng đã tự tay biên soạn những cuốn sách học tiếng Việt và tiếng Lào có nhiều cấp độ từ dễ đến nâng cao.

Theo NBC News, tháng 6/2024, Hội đồng thành phố San Francisco (Mỹ) cũng đã nhất trí đề xuất đưa tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức tại San Francisco, cùng với tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung và tiếng Philippines. Hơn 6000 cư dân ở đây sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chính. Như vậy, các dịch vụ công tại San Francisco phải được dịch ra tiếng Việt trước khi cung cấp đến người dân. Các thông báo trên website, văn bản… cũng đều được bổ sung thêm bản dịch bằng tiếng Việt. Quyết định được ban hành sau khi Sắc lệnh tiếp cận ngôn ngữ của San Francisco được sửa đổi và tiếng Việt đáp ứng yêu cầu về dân số để trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức của thành phố.

Trước đó, năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố lấy ngày 8 tháng 9 là Ngày Tôn vinh tiếng Việt để tri ân tiếng Việt đối với cộng đồng ở nước ngoài, để khuyến khích và tri ân những cá nhân và tổ chức đóng góp vào việc duy trì và truyền bá tiếng Việt ở nước ngoài, bao gồm cả việc sử dụng tiếng Việt trong các gia đình ở nước ngoài.

Ngoài ra, Ngày Tôn vinh tiếng Việt còn nhằm mục đích khuyến khích các chính quyền địa phương đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy của các cơ sở giáo dục tiếp nhận sinh viên Việt Nam, cũng như hỗ trợ các trường đại học và viện nghiên cứu với các môn học về tiếng Việt, đưa tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức ở một số khu vực nhất định.

Nhân Ngày Tôn vinh tiếng Việt hàng năm, Lễ mít tinh về tri ân tiếng Việt sẽ được tổ chức để kết nối các đơn vị đại diện của Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời, tổ chức một cuộc thi để tìm “đại sứ tiếng Việt ở nước ngoài”, là sân chơi ý nghĩa nhằm tìm kiếm và tôn vinh những cá nhân có đóng góp xuất sắc trong việc gìn giữ, quảng bá tiếng Việt trên toàn cầu.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc (MOIS) thông báo các cảnh báo khẩn cấp được gửi qua “Ứng dụng sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp” Emergency Ready) có sẵn bằng 5 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt. Trước đây, ứng dụng này gửi cảnh báo khẩn cấp chính thức bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Từ ngày 26/8/2024, ứng dụng bắt đầu gửi thêm cảnh báo bằng tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Nhật. Emergency Ready là ứng dụng do MOIS quản lý, cung cấp hỗ trợ đa ngôn ngữ cho 36 dịch vụ khẩn cấp, bao gồm cảnh báo khẩn cấp, hướng dẫn an toàn, thông tin về đại sứ quán, đồn cứu hỏa và đồn cảnh sát, cũng như vị trí của nơi trú ẩn phòng vệ dân sự. Với việc có 5 ngôn ngữ khác nhau cho Emergency Ready, Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc kỳ vọng có hơn 1,7 triệu người được hưởng lợi từ dịch vụ mới. Ngoài ra, năm 2013, tiếng Việt được đưa vào môn thi ngoại ngữ thứ hai bắt buộc ở kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Nhiều trường đại học tại Hàn Quốc như Trường đại học ngoại ngữ Hankuk, Trường đại học Youngsan… còn mở thêm khoa tiếng Việt và Việt Nam học, thu hút đông đảo sinh viên Hàn Quốc theo học. Nhiều vlogger người Hàn Quốc theo học và giao tiếp rất thông thạo ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài ra, một số quán ăn tại Hàn còn in hẳn chữ tiếng Việt lên trên menu, bảng hiệu của quán.

Trang lexigo đưa tin, Có đến hơn 300.000 người (chiếm 1,3% dân số Australia) sử dụng tiếng Việt để giao tiếp.. Con số này giúp tiếng Việt là ngôn ngữ được nhiều người dùng thứ 4 trong số 25 ngôn ngữ phổ biến nhất ở Australia năm 2024, chỉ sau tiếng Anh, tiếng Quan Thoại (Mandarin) và tiếng Ả Rập (Arabic). Tiếng Việt được sử dụng phổ biến nhất ở Victoria và New South Wales, nơi có cộng đồng người Việt sinh sống đông đảo.

Tin cùng chuyên mục

Có một Tản Đà nhà báo

Có một Tản Đà nhà báo

(PLVN) - Công chúng nhớ đến Tản Đà, là nhà thơ, nhà văn, nhưng với báo chí, Tản Đà lại vừa có cá tính, tài hoa, vừa ngang tàng khiến cho Hoài Thanh - Hoài Chân gọi ông là “tiên sinh”, một người có phẩm cách đi giữa đời sống gió bụi, xô bồ nhưng giữ được sự thanh thản.

Đọc thêm

Nhớ về thương cảng Hội An

 Ảnh trong bài: Tuấn Ngọc
(PLVN) - Thương cảng Hội An được giới sử học cho rằng đã bắt đầu hình hài vào cuối thế kỷ XVI, ở vùng đất Thuận Quảng của Chúa Nguyễn. Hội An, có thời là khu “trên bến, dưới thuyền” sầm uất, nhưng rồi suy tàn khi người Pháp đô hộ Việt Nam.

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng
(PLVN) - Festival Mỳ Quảng 2025 chính thức khai hội tại làng nghề Đông Khương (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), sự kiện không chỉ tôn vinh món ăn trứ danh của vùng đất Quảng mà còn mở ra hành trình quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đến du khách gần xa.

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài
(PLVN) - Tối 31/5/2025, tại Hà Nội, trong không gian linh thiêng và cổ kính của Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa Thế giới, chương trình Fashion Show “Di Sản Hà Nội” đã diễn ra đầy xúc cảm. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam tổ chức, là điểm nhấn nghệ thuật đặc biệt trong chuỗi hoạt động quảng bá du lịch Thủ đô năm 2025.

Bảo vệ bảo vật quốc gia: Cần đánh giá lại hệ thống gìn giữ di sản

 Ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa là bản gốc, được công nhận Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Vi Thảo)
(PLVN) - Vụ việc bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy gây chấn động dư luận cả nước. Đây là chiếc ngai vua nguyên vẹn, tinh xảo, là biểu trưng quyền lực tối cao của triều Nguyễn suốt 143 năm tồn tại, được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2015. Vụ việc này là hồi chuông cảnh báo trong công tác bảo vệ những di sản, bảo vật quốc gia.

Liệt nữ trong lịch sử

Một phiên chợ ở Bắc Kỳ, khoảng năm 1890. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ tiết hạnh, trinh nữ, tiết phụ, liệt nữ có ảnh hưởng sâu nặng trong đời sống văn hóa Trung Quốc, Đông Á và chiều dài lịch sử Việt Nam. Đã có những câu chuyện người xưa vinh danh những người đàn bà này.

Tìm về 'căn cước văn hóa' Việt qua cổ phục cung đình

Cổ phục triều Nguyễn được trưng bày tại “Thấp thoáng vàng son”. (Ảnh: Lê Huy)
(PLVN) -  Những bộ y phục cung đình của vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa đã được các nghệ nhân “hồi sinh”. Sự say mê kết hợp với bàn tay tài hoa và tâm đức của các bạn trẻ tiếp nối các nghệ nhân đi trước đã tạo nên thành quả quý giá, góp phần giữ gìn di sản văn hóa Việt.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra vụ phá hoại bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn”

Ngai vua triều Nguyễn - Bảo vật quốc gia trước khi bị phá hoại.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của bảo vật quốc gia “Ngai vua triều Nguyễn” sau sự cố bị xâm hại tại Điện Thái Hòa, đồng thời đề xuất giải pháp bảo quản, phục hồi theo đúng quy định.

Nhìn lại những trò chơi dân gian tuổi thơ

Tuổi thơ của nhiều thế hệ gắn liền với những trò chơi dân gian. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Người ta vẫn thường nói, ký ức tuổi thơ, dù vui hay buồn đều mang một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời mỗi người. Bởi lẽ, đó là nơi lưu giữ những tháng năm trong trẻo và đẹp đẽ nhất của một đời người. Nhất là, với các thế hệ 8x trở về trước, tuổi thơ lại càng đáng nhớ khi không có thiết bị điện tử, không có Internet mà chỉ có những buổi chiều rong chơi cùng bạn bè với những trò chơi dân gian mộc mạc, giản dị.