Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Phố Hiến – thủ phủ của trấn Sơn Nam xưa - vùng đất từng được mệnh danh là “tiểu kinh đô” được hình thành từ những điều kiện thuận lợi về địa lý, bối cảnh chính trị thời Lê-Trịnh.

Phố Hiến trước đây nằm sát tả ngạn sông Hồng, cửa ngõ án ngữ, giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu tới kinh thành Thăng Long khiến nơi đây thành “điểm gặp gỡ” của các tuyến giao thương quốc tế.

Văn miếu Xích Đằng - biểu tượng của đất học Sơn Nam. (Ảnh: HT)

Văn miếu Xích Đằng - biểu tượng của đất học Sơn Nam. (Ảnh: HT)

Trải qua thời gian, vùng đất này vẫn giữ được công trình cổ kính. (Ảnh: HT)

Trải qua thời gian, vùng đất này vẫn giữ được công trình cổ kính. (Ảnh: HT)

Cảnh “trên bến dưới thuyền” cùng các thương điếm (văn phòng đại diện), nhất là của các nước như Nhật Bản, Anh, Hà Lan… với sự có mặt của thuyền buồm từ 12 quốc gia: Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm (Thái Lan), Lữ Tống (Philippines), Mã Lai (Malaysia), In-đô (Indonesia), Ấn Độ, Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã biến Phố Hiến thành một đô thị kinh tế, chính trị và văn hóa sầm uất trong thế kỷ 16 – 17.

Ngày 11/4/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản gửi các Bộ: Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Môi trường; Tư Pháp phối hợp nghiên cứu, có ý kiến đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Hưng Yên liên quan đến sự cần thiết: về chủ trương triển khai thực hiện dự án; về chống ngập lụt và bảo vệ môi trường; về nguồn vốn đầu tư; về ưu đãi đầu tư; về tiến độ giải phóng mặt bằng để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.

Bia chùa Thiên Ứng dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi: “Nhân Dục, Hoa Dương, Hiến thị thập phường”. Tức là thời điểm đó, năm 1625, trước khi người Hà Lan đặt thương điếm, Phố Hiến đã hình thành với 10 phường. Sau này, đến thế kỷ 18, các tấm bia tại chùa Thiên Ứng (dựng năm 1709) và chùa Chuông (Kim Chung tự, dựng năm 1711) còn cho thấy tên của 20 phường, thị của Phố Hiến.

Những mặt hàng có ở Phố Hiến được xuất đi nước ngoài thời ấy là: Lụa vàng, lĩnh, tơ, bông vải, sa nhân, xạ hương, sơn, quế, nhãn, thiếc, cau, đồ sành, đồ sứ... Thậm chí, các tài liệu của còn ghi nhận có cả gạo, hồ tiêu, vây cá... Tham gia vào hoạt động giao thương tấp nập này tại Phố Hiến có sự góp mặt của 50 địa phương trong cả nước. Tài liệu phương Tây miêu tả Phố Hiến có hơn 2.000 nóc nhà, riêng làng người Hà Lan đã chiếm hơn 100 nóc...

Chùa Chuông - được ví là Phố Hiến đệ nhất danh lam. (Ảnh: HT)

Chùa Chuông - được ví là Phố Hiến đệ nhất danh lam. (Ảnh: HT)

Phố Hiến trong quá khứ từng là nơi hội tụ của nhiều văn hóa, gặp gỡ của Đông - Tây. (Ảnh: HT)

Phố Hiến trong quá khứ từng là nơi hội tụ của nhiều văn hóa, gặp gỡ của Đông - Tây. (Ảnh: HT)

Các công trình kiến trúc độc đáo còn tồn tại, từ chùa Chuông, đình An Vũ, hội quán Đông Đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu... (Ảnh: HT)

Các công trình kiến trúc độc đáo còn tồn tại, từ chùa Chuông, đình An Vũ, hội quán Đông Đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu... (Ảnh: HT)

Võ miếu (Ảnh: HT)

Võ miếu (Ảnh: HT)

Cặp nghê ở đền Thiên Hậu. (Ảnh: HT)

Cặp nghê ở đền Thiên Hậu. (Ảnh: HT)

Sự đa dạng văn hóa được thể hiện qua các công trình kiến trúc độc đáo còn tồn tại, từ chùa Chuông, đình An Vũ, hội quán Đông Đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu, nhà thờ Thiên Chúa giáo (mang phong cách Tây Ban Nha) và các phố phường mang phong cách giao thoa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây.

Theo chính quyền tỉnh Hưng Yên: “Các di tích và di sản này không chỉ là minh chứng lịch sử mà còn là tài sản vô giá của nền văn hóa Việt Nam”.

Hưng Yên còn nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng. (Ảnh: HT)

Hưng Yên còn nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng. (Ảnh: HT)

Dự án phục dựng Phố Hiến được phân chia thành 4 phân khu chính với tổng diện tích 1708,9ha. (Ảnh: HT)

Dự án phục dựng Phố Hiến được phân chia thành 4 phân khu chính với tổng diện tích 1708,9ha. (Ảnh: HT)

UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng: Phục dựng Phố Hiến cổ không chỉ là bảo tồn di sản, mà còn mở ra cơ hội lớn để phát triển kinh tế - du lịch, thương mại, dịch vụ bền vững cho tỉnh, là “cơ hội vàng để phát triển du lịch vùng”. Với vị trí gần Hà Nội và nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Phố Hiến có lợi thế lớn về kết nối giao thông, dễ dàng thu hút du khách trong và ngoài nước.

“Dự án phục dựng Phố Hiến cổ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Hưng Yên mà còn tạo động lực cho các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Biến Phố Hiến thành một điểm đến du lịch văn hóa tầm cỡ quốc gia và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch toàn cầu, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận Phố Hiến là Di sản Văn hóa Thế giới” - đề án của Hưng Yên nêu.

Dự án phục dựng Phố Hiến được phân chia thành 4 phân khu chính với tổng diện tích 1708,9ha.

Trong đó, Phân khu I – Phân khu Phục Hiến (399,3ha): Tâm điểm là khu vực tái hiện thương cảng quốc tế Phố Hiến xưa, kết hợp không gian kinh tế đêm và các tuyến phố đi bộ đa văn hóa.

Phân khu II – Phân khu Lễ hội (427,5ha): Là khu vực trung tâm dành cho các hoạt động văn hóa, lễ hội, hội nghị với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Phân khu III – Phân khu dịch vụ và biểu diễn thực cảnh (467ha): Phân khu kết hợp dịch vụ du lịch và các chương trình biểu diễn thực cảnh tái hiện lịch sử, văn hóa Phố Hiến.

Phân khu IV – Phân khu cây xanh sinh thái ven sông Hồng (415,1ha): Khu vực xanh mát, tạo không gian trải nghiệm nông nghiệp và thư giãn cho du khách.

Tin cùng chuyên mục

 Địa đạo Củ Chi là điểm đến thu hút du khách ở TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh trong bài: Địa đạo Củ Chi)

Khám phá căn cứ kháng chiến trong lòng đất

(PLVN) - Địa đạo Củ Chi là căn cứ kháng chiến, có hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, được xây dựng một cách tinh vi, phức tạp, có đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu cũng như chịu được sức công phá của các phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ. Địa đạo Củ Chi ngày nay không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam góp phần tạo nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Đọc thêm

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...

Văn hóa Việt nhìn từ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tượng Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.

Người dân Đất Mũi thành kính tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Người dân Đất Mũi thành kính tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
(PLVN) - Trong khuôn khổ Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2025", ngày 3/4, tại Đền thờ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển long trọng tổ chức Lễ viếng và dâng hương tri ân công đức Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.