Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá hay còn gọi là đền Đậu An, là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Ngũ Lão Tiên Ông và các vị Thiên Tiên, Địa Tiên. Tương truyền các ngài là những người có công dậy dân khai phá vùng đầm lầy hoang vu, săn bắn, hái lượm và phát triển nghề trồng lúa nước trong thời kỳ đầu lập trang trại. Ngũ Lão Tiên Ông có công huy động dân làng khẩn hoang, diệt trừ thú dữ, dựng “Thụy Ứng Quán” để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Đến chiêm bái tại đền An Xá, du khách sẽ được tìm hiểu ngôi đền cổ kính với công trình kiến trúc đặc sắc, mang dấu ấn nghệ thuật thời Lê đan xen Nguyễn. Trong đó có bảo vật quốc gia Tháp đất nung có niên đại vào thế kỷ XVI- XVII. Tới đây vào dịp lễ hội, từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch) hàng năm, bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí lễ hội, để cảm nhận những giá trị văn hóa đặc sắc được lưu giữ qua phần lễ và phần hội.

Lễ hội đền An Xá hay còn gọi là lễ hội ông Đùng bà Đà, gắn với sự tích ra đời của ngôi đền. Hàng năm lễ hội được diễn ra để tri ân công đức các vị tiền bối. Lễ hội mang đậm nét đặc sắc của văn hóa dân gian nói chung và nét đẹp của nền văn hóa lúa nước vùng Bắc Bộ nói riêng thể hiện khát vọng cháy bỏng của con người về một cuộc sống yên vui, ấm no và hạnh phúc.

Đông đảo du khách về trẩy hội. (Ảnh: N.Bích)

Đông đảo du khách về trẩy hội. (Ảnh: N.Bích)

Theo nghi thức truyền thống, Nhân dân tổ chức dâng hương bái yết Ngọc Hoàng vào ngày khai hội là ngày mồng 6 có sự hiện diện của Thiên tiên, Địa tiên và Ngũ Lão Tiên Ông. Kiệu thờ ba vị luôn được rước lên đền Thượng bái yết Ngọc Hoàng vào ngày lễ hội đầu tiên, được xem như là lễ báo công của ba vị với Ngọc Hoàng Thượng đế. Đến ngày mồng 7, các kiệu thờ được rước vùng quanh làng, những người đi rước kiệu là trai tráng khỏe mạnh của làng, mặc trang phục có màu hồng hoặc màu đen mang đai thắt.

Kiệu đặc biệt nhất là kiệu Bát cống - rước Ngọc Hoàng Thượng đế, đi dưới kiệu là ông thầy cả (người trông coi đền Thượng) với trang phục “áo ngự” có “cận thần” theo sau “hầu quạt”. Khi kiệu Ngọc Hoàng và các vị tiên được rước qua, ở đầu mỗi ngõ xóm đều được dân làng bày bàn thờ và lễ vật cúng tiến...

Ngoài các nghi thức tế lễ chính, lễ hội còn có nhiều trò chơi hấp dẫn như chọi gà, cờ tướng, hát quan họ...

Đặc sắc nhất là tích trò “đánh hổ” hay còn gọi là “đánh bệt” được biểu diễn vào ngày mồng 8, không những đem lại sự hào hứng, thú vị cho những người xem mà còn mang đậm màu sắc dân gian.

Chuyện kể, xưa kia làng có một con hổ vô cùng hung hăng, dự tợn. Ngọc Hoàng đã sai các vị thần xuống đánh nhưng bất phân thắng bại. Khi đó, có mẹ con bà Khó trên đường hành khất, ăn mặc rách rưới, gánh 2 con nhỏ đi qua, bà bước tới lễ Đức Ông và bái yết Ngọc Hoàng xin được theo Tiên Bồng diệt trừ hổ ác. Lúc đó, bà bỏ con vào bụi rậm, cầm đòn gánh giáng mạnh ba nhát làm rung chuyển cả tổ hùm, đất đá rơi rào rào, vừa đánh bà vừa nói: "Ông cả bà lớn đi đâu, để cho mẹ Khó đánh nhau với hùm".

Tức thì hổ hốt hoảng chạy ra khỏi tổ, bị bà Khó và Tiên Bồng Đô Nguyên Súy cùng hai lực sỹ đánh cho chín gậy vào đầu, nhân dân cổ vũ và cùng nhau ném đá vào hổ. Sau khi hổ chết được lột da, chặt đầu về đình tế lễ.

Người dân tái diễn tích đánh hổ. (Ảnh: N.Bích)

Người dân tái diễn tích đánh hổ. (Ảnh: N.Bích)

Để diễn lại tích đánh hổ, người đóng vai mẹ Khó thường là người phụ nữ đã có gia đình, mang nét hiền hậu nhưng phải lòng dũng cảm và có công góp vào dân trí của làng. Vai hổ sẽ được giao cho người đàn ông có khả năng toát lên thần thái của hổ dữ đảm nhiệm. Đạo cụ thường được làm một cách đơn giản với hang đá được người dân dựng lên. Sau khi diễn xong, người dân sẽ đến xin lá si dắt vào người để cầu mong cho một năm may mắn, mưa thuận gió hòa.

Thông qua tích chuyện thể hiện tinh thần thượng võ của Nhân dân cùng với niềm tin sâu sắc sức mạnh của cộng đồng làng xã có thể chiến thắng thiên tai, đuổi trừ ác thú. Đây cũng là khát vọng thiêng liêng mùa màng sẽ bội thu, dân làng được sống yên vui, hạnh phúc.

Lễ hội đền An Xá đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc. Du khách hãy đến với lễ hội của vùng đất An Xá để hiểu hơn về văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, cùng trải nghiệm với các trò chơi dân gian hấp dẫn và thú vị ở nơi đây.

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật tuồng

Người trẻ gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật tuồng

(PLVN) - Lo ngại di sản văn hóa niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật tuồng truyền thống đến gần công chúng. Nhưng bên cạnh tâm huyết, còn đó những khó khăn…

Đọc thêm

Nhớ về thương cảng Hội An

 Ảnh trong bài: Tuấn Ngọc
(PLVN) - Thương cảng Hội An được giới sử học cho rằng đã bắt đầu hình hài vào cuối thế kỷ XVI, ở vùng đất Thuận Quảng của Chúa Nguyễn. Hội An, có thời là khu “trên bến, dưới thuyền” sầm uất, nhưng rồi suy tàn khi người Pháp đô hộ Việt Nam.

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng
(PLVN) - Festival Mỳ Quảng 2025 chính thức khai hội tại làng nghề Đông Khương (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), sự kiện không chỉ tôn vinh món ăn trứ danh của vùng đất Quảng mà còn mở ra hành trình quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đến du khách gần xa.

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài
(PLVN) - Tối 31/5/2025, tại Hà Nội, trong không gian linh thiêng và cổ kính của Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa Thế giới, chương trình Fashion Show “Di Sản Hà Nội” đã diễn ra đầy xúc cảm. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam tổ chức, là điểm nhấn nghệ thuật đặc biệt trong chuỗi hoạt động quảng bá du lịch Thủ đô năm 2025.

Bảo vệ bảo vật quốc gia: Cần đánh giá lại hệ thống gìn giữ di sản

 Ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa là bản gốc, được công nhận Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Vi Thảo)
(PLVN) - Vụ việc bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy gây chấn động dư luận cả nước. Đây là chiếc ngai vua nguyên vẹn, tinh xảo, là biểu trưng quyền lực tối cao của triều Nguyễn suốt 143 năm tồn tại, được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2015. Vụ việc này là hồi chuông cảnh báo trong công tác bảo vệ những di sản, bảo vật quốc gia.

Liệt nữ trong lịch sử

Một phiên chợ ở Bắc Kỳ, khoảng năm 1890. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ tiết hạnh, trinh nữ, tiết phụ, liệt nữ có ảnh hưởng sâu nặng trong đời sống văn hóa Trung Quốc, Đông Á và chiều dài lịch sử Việt Nam. Đã có những câu chuyện người xưa vinh danh những người đàn bà này.

Tìm về 'căn cước văn hóa' Việt qua cổ phục cung đình

Cổ phục triều Nguyễn được trưng bày tại “Thấp thoáng vàng son”. (Ảnh: Lê Huy)
(PLVN) -  Những bộ y phục cung đình của vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa đã được các nghệ nhân “hồi sinh”. Sự say mê kết hợp với bàn tay tài hoa và tâm đức của các bạn trẻ tiếp nối các nghệ nhân đi trước đã tạo nên thành quả quý giá, góp phần giữ gìn di sản văn hóa Việt.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra vụ phá hoại bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn”

Ngai vua triều Nguyễn - Bảo vật quốc gia trước khi bị phá hoại.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của bảo vật quốc gia “Ngai vua triều Nguyễn” sau sự cố bị xâm hại tại Điện Thái Hòa, đồng thời đề xuất giải pháp bảo quản, phục hồi theo đúng quy định.

Nhìn lại những trò chơi dân gian tuổi thơ

Tuổi thơ của nhiều thế hệ gắn liền với những trò chơi dân gian. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Người ta vẫn thường nói, ký ức tuổi thơ, dù vui hay buồn đều mang một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời mỗi người. Bởi lẽ, đó là nơi lưu giữ những tháng năm trong trẻo và đẹp đẽ nhất của một đời người. Nhất là, với các thế hệ 8x trở về trước, tuổi thơ lại càng đáng nhớ khi không có thiết bị điện tử, không có Internet mà chỉ có những buổi chiều rong chơi cùng bạn bè với những trò chơi dân gian mộc mạc, giản dị.

Tuồng sẽ đi về đâu nếu người trẻ không tiếp bước?

NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền chia sẻ với các bạn Gen Z về nghệ thuật Tuồng. (Ảnh Tuấn Ngọc)
(PLVN) - Talkshow “Tuồng và GenZ - Khi hồn Việt lên tiếng” tại Đại học Đại Nam vào chiều 21/5 là cầu nối độc đáo giữa tinh hoa nghệ thuật dân tộc và tư duy sáng tạo của GenZ, đồng thời là "bước đệm" để các bạn trẻ tự tin kể câu chuyện văn hóa Việt theo cách của riêng mình. Nhiều bạn trẻ đã bị thu hút trong buổi trò chuyện của NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền – Trưởng đoàn Thể nghiệm Nhà hát Tuồng Việt Nam về Tuồng.

Lại tiếp diễn nạn đào trộm mộ cổ

Lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nhưng lại nằm biệt lập tại 1 sườn đồi ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm Lam Kinh khoảng 4 km. (Ảnh: Tuấn Minh)
(PLVN) - Những năm gần đây, nạn đào trộm mộ cổ đang trở thành vấn nạn nhức nhối tại nhiều địa phương, gây tổn thất nặng nề về mặt di sản và đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình nghiên cứu, bảo tồn lịch sử dân tộc.