Sắc xuân trên “nấc thang thiên đường” Mù Cang Chải

Hoa tớ dày rực đỏ hút du khách tìm đến với Mù Cang Chải đón xuân. Ảnh: Thanh Miền.
Hoa tớ dày rực đỏ hút du khách tìm đến với Mù Cang Chải đón xuân. Ảnh: Thanh Miền.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khi những thửa ruộng bậc thang nhuộm sắc cải dầu, tớ dày, sơn tra cũng là lúc sơn nữ Mù Cang Chải xúng xính váy thổ cẩm bước vào năm mới, đón vận hội mới.

Độc đáo lễ cúng Ua Pê Chầu

Tết của người H’H’mông ở Mù Cang Chải thường diễn ra trong 3 ngày nhưng trước đó, khắp bản trên, bản dưới đã nhộn nhịp không khí đón Xuân. Mỗi người mỗi việc, phụ nữ sẽ hoàn thiện đường thêu, nút chỉ trên bộ váy áo mới để cho người lớn, trẻ con diện Tết. Trong khi đó, đàn ông đi mua sắm đồ, mổ lợn, mổ gà, chuẩn bị cho bữa cơm gia đình.

Điểm nổi bật nhất trong tết của người H’mông là lễ cúng Ua Pê Chầu vào 30 Tết. Trước đó, từ ngày 25, 26 người H’mông nghỉ lên nương rẫy, tập trung dọn dẹp cửa nhà đón Tết. Người H’mông tâm niệm rằng dụng cụ lao động cũng giống như con người, sau một năm làm lụng vất vả cần phải được nghỉ ngơi trong những ngày Tết.

Nông cụ cũng giống như con người cần được “tắm gội mặc áo mới” nghỉ ngơi trong ngày Tết. Ảnh: A Lù.

Nông cụ cũng giống như con người cần được “tắm gội mặc áo mới” nghỉ ngơi trong ngày Tết. Ảnh: A Lù.

Những nông cụ như cuốc, xẻng, dao phát được người đàn ông trong gia đình đem rửa sạch sẽ, sau đó dán giấy và để dưới bàn thờ. Các công cụ như cối xay ngô, quẩy tấu, cối giã bánh dày cũng được cũng được dán một tờ giấy bản. Trong lễ cúng Ua Pê Chầu, người H’mông khấn cầu thần linh ban cho gia đình luôn gặp may mắn ấm no hạnh phúc, cầu cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh không gặp tai ương, ốm đau, cầu cho cây cối, mùa màng tươi tốt.

Mâm cỗ tết của người H’mông luôn luôn có bánh dày vì người H’mông quan niệm bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật. Do đó, giã bánh dày là tập tục không thể thiếu trong ngày tết của người H’mông. Tối 30 Tết, mọi thành viên trong gia đình quay quần nhau để thực hiện lễ cúng Ua Pê Chầu và cùng nhau ăn bữa cơm đón năm mới.

“Nấc thang thiên đường” Mù Cang Chải những ngày xuân lung linh sắc màu. Nổi bật giữa sắc trắng sơn tra, sắc hồng tớ dày, sắc vàng cải dầu là gam màu rực rỡ của những chiếc váy thổ cẩm sơn nữ khoác trên mình. Giữa khung cảnh hùng vĩ, du khách được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết của người H’mông.

Anh Giàng A Vinh, sống tại bản Khao Mang, cho biết do phải canh tác trên những thửa ruộng bậc thang nhỏ nên cuốc, xẻng, dao phát gắn bó đặc biệt trong cuộc sống của người H’mông. Hơn nữa, các nông cụ này còn mang giá trị tâm linh, thể hiện cho sức mạnh của đàn ông, nhà nào có nhiều dụng cụ sắc bền thì chứng tỏ đàn ông nhà đó mạnh khỏe, siêng năng.

Ông Sùng A Sử, Phó bí thư Đảng ủy xã Khao Mang, phân tích trong văn hóa H’mông, đàn ông là trụ cột gia đình nên phải đảm nhiệm tất cả mọi việc trong ngày đầu năm mới. Vì thế, khi gà cất tiếng gáy đón tân niên cũng là lúc đàn ông H’mông thức dậy thực hiện mọi công việc từ nhóm bếp, nấu cơm, chuẩn bị thức ăn cho lợn, gà, trâu, bò ăn. Sau đó, phụ nữ H’mông cũng thức dậy để làm những công việc nhẹ nhàng hơn như hứng nước và dọn dẹp cửa nhà để chuẩn bị đón anh em họ hàng gần xa đến chung vui năm mới.

Chuyển dịch thời gian đón Tết

Trước đây, người H’mông ở Mù Cang Chải ăn tết sớm trước chừng một tháng so với tết của người Kinh. Sau vụ mùa thu hoạch, tớ dày bung hoa cũng là lúc người H’mông đón tết cổ truyền. Người H’mông vui tết, đón xuân trong thời gian khoảng một tháng nên khi họ bắt đầu lao động trở lại thì cũng là lúc người Kinh và nhiều dân tộc khác đón tết.

Việc người H’mông đón tết sớm tạo nên đặc trưng riêng nhưng lại phát sinh hàng loạt phiền toái. Trong khi trường học đang hoạt động thì học sinh H’mông nghỉ tết, khi học sinh H’mông đi học trở lại thì thầy cô lại được nghỉ tết. Các sinh hoạt, lao động, giao thương và thực hiện các thủ tục hành chính theo đó cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên để thay đổi lịch trình sinh hoạt văn hóa của cả sắc tộc không phải việc dễ dàng.

Nam thanh nữ tú người H’mông xúng xính trang phục thổ cẩm cùng nhau du xuân. Ảnh: A Lù.

Nam thanh nữ tú người H’mông xúng xính trang phục thổ cẩm cùng nhau du xuân. Ảnh: A Lù.

Ông Trần Trung Kiên, Phó trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Mù Cang Chải, cho hay ngay từ đầu những năm 2000 huyện đã đề ra kế hoạch tuyên truyền, vận động người H’mông chuyển tết vào cùng thời gian với các dân tộc khác. Trong một thời gian dài, các cơ quan ban ngành của huyện của xã phải tích cực vận động từng hộ, từng bản thay đổi thói quen đón tết để phù hợp với xu thế hội nhập. Ban đầu có bản chuyển lịch, có bản không nhưng kể từ năm 2010 toàn bộ người H’mông ở Mù Cang Chải đã mừng tết, đón xuân vào đúng dịp Tết nguyên đán.

Ông Vàng A Xu, Bí thư chi bộ bản Khao Mang, xã Khao Mang, chia sẻ mặc dù chuyển dịch thời gian nhưng những phong tục đón tết của đồng bào H’mông vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Kể từ khi người H’mông đón tết cùng thời gian với người Kinh mọi việc làm ăn, buôn bán, học hành thuận lợi hơn. Đặc biệt là các cháu học sinh được học đúng lịch, những người đi làm công nhân ở xa cũng có thời gian nghỉ tết chung với gia đình, chợ tết cũng vui vẻ, náo nhiệt, nhiều hàng, nhiều người hơn trước.

Khi mùa xuân đến, người H’mông xúng xính trong những bộ váy áo leng keng tiếng bạc đồng. Theo phong tục, người H’mông kiêng ăn rau, kiêng hất nước, kiêng tiêu tiền vào ngày mồng 1 Tết. Họ đến nhà nhau chúc Tết, thưởng thức rượu ngô, ăn bánh dày, cùng nhau du xuân, ném pao, múa khèn và hát giao duyên.

Tin cùng chuyên mục

A Choén - Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội

A Choén - Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội

(PLVN) - Trong bối cảnh du lịch Thủ đô đang phát triển mạnh mẽ, việc đưa ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn là định hướng quan trọng của thành phố, nhằm quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều thương hiệu về ẩm thực cũng định vị được uy tín trên bản đồ Food Tour Hà Nội bằng chính sự thẩm định chấm sao của thực khách, trong đó phải kể đến chuỗi Nhà hàng Bò nướng than hoa A Choén.

Đọc thêm

Bạn trẻ hào hứng 'sống cùng'... thời bao cấp

Các vật dụng thời... tem phiếu.
(PLVN) - Các không gian, triển lãm, cuốn sách, quán ăn hay cafe hoài niệm thời bao cấp khiến giới trẻ thích thú và có cảm xúc đặc biệt. Các bạn trẻ thêm hiểu và yêu thương ông bà, bố mẹ hơn, cũng như yêu thương một giai đoạn khó khăn nhưng đầy kỷ niệm của Hà Nội.

Thực hiện nghiêm an toàn du lịch mùa mưa bão

Du khách rời đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) trước cơn bão số 2, ngày 22/7. (Ảnh minh họa: T.Đức/NLĐ)
(PLVN) - Tháng 9 là mùa mưa bão ở nhiều tỉnh, thành phố. Vì vậy, các địa phương, công ty du lịch - lữ hành đã có những phương án bảo đảm an toàn cho du khách và người dân làm dịch vụ du lịch. Ngoài ra, bản thân mỗi hành khách cần phải theo dõi tình hình thời tiết để có phương án đi du lịch tốt nhất.

“Viên ngọc xanh” Cao Bằng hướng tới du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

“Viên ngọc xanh” Cao Bằng hướng tới du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
(PLVN) - Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với chủ đề: “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng Công viên địa chất”, được tổ chức tại Cao Bằng từ ngày 05/9 - 17/9/2024. Hội nghị quốc tế có khoảng 800 - 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phối hợp Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Ngoại giao chủ trì Hội nghị.

Đại nhạc hội "Đôi cánh diệu kỳ": Nơi Kết nối điện ảnh với di sản văn hóa và con người Bình Định

Đại nhạc hội "Đôi cánh diệu kỳ": Nơi Kết nối điện ảnh với di sản văn hóa và con người Bình Định
(PLVN) -  Tối ngày 3/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Đại nhạc hội “Đôi cánh diệu kỳ”. Đây được xem là điểm nhấn nhằm khép lại chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đồng tổ chức.

Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”

Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”
(PLVN) -  Sáng ngày 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”. Trong khuôn khổ sự kiện, còn diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bình Định và các Nhà sản xuất phim có bối cảnh ghi hình tại Bình Định.

Nhìn lại những điểm nổi bật của lễ hội khinh khí cầu bay trên bờ di sản Hạ Long

Lễ hội khinh khí cầu đã thu hút hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế, góp phần kích cầu du lịch, đặc biệt là sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
(PLVN) - Lễ hội khinh khí cầu tại Hạ Long đã trở thành một điểm nhấn không thể bỏ qua trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, thu hút hàng ngàn du khách đến với thành phố biển. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao độc đáo mà còn là một cơ hội tuyệt vời để quảng bá vẻ đẹp của di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long đến bạn bè quốc tế.

Lung linh sắc màu trung thu Tuyên Quang

Lung linh sắc màu trung thu Tuyên Quang
(PLVN) - Đêm 2/9, hàng ngàn du khách thập phương đổ về trung tâm thành phố Tuyên Quang hòa mình vào cuộc diễu rước của người dân địa phương. Tiếng quốc ca vang lên, sắc đỏ nhuộm thắm phố phường.

Du lịch 2/9: Khám phá "thiên đường" đảo ngọc Phú Quốc

Du lịch 2/9: Khám phá "thiên đường" đảo ngọc Phú Quốc
(PLVN) - Đảo ngọc Phú Quốc, viên ngọc quý của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là điểm đến của nhiều hoạt động du lịch phong phú. Mỗi ngày, hòn đảo này chào đón hàng ngàn du khách đến tham quan và trải nghiệm những điểm đến độc đáo.

Khát vọng đưa hồ Thanh Long thành Khu du lịch quốc gia

Hồ Thanh Long thuộc địa phận các xã Hưng Đạo, Lê Lợi (TP Chí Linh) và một phần xã Đan Hội (huyện Lục Nam, Bắc Giang).
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng khu vực hồ Thanh Long thành khu du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, sinh thái mang tầm cỡ quốc gia, tỉnh Hải Dương đã lên ý tưởng quy hoạch và đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long với mong muốn khi được đưa vào sử dụng sẽ cải tạo cảnh quan khu vực, đặc biệt là điểm kết nối, làm nổi bật Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Hé lộ một số hình ảnh Gala Awards vinh danh nhân viên của tỷ phú Sun Pharma tại JW Marriott

Hé lộ một số hình ảnh Gala Awards vinh danh nhân viên của tỷ phú Sun Pharma tại JW Marriott
(PLVN) -  Lễ hội Gala Awards - sự kiện vinh danh nhân viên có thành tích xuất sắc của Tập đoàn Sun Pharmaceutical, diễn ra liên tiếp trong 3 ngày 30/8-01/9 tại các khách sạn Intercontinental Landmark 72 và JW Marriott Hà Nội. Đây là một trong chuỗi các sự kiện được tổ chức nhằm tôn vinh những nhân viên ưu tú của tập đoàn Ấn Độ này.