Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.

“Thanh đồng cần hiểu rõ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì, cách thức thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu như thế nào”

Trao đổi với phóng viên, Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam - cho biết: “Với chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam, chúng tôi và hàng chục nghệ nhân, thanh đồng ở nhiều địa phương đã cùng chung sức thực hiện lớp truyền dạy “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại đền Mẫu Phố Cò (Sông Công, Thái Nguyên) để các nghệ nhân, các thanh đồng, đạo quán hiểu sâu, hiểu rõ giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO ghi danh. Qua lớp truyền dạy, các giáo viên đứng lớp đều cùng nhất tâm, hướng dẫn các thanh đồng thực hành đúng nghi lễ hầu thánh, từ chuẩn bị khăn, áo đến phong thái, động tác, hát văn... đúng chuẩn mực xưa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, đề cao lòng tự hào dân tộc và gắn kết cộng đồng, bày tỏ niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đồng thời lan tỏa những giá trị nhân văn ra thế giới. Do đó, khi truyền dạy, chúng tôi ý thức được trách nhiệm mà ngành Văn hóa đặt ra là trao truyền cho thế hệ trẻ nghi thức hầu đồng của người Việt để bảo tồn, phát huy giá trị thực sự của Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Ngoài ra, lớp truyền dạy còn nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của Luật Di sản văn hóa về gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, không mê tín dị đoan.

Việc giữ gìn sự trang nghiêm và tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng những người thực hành tín ngưỡng này là điều tối quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị thực sự của Tín ngưỡng thờ Mẫu”.

Tháng 12/2020, bộ tem “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại” đã được Bộ TT-TT phát hành nhằm góp phần lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt. (Nguồn: TCT Bưu điện Việt Nam)

Tháng 12/2020, bộ tem “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại” đã được Bộ TT-TT phát hành nhằm góp phần lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt. (Nguồn: TCT Bưu điện Việt Nam)

Từ góc độ nhà nghiên cứu di sản văn hóa, PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết: “Các thanh đồng cần hiểu rõ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì, cách thức thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu như thế nào. Hiện nay, có một số thanh đồng hầu đồng lấy được. Họ muốn khen múa hay, trang phục đẹp là chính. Vật tín ngưỡng đa số là đồng tỉnh, chứ không phải là đồng mê. Tức là họ không có sự xuất thần thực sự.

Mà nếu không có sự xuất thần thực sự thì đừng hầu đồng. Nếu có thắp hương, cúi lạy thì Mẫu cũng chẳng chấp nhận điều đó. Còn về việc, có một số thanh đồng, thủ nhanh lại có phát ngôn sai lệch về thờ Mẫu cũng như đả kích, chửi bới, mạt sát nhau ở trước cửa đền, cửa Mẫu như thế thì không xứng đáng là một thanh đồng, thủ nhang, người trao truyền di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Mẫu là mẹ. Thủ nhang là người con, gần gũi mẹ. Không người mẹ nào chấp nhận và đồng ý cho các con của mình mạt sát, chửi bới nhau. Đấy không phải là những người con của Mẫu. Vậy đã không phải là người con của Mẫu thì nên ra khỏi không gian thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.

Bộ VH,TT&DL yêu cầu tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Để chấn chỉnh những biến tướng trong hoạt động diễn xướng văn hóa tâm linh này, đưa di sản trở về với những giá trị truyền thống, phù hợp với thuần phong mỹ tục, ngày 21/7/2023, Bộ VH,TT&DL đã có Văn bản số 2973/BVHTTDL-DSVH do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Văn bản số 2973 nhấn mạnh: “Những hiện tượng vi phạm quy định của pháp luật cũng như vi phạm nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản được UNESCO ghi danh và trong Danh mục quốc gia vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, có xu hướng gia tăng, thậm chí được thực hiện bởi một số nghệ nhân ưu tú; tổ chức các hoạt động văn nghệ có diễn xướng hầu đồng không đúng bản chất và không gian thực hành của di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; xâm phạm một số tập tục, kiêng kỵ và làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Việc thực hành sai lệch di sản dẫn tới biến đổi giá trị di sản sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét thông qua Báo cáo định kỳ quốc gia mà Việt Nam phải đệ trình Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, trường hợp nghiêm trọng có thể bị UNESCO xem xét, rút danh hiệu”.

Từ thực trạng này, theo Văn bản số 2973, Bộ VH,TT&DL đề nghị UBND các tỉnh, thành phố: Triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các Danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia); Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương.

Nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành và cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; có biện pháp nhắc nhở và chấn chỉnh đối với các nghệ nhân, người thực hành, đặc biệt là nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, đối với việc tham gia vào các hoạt động làm biến dạng, thực hành sai lệch di sản. Nghệ nhân cần nâng cao vai trò truyền dạy di sản và nêu gương trong thực hành đúng để gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể.

Tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, những hành vi làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, như: Thực hành di sản không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản; thay đổi, bổ sung các yếu tố mới và biểu diễn di sản mà không có sự đồng thuận của cộng đồng; đưa di sản ra trình diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản; lợi dụng danh hiệu di sản để tổ chức các sự kiện hội họp, giới thiệu, tập huấn về di sản mà không có sự hiểu biết đầy đủ của cộng đồng, không đúng với tinh thần Công ước 2003 và Luật Di sản văn hóa.

Có thể thấy, việc di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016 là điều tự hào của đất nước, văn hóa Việt Nam. Vì thế, hơn lúc nào hết trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO là rất quan trọng, đặt trách nhiệm lên vai những người làm công tác quản lý văn hóa, bảo tồn và thực hành di sản.

Nếu không kiên quyết, mạnh mẽ xử lý “những hiện tượng vi phạm quy định của pháp luật cũng như vi phạm nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản được UNESCO ghi danh và trong Danh mục quốc gia vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, có xu hướng gia tăng” thì sẽ không tránh khỏi trong “trường hợp nghiêm trọng có thể bị UNESCO xem xét, rút danh hiệu” như nội dung đã đề cập trong Văn bản số 2973/BVHTTDL-DSVH của Bộ VH,TT&DL.

“Vào hồi 17h15’ giờ địa phương (12h15’giờ Việt Nam) ngày 01 tháng 12 năm 2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại... Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, lan tỏa và được thực hành ở nhiều địa phương trong cả nước... Chủ thể di sản là thủ nhang, thầy cúng, thanh đồng, hầu dâng, cung văn, con nhang đệ tử cùng với cộng đồng cư dân có chung một niềm tin vào quyền năng, sức mạnh tối linh, sự bảo trợ của các Mẫu, đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, gắn bó với nhau thành bản hội, cùng nhau thực hành nghi lễ thờ cúng, tham gia lễ hội, lên đồng tại các phủ, điện Thờ Mẫu...”. (Trích tài liệu của Cục Di sản văn hóa “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đăng tải tại https://dsvh.gov.vn).

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.