'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Sau khi được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016, việc giữ gìn sự trang nghiêm và tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng những người thực hành tín ngưỡng này là điều tối quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị thực sự của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tuy nhiên, sự lộng ngôn, thiếu tôn trọng lẫn nhau của một số thành phần mang danh thầy đồng, cô đồng đã và đang làm xấu đi hình ảnh của những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tốt đẹp của dân tộc.

“Con sâu bỏ rầu...”

Những năm gần đây, truyền thông và giới nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng đã nhiều lần phản ánh những bất cập trong “dòng chảy” của tín ngưỡng thờ Mẫu. Rất nhiều thanh đồng, những người đóng vai trò quan trọng trong thực hành tín ngưỡng này không còn giữ được sự chuẩn mực trong hành vi và lối sống. Thay vào đó, họ lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, tự phong thánh thần, thậm chí công khai bói toán kiếm lợi bất chính.

Hiện tượng thanh đồng “lộng ngôn”, sử dụng những lời tục tĩu trong giao tiếp đang gia tăng và đặc biệt phổ biến trên mạng xã hội. Thay vì giữ gìn sự thiêng liêng và kính cẩn, nhiều người lại lạm dụng ngôn từ để tự tôn vinh mình hoặc hạ thấp người khác, nhất là trên mạng xã hội. Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Vừa qua, dư luận bức xúc về việc một thanh đồng bị một người có tên là P. Đ. C., có nick facebook và tiktok là C. C. x. đ. thường xuyên phát trực tiếp (livestream) công kích, xúc phạm và quy kết người khác tội lừa đảo, kéo theo rất nhiều người vào công kích cùng vì xem video của ông C. mà không tìm hiểu thực hư sự việc.

Trong nhiều clip trên facebook có tên “C. C. x. đ”, chủ tài khoản này dùng lời lẽ thô tục để xúc phạm người khác. Người này thực hiện hành vi khi có cả trẻ em ngồi bên cạnh. Những ngôn từ xúc phạm, nhục mạ người khác thiếu căn cứ được ông C. nói bạt mạng, không có căn cứ, thiếu phù hợp với một người lớn, chưa nói ở vị trí một thanh đồng - người thực hành tín ngưỡng tốt đẹp lại có hành vi phản cảm như vậy. Những ai góp ý sẽ bị réo tên, xúc phạm công khai trên các clip.

Đáng lưu ý, được giao làm thủ nhang ở ngôi miếu cổ (miếu Cô Chu Hưng Linh từ, Phú Thọ - PV), người này còn tự dựng bia cho bản thân ở cây đa được cho là có tuổi đời nghìn năm, khiến nhiều người bức xúc.

Việc một số thanh đồng tự cho mình là hiện thân của thánh thần, con của thánh thần để xúc phạm, công kích người khác, đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về niềm tin và giá trị đạo đức trong cộng đồng. Những hành vi này không chỉ làm xấu đi hình ảnh thiêng liêng của tín ngưỡng mà còn khiến những người ngoài cuộc có cái nhìn méo mó và thiếu thiện cảm về tín ngưỡng thờ Mẫu.

Hành vi công kích, xúc phạm công khai giữa các thanh đồng không chỉ gây tổn thương cá nhân mà còn làm rạn nứt tình đoàn kết trong cộng đồng tín ngưỡng. Những tranh cãi, bất đồng có thể kéo dài và biến thành mâu thuẫn nghiêm trọng, làm suy yếu sự gắn kết trong cộng đồng. Một thanh đồng tại Hà Nội cho biết: “Thay vì đoàn kết để bảo vệ những giá trị văn hoá tốt đẹp, nhiều người trong cộng đồng lại bị cuốn vào những cuộc tranh cãi vô nghĩa, làm mất đi tinh thần tôn nghiêm vốn có của tín ngưỡng”.

Cần có biện pháp cụ thể và quyết liệt

Tiến sĩ, nhà báo, nghệ nhân dân gian Nguyễn Văn Quân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển đạo Mẫu Việt Nam nêu quan điểm: “Việc lạm dụng danh nghĩa thánh thần để nâng cao cái tôi cá nhân là một sự xúc phạm lớn đối với các đấng thiêng liêng. Điều này không chỉ gây tổn thương đến những người bị công kích mà còn làm tổn hại sâu sắc đến lòng tin của cộng đồng vào giá trị đích thực của tín ngưỡng thờ Mẫu. Thiết nghĩ, cần có những chế tài cụ thể hơn nữa để ngăn chặn sự lũng đoạn này”.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng “lộng ngôn” trong cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là sự thiếu hụt các quy định và quy chế cụ thể về hoạt động trong tín ngưỡng này. Hiện tại, các hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu chủ yếu dựa vào Luật Tín ngưỡng tôn giáo, mà không có sự quy định rõ ràng và cụ thể cho từng nghi thức, vai trò, hay danh xưng ở tín ngưỡng thờ Mẫu. Thực trạng trên tạo ra khoảng trống pháp lý, dẫn đến sự lạm dụng và tự phong danh hiệu một cách tùy tiện.

Để khắc phục tình trạng “lộng ngôn” trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cần có những biện pháp cụ thể và quyết liệt từ cả phía chính quyền, cộng đồng tín ngưỡng và toàn xã hội. Đầu tiên, việc nâng cao nhận thức về giá trị đích thực của tín ngưỡng thờ Mẫu là vô cùng quan trọng. Cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu cần được giáo dục về những nguyên tắc cơ bản của tín ngưỡng, nhấn mạnh vào sự tôn trọng và lòng thành kính.

Bên cạnh đó, các quy tắc ứng xử trong cộng đồng cần được thiết lập và tuân thủ một cách nghiêm túc. Những hành vi lạm dụng danh nghĩa thánh thần cần bị lên án và xử lý một cách nghiêm khắc, cả về mặt đạo đức lẫn pháp lý. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với cộng đồng tín ngưỡng để giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm.

Cần phát huy vai trò của các cộng đồng tín ngưỡng thờ mẫu (câu lạc bộ, bản hội…), nơi mà những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tuân thủ nghiêm ngặt các giá trị truyền thống và tôn trọng lẫn nhau. Những cộng đồng này có thể đóng vai trò là tấm gương sáng, lan tỏa các giá trị tốt đẹp, đồng thời là nơi kiểm soát, phát hiện cũng như ngăn chặn kịp thời những hành vi sai lệch.

Việc tổ chức các buổi lễ hầu đồng lớn tại một số đền, phủ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đề ra cũng sẽ góp phần định hình và duy trì những giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Các cộng đồng này cần được hỗ trợ về mặt tổ chức, có thể là mô hình để nhân rộng ra các địa phương khác, nhằm tạo ra một mạng lưới bảo vệ và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu trên toàn quốc theo đúng chuẩn mực của tín ngưỡng này.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.