Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Nguy cơ “biến mất” nhiều di tích lịch sử

Trải dài theo thời gian, hiện nay, có nhiều di tích lịch sử đang dần xuống cấp do chịu ảnh hưởng từ thiên tai, bão lũ, sự phát triển kinh tế - xã hội. Mới gần đây nhất, di tích Đền Cả ở Hà Tĩnh đang bị đe dọa do hiện tượng sạt lở bờ sông kéo dài. Được biết, đây là di tích có tuổi đời lên đến hàng trăm năm (tương truyền từ thời nhà Hậu Lê). Vào khoảng những năm trước đây, mưa lớn kéo dài dẫn đến sạt lở hàng chục mét kéo theo nhiều vùng đất đá, cây cối bị cuốn trôi. Di tích Đền Cả đã nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Đến năm 2024, sau đợt mưa bão kéo dài trong vài tuần vừa qua, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đạt mức báo động cao.

Vào đầu tháng 8, trao đổi với báo chí, ông Tôn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án khắc phục sạt lở kênh thượng lưu cống Trung Lương, bờ sông Minh (đoạn qua địa phận phường Trung Lương), với tổng kinh phí đầu tư 14,6 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án trong năm 2024 - 2025.

Có thể thấy, không ít công trình kiến trúc hay di tích lịch sử ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước gần như không được bảo vệ một cách bền vững, khả năng bị xuống cấp, xâm hại là rất lớn. Ngay cả khi có bằng công nhận di tích, di sản thì cũng chưa nhận được những nguồn lực hỗ trợ, bảo vệ kịp thời. Ngày qua ngày, dưới sự tác động của thời tiết, thiên nhiên, thậm chí có những nơi còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ con người.

Cần bảo vệ di tích, di sản văn hóa bằng biện pháp thiết thực

Thực tế, văn hóa là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển đất nước bền vững ngang bằng kinh tế, chính trị, xã hội. Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử đã “chắp cánh” giúp các tỉnh, địa phương phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.

Như tại Bắc Giang, với lợi thế sở hữu nhiều di tích văn hóa độc đáo như chùa Vĩnh Nghiêm, khu khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà, làng cổ Thổ Hà, điểm du lịch chiến thắng Xương Giang, khu du lịch Tây Yên Tử,... Mỗi năm, tỉnh thu về hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Bắc Giang đang đưa du lịch tâm linh thành hướng phát triển mạnh mẽ của tỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều nơi, các giá trị phi vật thể, giá trị cảnh quan chưa được quan tâm đúng mức trong cả quá trình đánh giá di sản và quá trình thực hiện bảo tồn. Điều này dẫn đến sự lúng túng, chậm trễ, hoạt động chưa hiệu quả của công tác bảo tồn. Chỉ đến khi các di tích lịch sử đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ biến mất hoặc đã bị “xóa sổ” mới được các cấp chính quyền địa phương chú ý. Như vậy, rất nhiều di tích lịch sử văn hóa không được trùng tu, bảo vệ kịp thời. Đây là một tổn thất rất lớn cho các tỉnh, địa phương.

Vì vậy, việc đầu tiên đó là nâng cao nhận thức của người dân về di tích, di sản, ý thức pháp luật để tránh xảy ra hiện tượng vi phạm di tích và thắng cảnh. Đặc biệt cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính của Nhà nước dành cho các tỉnh, địa phương, những tổ chức và cá nhân có đóng góp đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; thiết lập đội ngũ cán bộ chuyên môn tại cơ sở,...

Ngoài ra, việc xã hội hóa hoạt động bảo tồn, sử dụng di tích văn hóa làm nguồn lực để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo rất quan trọng. Đây là một hướng đi đang được nhiều tỉnh, thành phố thực hiện. Ngoài việc đóng góp tiền và hiện vật, Nhân dân địa phương còn đóng góp ngày công lao động, tham gia thu dọn, tháo dỡ, vận chuyển vật liệu xây dựng… giúp giảm chi phí xây dựng.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Đọc thêm

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN)  - Nghề chế biến Mỳ Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân đi khắp ngã đường và sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu để biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian.

Cần xây dựng quy định cụ thể về bảo tồn cây di sản Việt Nam

Cây đa di sản trăm tuổi tại đền vua Lê bật gốc. (Ảnh: Tân Văn)
(PLVN) - Thời gian qua, có không ít cây di sản, cây di tích bị chết, gãy đổ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước thực tế đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản...