Độc đáo mảnh đất hai vua mang đậm 'hồn' Bắc Bộ

Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xòe tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi.
Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xòe tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự biến thiên của lịch sử, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp văn hóa đặc trưng về lối sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng cùng kiến trúc nhà cổ niên đại hàng trăm năm...

Đường Lâm được xưng tụng là nơi một ấp hai vua vì đây là quê hương của Phùng Hưng, Ngô Quyền. Đường Lâm trở thành một địa chỉ ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm về du lịch vùng ngoại ô Hà Nội.

Thưởng lãm các nhà cổ niên đại hàng trăm năm

Làng cổ Đường Lâm là một quần thể di tích có mật độ dày đặc, với 50 di tích có giá trị, trong đó nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng (gồm 7 di tích cấp quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp tỉnh), ngoài ra còn lưu giữ được gần 100 ngôi nhà cổ giá trị đặc biệt có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Sách Đại Việt địa dư toàn biên do Nguyễn Văn Siêu biên soạn ghi rõ: “... Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương”. Trong cuốn sách này cũng đề cập đến tấm bia được lập từ thời Trần, khẳng định Đường Lâm chính là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền.

Làng Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xoè tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi. Phía trước là cánh đồng, hồ sen, tạo cảnh quan không gian hài hòa, như một bức tranh quê. Cổng làng Mông Phụ giống như một ngôi nhà, phía trên lợp ngói ta, nhưng chỉ có tường hai bên cùng hệ thống cột trụ phía trước, phía sau tạo nên sự vững chãi. Cổng làng Mông Phụ không lớn, nhưng mang vẻ đẹp mộc mạc, với những bức tường đá ong để mộc.

Đình làng Mông Phụ nằm ở trung tâm làng cũng rất khác lạ. Ngôi đình không có tường bao, thay vào đó là những hàng lan can thông thoáng, thuận tiện cho sinh hoạt cộng đồng. Theo người xưa kể lại, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng. Đầu rồng chính là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ. Ngôi đình được xây dựng vào năm 1684 (đời Vua Lê Hy Tông). Từ khu vực trung tâm này, những con đường lát gạch đỏ au tỏa đi đến các xóm nhỏ.

Làng cổ Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên của cả nước được Nhà nước trao Bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 2006. Năm 2014, Hà Nội ban hành Đề án “Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở xã Đường Lâm”; trong đó, hỗ trợ, đầu tư 15 nội dung như đầu tư tu bổ các di tích được xếp hạng đã bị xuống cấp, đầu tư tu bổ các ngôi nhà cổ bị xuống cấp, đầu tư bảo tồn phát huy giá trị di tích làng cổ với các nội dung như thiết kế mẫu nhà điển hình, hỗ trợ các hộ dân có nhà cao tầng hạ thấp độ cao và hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các hộ có nhu cầu xây dựng cải tạo nhà phù hợp với cảnh quan... với tổng kinh phí trên 456.000 tỷ đồng. Vì vậy, các ngôi nhà cổ, các di tích thường xuyên được trùng tu, bảo dưỡng, tránh bị hư hỏng, song vẫn giữ nguyên được kiến trúc của những ngôi làng Bắc Bộ từ xưa.

Tháng 9/2019, Di tích làng cổ ở Đường Lâm đã được UBND Thành phố công nhận là điểm du lịch cấp Thành phố và trong tháng 11/2019, UBND thị xã đã tổ chức lễ đón nhận và công bố quyết định điểm du lịch đồng thời khai trương đi vào hoạt động website về du lịch Sơn Tây.

Các cụ bà sửa soạn gói bánh chưng bên ngôi nhà cổ ở Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Ngọc Diệp)

Các cụ bà sửa soạn gói bánh chưng bên ngôi nhà cổ ở Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Ngọc Diệp)

Lượng khách du lịch đến Đường Lâm khá đông và đa dạng, ngoài các đoàn khách nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử... thì hàng năm rất đông khách trong nước và quốc tế tham quan tìm hiểu văn hóa vùng miền, trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống, trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp địa phương...

Hiện đã có trên 200 hộ dân tại khu vực 5 thôn của di tích làm dịch vụ du lịch như: nhà hàng, homestay, tổ chức các hoạt động trải nghiệm phục vụ du khách, bước đầu đã tạo được thu nhập ổn định. Đến Đường Lâm, du khách không chỉ được khám phá cảnh quan với những mái đình, nhà cổ, di tích, gốc đa mà còn được thưởng thức những đặc sản dân dã, đậm đà hương vị quê hương như: gà Mía, thịt quay đòn, chè lam, kẹo dồi, kẹo lạc, bánh gai…

Giám đốc Công ty Seotai Travel (Hàn Quốc) Kim Sang Hoon cho biết: “Tôi còn có dịp tham quan những ngôi nhà cổ. Điều làm tôi thấy thú vị nhất là được chứng kiến những người dân vẫn sinh sống trong những ngôi nhà cổ có tuổi đời 200 - 300 năm. Thời gian tới, tôi sẽ đưa làng cổ Đường Lâm vào hành trình tham quan để lan tỏa những nét văn hóa độc đáo của ngôi làng này đến các du khách Hàn Quốc nhiều hơn nữa”.

Sản phẩm du lịch nông thôn bền vững: Trải nghiệm ẩm thực truyền thống Bắc Bộ tại làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được nhận giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững ASEAN năm 2024. Giải thưởng uy tín này là minh chứng cho những nỗ lực, chất lượng, thương hiệu của du lịch Đường Lâm, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch thị xã Sơn Tây thời gian qua. Chỉ tính riêng trong trong những ngày Tết Ất Tỵ 2025, đã có khoảng 3 vạn lượt du khách ghé thăm làng cổ Đường Lâm trong những ngày Tết Ất Tỵ 2025.

Tránh làm mất đi bản sắc vốn có của làng cổ

Ban Quản lý Di tích làng cổ Đường Lâm cho biết, trong thời gian tới, Ban Quản lý Di tích sẽ tiếp tục thực hiện song song việc gìn giữ, bảo tồn phát huy giá trị di sản trên cơ sở gắn với các sản phẩm du lịch di sản, du lịch tâm linh; phát triển sản phẩm OCOP “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”, xây dựng sản phẩm du lịch truyền thống, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, lễ hội, phong tục tập quán…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia du lịch, làng cổ Đường Lâm vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch do sản phẩm du lịch còn rời rạc, thiếu tính kết nối. Giữa tháng 3/2025 vừa qua, Sở Du lịch Hà Nội và CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức chương trình khảo sát, liên kết hợp tác phát triển du lịch và phát động bảo vệ môi trường du lịch bền vững tại làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) năm 2025. Chương trình nhằm hỗ trợ các công ty lữ hành khảo sát, kết nối với các điểm đến du lịch của thị xã Sơn Tây để xây dựng những tour, tuyến du lịch mới; tạo cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tại thị xã Sơn Tây gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp liên kết phát triển sản phẩm du lịch.

Diễn viên Charlie Win và Hoa hậu Lương Kỳ Duyên trong không gian tái hiện Tết truyền thống tại Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Huy Đông)

Diễn viên Charlie Win và Hoa hậu Lương Kỳ Duyên trong không gian tái hiện Tết truyền thống tại Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Huy Đông)

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch tham gia đoàn khảo sát, để một điểm đến phát triển mạnh, cần sự tham gia đồng bộ của các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ lưu trú, nhà hàng và cộng đồng địa phương. Việc liên kết doanh nghiệp có thể giúp hình thành các tuyến du lịch trọn gói kết hợp giữa Đường Lâm và các điểm đến lân cận như: Thành cổ Sơn Tây, Vườn Quốc gia Ba Vì, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Khu du lịch Ao Vua...

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, các tour du lịch trải nghiệm, tìm hiểu làng nghề, thưởng thức ẩm thực truyền thống như: bánh tẻ Phú Nhi, chè lam, gà mía… sẽ hấp dẫn du khách hơn. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần cam kết cùng địa phương bảo tồn giá trị văn hóa và kiến trúc nhà cổ, hỗ trợ cộng đồng làm du lịch bài bản, tránh thương mại hóa quá mức làm mất đi bản sắc vốn có của làng cổ; đồng thời, góp phần đưa làng cổ Đường Lâm trở thành một điểm đến du lịch “xanh”, hấp dẫn của Thủ đô; qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan và bản sắc văn hóa cho thế hệ trẻ và khách du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

Đọc thêm

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...

Văn hóa Việt nhìn từ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tượng Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.

Người dân Đất Mũi thành kính tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Người dân Đất Mũi thành kính tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
(PLVN) - Trong khuôn khổ Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2025", ngày 3/4, tại Đền thờ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển long trọng tổ chức Lễ viếng và dâng hương tri ân công đức Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Quảng bá mạnh mẽ di sản Việt Nam trên nền tảng số

Các bạn trẻ cùng nhau đồng lòng quảng bá di sản văn hóa Việt trên nền tảng số. (Ảnh: Thái Sơn)
(PLVN) - “Đổi mới và bảo tồn di sản trong thế giới số” là chương trình triển khai các hoạt động đưa di sản văn hóa tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản, kết hợp công nghệ biến những giá trị truyền thống trở thành nguồn cảm hứng sống động, “quốc tế hóa” di sản Việt.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại Cà Mau

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại Cà Mau
(PLVN) - Nằm trong Chương trình Sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2025”, tỉnh Cà Mau chuẩn bị tổ chức Lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 6 - 7/4 (nhằm ngày mùng 9 - 10/3 năm Ất Tỵ 2025) tại Đền thờ Vua Hùng (ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).