Khai mạc lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan

Khai mạc lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 19-3, tại sân tượng đài Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, UBND xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.

Dự lễ hội có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến cùng đông đảo cán bộ, nhân dân huyện Gia Lâm, xã Dương Xá và du khách.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND xã Dương Xá Tô Hữu Vịnh cho biết: Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng Thái Hậu là một trong những danh nhân có tài trị nước xuất chúng của dân tộc. Bà tên thật là Lê Thị Yến, sinh ngày 7/3 năm Giáp Thân 1044, cha là Lê Công Thiết, mẹ là Vũ Thị Tỉnh. Bà chính quê làng Thổ Lỗi, sau đổi thành Siêu Loại, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm.

Các đại biểu, nhân dân, du khách dự lễ hộiCác đại biểu, nhân dân, du khách dự lễ hội

Năm 1063 vua Lý Thánh Tông về chùa Dâu cầu tự, vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trên nương có người con gái hái dâu, tựa vào gốc lan mà hát trong ngày hội vui. Vua thấy lạ, vời xuống hỏi sự tình, thấy Lê Thị Yến - cô gái hái dâu bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, thông minh. Vua cảm thấy mến đưa về triều phong làm Cung phi, xây một cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm), đặt tên là Cung Ỷ Lan, để nhớ sự tích cô gái dựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ.

Khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nên chỉ trong thời gian ngắn mọi người đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Bà được triều thần bái phục và đã hai lần nhiếp chính: Là Nguyên Phi Ỷ Lan, thay chồng là vua Lý Thánh Tông đi dẹp giặc phương Nam khi mới 26 tuổi; là Hoàng Thái hậu ở tuổi 29, khi con trai là vua Lý Nhân Tông lên ngôi lúc mới 7 tuổi (vị vua uy vũ, văn trị ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam - 56 năm). Với tài trị nước xuất chúng của bà, nước Đại Việt bước nhanh trên con đường cường thịnh, văn hiến.

Bà đã được tôn phong Mẫu nghi thiên hạ, Thượng đẳng tối Linh Thần, được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là người phụ nữ huyền thoại thế giới. Chùa Linh Nhân Tư Phúc do chính Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan cho xây dựng và khánh thành vào năm 1115 tại quê hương của bà. Năm 1117 bà qua đời, ngôi đền thờ bà cũng được xây dựng trong khuôn viên chùa. Cụm di tích đền, chùa Bà Tấm được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1996.

Các đoàn rước thánh về khu di tích đền thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ LanCác đoàn rước thánh về khu di tích đền thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan

Với đạo lý “Uống nước nhớ ngồn”, những năm qua, xã Dương Xá luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tại di tích lịch sử, văn hóa đền, chùa Bà Tấm. Nhiều bảo vật tại cụm di tích được bảo vệ giữ gìn, trong đó có tượng đôi sư tử đá thời Lý và khám thờ gỗ sơn son thếp vàng thời Mạc đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm năm 2025 diễn ra từ ngày 15/3 đến ngày 20/3 (tức ngày 16 đến 21/2 âm lịch). Lễ hội có các hoạt động: Thi đấu bóng chuyền hơi, bóng chuyền da, bóng đá, kéo co, nhảy bao bố, chơi cờ tướng, tổ tôm; liên hoan văn nghệ quần chúng, hát quan họ…; các gian hàng bán sản phẩm OCOP, sản phẩm lưu niệm, Việt phục, viết câu đối, thư pháp…; chương trình giáo dục truyền thống và tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Nguyên phi Ỷ Lan thông qua cuốn truyện tranh lịch sử “Nguyên phi Ỷ Lan phò vua, giúp nước”; rước Thánh về khu di tích đền thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan…

Lễ hội đền, chùa Bà Tấm ở xã Dương Xá là dịp để tưởng nhớ, tri ân công đức của Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan và cầu cho quốc thái dân an, mọi người, mọi nhà được bình an, hạnh phúc.

Đọc thêm

Thưởng thức phở 3 miền Bắc- Trung- Nam tại Festival Phở 2025

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Festival Phở 2025 (Ảnh: P.V).
(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...

Văn hóa Việt nhìn từ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tượng Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.