Công cuộc cải cách hành chính ấn tượng của Vua Minh Mệnh

Lăng Minh Mệnh. (Nguồn: Trung tâm Bảo tồn di tích Huế)
Lăng Minh Mệnh. (Nguồn: Trung tâm Bảo tồn di tích Huế)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh được tiến hành từ năm 1820 đến năm 1840 được đánh giá mang lại hiệu quả là củng cố và tăng cường chế độ giám sát toàn bộ nền hành chính quốc gia.

Cải cách hành chính cấp tỉnh

Theo TS Nguyễn Minh Tường - Viện Sử học, trong gần 20 năm dưới thời Gia Long và hơn 10 năm dưới thời Minh Mệnh hình thành và củng cố quyền lực của chế độ của Tống trấn Bắc Thành (cai quản cả 11 trấn Bắc Kỳ) và Gia Định thành (cai quản 5 trấn Nam Kỳ). Thời gian Nguyễn Văn Thành làm Tống trấn Bắc thành và Lê Văn Duyệt làm Tống trấn Gia Định thành, do công lao của hai khai quốc công thần này và uy tín họ quá lớn, nên triều đình nhà Nguyễn không thể kiểm soát nổi.

Nhà Nguyễn hiểu điều đó, nhưng thời Gia Long vẫn dành sự ưu ái cho hai Tống trấn Bắc Thành và Gia Định thành, cho tới khi lên ngôi năm 1820, Vua Minh Mạng đã tính tới điều đó, nhưng ông thận trọng và khôn khéo.

Trong 2 năm 1831 - 1832, Vua Minh Mệnh đã cho xoá bỏ các đơn vị “Thành” và “Trấn”, chia đặt cả nước thành 31 tỉnh. Đây có thể coi nhà vua đã rất vững mạnh về chính trị và nhà Nguyễn đã biết phân phân bổ quyền lực.

“Minh Mệnh có ý thức về vị trí của mình đối với vương triều Nguyễn. Hoài bão của ông là muốn làm “một Lê Thánh Tông của triều Nguyễn”, nhà sử học Nguyễn Minh Tường nhận định.

Tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), cuộc cải cách bộ máy hành chính cấp tỉnh được tiến hành từ các trấn ở Quảng Trị, phía bắc kinh đô Huế ra toàn bộ Bắc Kỳ, Minh Mệnh sắp xếp lại các trấn và chia thành 18 tỉnh. Một năm sau, lại chia tỉnh, đặt quan từ Quảng Nam trở vào trong là 12 tỉnh. Như vậy, trong 2 năm đã có 31 tỉnh (30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên), trong đó có 10 tỉnh lớn, 10 tỉnh vừa và 10 tỉnh nhỏ.

Đồng thời với việc chia tỉnh đã tiến hành cải tổ lại bộ máy quan lại. Các chức Tổng trấn Bắc Thành và Tống trấn Gia Đình thành đã bị xoá bỏ. Các chức Trấn thủ, Hiệp trấn và Tham hiệp đứng đầu các trấn cũng bị bãi bỏ.

Đây là cách làm mô phỏng theo nhà Minh, Thanh (Trung Quốc). Nhà vua cho đặt lại chức Tổng đốc, Tuần Phủ, Bố chánh, Án sát và Lãnh binh đứng đầu các tỉnh trong cả nước.

Trong việc sử dụng quan lại để tránh “kéo bè kết cánh”, ỷ thế làm bậy, tha hoá bộ máy hành chính, nhà vua đã áp dụng triệt để chế độ “hồi tỵ” (hồi tỵ nghĩa đen là tránh né), đưa ra quy định như sau: không được làm quan một trong các địa phương sau đây: nguyên quán; trú quán; quê mẹ; quê vợ và nơi du học lúc còn trẻ.

Các quan chức đứng đầu như Tổng đốc, Tuần Phủ, Bố chính, Án sát, Lãnh binh, Đốc học thì không được cử người cùng chung một quê. Các lại dịch thuộc các bộ, các nha có bố con anh em ruột, anh em chú bác, người có họ hàng xa và có tình thông gia đều phải hồi tỵ. Các nha môn lớn nhỏ, trong ngoài nếu trong một nhà, người nào có tình thầy trò thân thiết đều phải hồi tỵ.

Cơ quan hành chính gọn nhẹ, củng cố tinh thần pháp trị

Cuộc cải cách của nhà vua đã thu được những kết quả nhất định, dù không phải là hoàn hảo. Tính hợp lý của các cơ quan hành chính thể hiện như việc có một viên đại thần cho rằng tỉnh Hưng Hóa quá rộng, xin nhà vua cho phép tách 2 tỉnh, nhưng Minh Mệnh không đồng ý, bởi vì tỉnh rộng nhưng dân số ít, đất canh tác không nhiều. Tách tỉnh rồi phải xây dựng trụ sở, thêm quan lại, mà theo nhà vua, quan càng nhiều càng “nhiễu” dân mà thôi.

Về việc bổ nhiệm quan lại, từ các viên Thượng thư đứng đầu các bộ trong triều đình, các viên Tổng đốc, Tuần phủ đứng đầu mỗi tỉnh đến hàng ngũ các viên Tri phủ, Tri huyện đều do nhà vua bổ nhiệm. Bộ Lại chỉ làm công tác tuyển chọn, thuyên chuyển và thăng giáng hàng ngũ quan lại, chứ không có quyền bổ nhiệm.

Nhà sử học Nguyễn Minh Tường cho biết thêm: “Để bảo đảm cho sự thành công của công cuộc cải cách, Vua Minh Mệnh rất chú ý tới vấn đề nhân sự của bộ máy hành chính cấp tỉnh. Trong việc dùng người nhà vua rất quyết đoán và chuyên chế. Tư tưởng pháp trị xuyên suốt thời ông cai trị. Ông ban thưởng khá rộng rãi và sử dụng người có tài và mẫn cán, song cũng nghiêm khắc với tội lỗi của quan lại. Dưới thời Minh Mệnh việc xử chém các viên quan đại thần tham nhũng và chặt tay những kẻ thủ kho bớt xén của công là chuyện không phải hiếm thấy”.

Án sát Quảng Ngãi Nguyễn Đức Hội cậy mình là bề tôi cũ của nhà vua, lơ là chức phận lại tham nhũng. Minh Mệnh là cho lột hết chức sắc và phát vãng ra Cam Lộ làm lính, nhà vua bày tỏ: “Ta từ khi lên ngôi đến nay, dùng người làm việc giữ một mực công bằng, dẫu có kẻ tôi con nhân tín từ trước cũng chỉ dùng theo tài năng, chứ không tư vị một người nào. Kẻ nào có tội cũng theo pháp luật trừng trị, chưa từng gượng nhẹ bao giờ” (Theo Đại Nam thực lục).

Bộ Hoàng triều luật lệ gồm 938 điều đã được biên soạn xong vào năm 1812, được thi hành từ triều Gia Long, Vua Minh Mệnh còn quy định thêm các điều luật mới như: Định chế chi tiết về phân xử việc làm sai lầm của các thuộc viên, các đường quan ở Kinh đô và các tỉnh. Định lệ về việc xử phạt quan lại tham nhũng và hối lộ… Những viên quan tài ba như Thị lang sung Nội các Hà Tông Quyền, Phan Huy Thực, Nguyễn Công Trứ… khi mắc lỗi, có tội cũng không tránh khỏi sự trừng phạt của luật pháp.

Ông cũng rất ghét thói xu nịnh trong triều chính, trong sách Đại nam thực lục có ghi chép một việc: “Thị lang Nội các là Phan Thanh Giản và Trương Đăng Quế dâng bài tụng đại khánh (tứ tuần đại khánh của Minh Mệnh) thuật lại công việc từ lúc vua lên ngôi đến nay, siêng lo chính trị làm gốc để được phúc hưởng thọ. Vua phê: “Bọn người không lo cố gắng làm hết chức phận, cứ ngày đêm thêm lầm lỗi, nay lại làm bài văn vô dụng này đối với lầm lỗi có bổ ích gì? Trẫm có thích nịnh ngoài mặt đâu? Vậy ném trả lại và truyền chỉ quở mắng”.

Trong chương trình cải cách của mình, nhà vua từng bước củng cố chế độ quan văn, hạn chế quan võ theo truyền thống của nền chính trị phương Đông. Dù trọng quan văn, nhưng ông không bao giờ xao nhãng chỉnh đốn việc quân. Quân đội dưới thời vua Minh Mệnh là một quân đội mạnh đã được minh chứng trong lịch sử.

Đánh giá chung về cuộc cách mạng cải cải hành chính, quan lại thời Vua Minh Mệnh, nhà sử học Nguyễn Minh Tường nhận định: “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh mang lại hiệu quả là củng cố và tăng cường chế độ giám sát toàn bộ nền hành chính quốc gia. Tuy nhiên, do những hạn chế về thế giới quan mặc dù có những cải cách tích cực nhưng nhà vua vẫn không vươn được ra thế giới bên ngoài mà ngược lại “đóng cửa” hơn trước và từ chối toàn bộ thỉnh cầu thiết lập mối giao bang của các nước phương Tây”.

Tổng đốc là hàm tương đương với Thượng thư Lục bộ, trật Chánh nhị phẩm có trách nhiệm chuyên hạt, một tỉnh và kiêm hạt một tỉnh (ví như Tổng đốc Bình - Trị chuyên hạt Quảng Bình và kiêm hạt Quảng Trị).

Tuần phủ các tỉnh Nam Kỳ thường gọi là Tuần vũ, là chức hàm tương đương với Tham tri lục bộ, trật Tòng nhị phẩm có trách nhiệm chuyên hạt một tỉnh (ví như Tuần phủ An Giang).

Bố Chánh trật Chánh tam phẩm chuyên trách các việc thuế khoá, tài chính trong tỉnh.

Án sát trật Tòng tam phẩm chuyên giữ việc kiện tụng, hình án trong tỉnh.

Lãnh binh trật Tòng tam phẩm trông coi việc binh trong tỉnh.

Đọc thêm

Thưởng thức phở 3 miền Bắc- Trung- Nam tại Festival Phở 2025

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Festival Phở 2025 (Ảnh: P.V).
(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...

Văn hóa Việt nhìn từ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tượng Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.