Chi Lăng - nơi lưu giữ những chiến công chói lọi

Ải Chi Lăng. (Ảnh: DLLS)
Ải Chi Lăng. (Ảnh: DLLS)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Ải Chi Lăng hiểm tựa lên trời

Với diện tích gần 700km2, Chi Lăng nằm trong một lòng chảo với vẻ đẹp hùng vỹ bởi các dãy núi đá vôi: Kai Kinh ở phía Tây và dãy núi Bảo Đài - Thái Họa ở phía Đông bao bọc. Hai đầu ải có những ngọn núi đá vôi độc lập cao chót vót tạo thành thế hiểm. Nơi đây, còn có sông Thương chảy qua, ruộng vườn xanh mướt quanh năm, xóm làng trù phú. Mảnh đất này là nơi các dân tộc anh em như: Tày, Nùng, Kinh và các dân tộc anh em khác cùng nhau sinh sống, chiến đấu, bảo vệ tạo nên mảnh đất Chi Lăng anh hùng với tầng tầng lịch sử, lớp lớp chiến công.

Chi Lăng có địa thế hiểm trở, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp, nằm trên con đường huyết mạch nối liền tuyến liên vận quốc tế Á - Âu, có vị trí địa chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hóa, ngoại giao và an ninh quốc phòng. Chi Lăng là ải hiểm trở nhất trên đường cái quan từ Nam Quan về Thăng Long. “Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tề” (Ải Chi Lăng hiểm tựa lên trời. Ải Chi Lăng là một thung lũng nhỏ, hình bầu dục, hai đầu nam bắc thu hẹp, gần như khép kín. Chiều dài Ải Chi Lăng khoảng 4km, chỗ rộng nhất hơn 1km. Xưa kia, chính nhờ địa hình độc đáo với những dãy núi cao, cây cối bao phủ, Ải Chi Lăng tạo nên một trận đồ hiểm yếu và trở thành bức tường thành bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa trước những cuộc xâm lược của quân giặc phương Bắc. Sử sách Trung Quốc thời nhà Tấn đã có sự thừa nhận sự hiểm trở của Ải Chi Lăng rằng “Mười người đi qua Quỷ Môn Quan (Ải Chi Lăng) thì chín người không trở về”.

Khu di tích Ải Chi Lăng nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 150km, thuộc huyện Chi Lăng. Xưa kia nơi đây là cửa ải thuộc trấn Khâu Ôn, Lạng Sơn và ghi dấu rất nhiều trận chiến lịch sử, lưu giữ nhiều chiến công oai hùng cho đất nước. Nay ải có quy mô dài 20km, chiều rộng 3km và là điểm nối giữa hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của Lạng Sơn.

Khu di tích lịch sử Chi Lăng là một thung lũng hẹp, kẹp giữa hai dãy núi Bảo Đài và Cai Kinh, là nơi thể hiện tài thao lược, nghệ thuật quân sự của cha ông trong lịch sử, với tư duy chiến thuật tài tình, khả năng vận dụng/tận dụng tối đa địa hình địa thế đã góp phần vào thắng lợi của các trận đánh. Với việc kết hợp tiến công quân sự với nghi binh, địch vận, kết hợp và vận dụng thành công các hình thức chiến thuật: phục kích, tập kích, truy kích, công thành, tác chiến trận địa trong trận Chi Lăng đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn, góp phần quyết định trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Minh.

Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, tham quan, học tập của các tầng lớp nhân dân nhất là các bạn trẻ. (Ảnh: Bảo Mi)

Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, tham quan, học tập của các tầng lớp nhân dân nhất là các bạn trẻ. (Ảnh: Bảo Mi)

Chi Lăng ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc với tầng tầng lịch sử, lớp lớp chiến công của cha ông ta với 2 lần chống Tống (năm 981 và 1077), 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (năm 1285 và 1287), cuộc chống quân xâm lược Mãn Thanh (năm 1788 - 1789), đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh những năm 1882 - 1888, nữ du kích Quang Lang bắn rơi máy bay Mỹ). Trong lịch sử, đây là nơi liên tục diễn ra các trận đánh mang tính chiến lược trong lịch sử quân sự Việt Nam, mà đỉnh cao là chiến thắng Chi Lăng năm 1427 quân và dân ta đã lập nên một chiến công vang dội tiêu diệt đạo quân tiếp viện hơn 10 vạn quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy, góp phần kết thúc trường kỳ cuộc kháng chiến, lật nhào ách đô hộ của Nhà Minh giành lại trọn vẹn non sông, đất nước.

Chiến thắng Chi Lăng đã đi vào lịch sử Việt Nam một mốc son chói lọi, cùng với các chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch Gầm, Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh… Lịch sử của vùng biên ải này gắn liền với nhiều anh hùng hào kiệt như Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Hoàng Đại Huề…

Với chiều dài gần 20km, Ải Chi Lăng đã được cấp chứng nhận là khu di tích lịch sử quốc gia vào năm 1962. Chiến thắng Chi Lăng là khúc ca hùng tráng về chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của dân tộc ta. Với những giá trị lịch sử quan trọng đó ngày 28/4/1962 Khu di tích được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia đợt đầu theo Quyết định số 315/QĐ-BVH; Chi Lăng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; năm 2019, Khu di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg, ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ - khẳng định vị trí quan trọng của khu di tích trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tôn vinh giá trị lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc

Sở hữu một địa thế hiểm trở và quy mô đồ sộ, Ải Chi Lăng từ xưa luôn được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long khỏi những cuộc xâm lược từ các nước phương Bắc. Đến nay, di tích này được lưu giữ và trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch tại Lạng Sơn.

Đến Ải Chi Lăng, người dân và du khách được khám phá “Bảo tàng lịch sử ngoài trời lớn nhất” với 52 điểm di tích, trong đó có 46 điểm còn nguyên vẹn và 6 điểm đã bị mất. Các điểm di tích như: Thành Kai Kinh, cầu Quan Âm, núi Tay Ngai là những di tích thuộc thời kỳ chống thực dân Pháp. Tại khu vực địa phận Đồng Bành, có các địa danh như: núi Bàn Cờ, Phố Sặt, Lân Ba Tài, chợ Cung… là hậu cứ của tất cả các trận đánh tại Chi Lăng trong lịch sử. Thêm vào đó, còn có các điểm di tích như: Thành Lũy, Lũy Ngõ Thề, Thành Kho, đầm lầy Mã Yên (nơi giết chết tướng giặc Liễu Thăng)… Phía Bắc khu trung tâm là các công trình quân sự kỳ vỹ do ông cha ta xây dựng. Đó là những chiến lũy hình thang, nối liền với các núi chắn ngang thung lũng. Từ Tây sang Đông, núi Nà Nông, núi Mă Sẳn cùng các di tích Thành Ngăn, Đấu Đong Quân, Vực Ải, bãi Hào…

Đặc biệt là, núi Mặt Quỷ không chỉ là một địa danh thiên nhiên kỳ thú mà còn là một chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Cửa ải này đã nhiều lần được sử dụng làm căn cứ để quân dân ta đánh bại giặc ngoại xâm. Nơi đây còn là một biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh con quỷ há miệng nuốt lấy quân xâm lược là một lời cảnh cáo mạnh mẽ đối với kẻ thù. Dưới con mắt của người dân địa phương, núi Mặt Quỷ không phải là một con quỷ hung ác mà là một vị thần bảo vệ đất nước. Người dân tin rằng, núi Mặt Quỷ sẽ luôn bảo vệ dân làng khỏi những hiểm nguy.

Núi Mặt Quỷ không chỉ là một địa danh thiên nhiên kỳ thú mà còn là một chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Bảo Mi)

Núi Mặt Quỷ không chỉ là một địa danh thiên nhiên kỳ thú mà còn là một chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Bảo Mi)

Ngoài ra, nơi đây còn có Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng được xây dựng năm 2002, cạnh đường quốc lộ 1A mới Lạng Sơn - Hà Nội, dưới chân núi Phượng Hoàng, thuộc thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Hệ thống trưng bày đã tái hiện lại lịch sử những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của cha ông ta diễn ra trên mảnh đất Chi Lăng anh hùng mà đỉnh cao là chiến trận Chi Lăng - Xương Giang (năm 1427), chiến thắng quân Minh xâm lược. Thông qua hệ thống tài liệu, hình ảnh, hiện vật phong phú, sống động cùng hệ thống khuôn viên tượng đài hoành tráng trong quần thể di tích lịch sử Chi Lăng đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, tham quan, học tập của các tầng lớp Nhân dân. Khuôn viên tượng đài và Nhà trưng bày chiến tích Chi Lăng là một công trình văn hóa đẹp, có ý nghĩa, ngày càng thu hút đông đảo du khách gần xa.

Theo Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Lạng Sơn, để xây dựng Khu di tích lịch sử Chi Lăng là điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, tỉnh Lạng Sơn đã lập “Đề án Xây dựng và phát triển Khu di tích Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” với mục tiêu “Xây dựng Khu Di tích thành không gian giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa - tâm linh tiêu biểu của tỉnh”, có quy mô, ý nghĩa chiến thắng của dân tộc Việt Nam, kết hợp xây dựng thành điểm du lịch có tính chất trung tâm, động lực của tỉnh Lạng Sơn kết nối với các khu, điểm du lịch trong tỉnh và khu vực; Bảo vệ, gìn giữ, làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của toàn bộ Khu di tích; tôn vinh giá trị lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lấy giá trị của khu di tích làm động lực để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại phát triển kinh tế - xã hội là nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo các di tích.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Festival Phở 2025 (Ảnh: P.V).

Thưởng thức phở 3 miền Bắc- Trung- Nam tại Festival Phở 2025

(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Đọc thêm

Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...

Văn hóa Việt nhìn từ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tượng Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.

Người dân Đất Mũi thành kính tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Người dân Đất Mũi thành kính tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
(PLVN) - Trong khuôn khổ Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2025", ngày 3/4, tại Đền thờ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển long trọng tổ chức Lễ viếng và dâng hương tri ân công đức Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Quảng bá mạnh mẽ di sản Việt Nam trên nền tảng số

Các bạn trẻ cùng nhau đồng lòng quảng bá di sản văn hóa Việt trên nền tảng số. (Ảnh: Thái Sơn)
(PLVN) - “Đổi mới và bảo tồn di sản trong thế giới số” là chương trình triển khai các hoạt động đưa di sản văn hóa tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản, kết hợp công nghệ biến những giá trị truyền thống trở thành nguồn cảm hứng sống động, “quốc tế hóa” di sản Việt.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại Cà Mau

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại Cà Mau
(PLVN) - Nằm trong Chương trình Sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2025”, tỉnh Cà Mau chuẩn bị tổ chức Lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 6 - 7/4 (nhằm ngày mùng 9 - 10/3 năm Ất Tỵ 2025) tại Đền thờ Vua Hùng (ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).