Thông tin chính thức Lễ hội Chùa Tây Phương 2025: Đón nhận di sản quốc gia
Chùa Tây Phương là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Báo Chính phủ)
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Từ ngày 2/4 đến 4/4/2025, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội), sẽ diễn ra Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Sự kiện hứa hẹn mang đến không gian văn hóa tâm linh đặc sắc, tôn vinh giá trị lịch sử, nghệ thuật và tín ngưỡng truyền thống.
Lễ hội mở đầu vào ngày 1/4/2025 với nghi thức dâng lễ, cúng Phật cầu cho quốc thái dân an, cùng các hoạt động thả chim, cá phóng sinh tại khu nội tự Chùa Tây Phương.
Ngày 2/4, lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Trung ương, thành phố Hà Nội, cùng đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân. Chương trình bao gồm nhiều hoạt động trang trọng như công bố quyết định và trao bằng công nhận di sản, phát biểu của lãnh đạo các cấp, chiêm ngưỡng phóng sự về giá trị văn hóa của lễ hội Chùa Tây Phương.
Không chỉ mang đậm tính lễ nghi, sự kiện còn là một không gian văn hóa truyền thống với nhiều hoạt động sôi nổi như biểu diễn múa rối nước, các trò chơi dân gian (cây đu, đi cà kheo, ném còn), giao lưu văn nghệ dân gian và đấu vật dân tộc. Những hoạt động này sẽ kéo dài đến hết ngày 4/4, mang đến trải nghiệm phong phú cho du khách thập phương.
Lễ hội Chùa Tây Phương không chỉ là một sự kiện văn hóa tâm linh mà còn là dịp để quảng bá giá trị nghệ thuật, lịch sử của cụm tượng Phật nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Được tạo tác từ thế kỷ XVIII, 34 pho tượng La Hán tại Chùa Tây Phương là kiệt tác điêu khắc thể hiện triết lý Phật giáo sâu sắc và trình độ chạm khắc đỉnh cao của nghệ nhân xưa. Việc tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm công nhận bảo vật quốc gia đối với các pho tượng này là lời khẳng định về giá trị trường tồn của di sản dân tộc.
Theo lãnh đạo UBND huyện Thạch Thất, Dự kiến, sự kiện sẽ có sự tham gia của đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội, các ban ngành liên quan, cùng đông đảo phật tử và du khách. Công tác tổ chức sẽ được triển khai chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn, an ninh, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách hành hương, chiêm bái.
Lễ hội Chùa Tây Phương 2025 không chỉ là một sự kiện văn hóa quan trọng mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đưa hình ảnh di tích lịch sử - văn hóa này đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước.
(PLVN) - Ẩn mình dưới lòng đất tại xã Tam Thăng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam), địa đạo Kỳ Anh hay còn gọi địa đạo “trong lòng dân” là một trong những công trình quân sự ngầm tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Với chiều dài lên tới 32km, địa đạo không chỉ là nơi ẩn náu, chiến đấu mà còn là biểu tượng kiên cường của ý chí người dân xứ Quảng.
(PLVN) -Ngày 22/4, thông tin từ Sở VHTT&DL Nghệ An, Sở cùng với các nhà chuyên gia, khảo cổ học đã phát hiện 9 bộ hài cốt được an táng theo tư thế bó gối ở độ sâu 3m.
(PLVN) - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 không chỉ là ngày lễ lớn của dân tộc mà còn là dịp để thế hệ trẻ kết nối với quá khứ theo cách riêng – sáng tạonhưng vẫn chan chứa lòng biết ơn.
(PLVN) - Địa đạo Củ Chi là căn cứ kháng chiến, có hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, được xây dựng một cách tinh vi, phức tạp, có đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu cũng như chịu được sức công phá của các phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ. Địa đạo Củ Chi ngày nay không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam góp phần tạo nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.
(PLVN) - Mỗi người trẻ với những nỗ lực không ngừng đều mang trong mình hành trang của lòng yêu nước. Đó là tâm sự của những Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, giải thưởng cao quý hàng năm của Trung ương Đoàn tôn vinh những gương mặt truyền cảm hứng trong nhiều lĩnh vực của tuổi trẻ hôm nay...
(PLVN) - Thanh niên đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhắc đến MV Bắc Bling của ca sĩ Hòa Minzy như một ví dụ điển hình về việc quốc tế hóa sản phẩm văn hóa truyền thống...
(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.
(PLVN) - “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.
(PLVN) - Ngày 13/4 (tức ngày 16 tháng 3 âm lịch), Lễ hội truyền thống Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ trấn - đền Kim Liên được UBND phường Phương Liên - Trung Tự long trọng tổ chức tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Kim Liên (phố Kim Hoa, quận Đống Đa, Hà Nội).
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...
(PLVN) - Với tinh thần “Giữ gìn tiếng Việt, giữ gìn hồn Việt”, việc người Việt Nam ở nước ngoài sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống, học tập, làm việc và giao lưu quốc tế sẽ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.
(PLVN) - Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.