Về xứ Đoài trẩy hội chùa Tây Phương

Một góc Tây phương cổ tự
Một góc Tây phương cổ tự
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Xứ Đoài mây trắng vốn được biết đến là mảnh đất của tầng lớp những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó phải kể đến Chùa Tây Phương - ngôi cổ tự bậc nhất Hà Nội - tọa lạc tại đỉnh núi thiêng của xứ Đoài mây trắng.

Chùa Tây Phương có tên chữ là “Sùng Phúc Tự”, tên gọi khác là Tây Phương Cổ Tự. Ngôi chùa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, tọa lạc tại đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Vị trí tọa lạc của ngôi chùa được coi là nơi hội tụ linh khí của đất trời.

Tương truyền, lịch sử ra đời của ngôi chùa gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Lại có truyền thuyết khác thì cho rằng bởi vị trí đặc biệt quan trọng của ngọn núi Câu Lâu, nên khi Cao Biền sang làm đô hộ sứ đã cho yểm mạch ở nơi này bằng việc xây dựng một ngôi chùa.

Theo sử sách ghi lại Tây Phương Cổ Tự là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam sau chùa Dâu Bắc Ninh. Năm 1632, dưới đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng năm 1657 - 1682, Tây Đô Vương Trịnh Lạc cho phá đi chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa được trùng tu hoàn toàn và có tên gọi mới là “Tây Phương Cổ Tự”. Hình dáng bên ngoài và kiến trúc của chùa được giữ lại hoàn toàn như ngày nay.

Đến với chùa Tây Phương, du khách sẽ được đắm mình trong không gian thanh tịnh, yên bình, tránh xa sự ồn ào - dù rằng Thạch Thất là vùng đất của những làng nghề đang phát triển vượt bậc mỗi ngày.

Bước chân trên 239 bậc thang đá ong, du khách sẽ lên tới đỉnh núi Câu Lâu, nơi nơi tọa lạc của ngôi chùa. Bước qua vòm cổng rêu phong, du khách như bước sang một không gian khác, không gian của từ bi, không gian của hỉ xả, không gian của những điều thiện, không gian của văn hóa và niềm tự hào về bản sắc Việt.

Người theo đạo Phật quan niệm rằng khi chết, con người sẽ được vãng sanh về chốn Tây Phương cực lạc, bởi thế, việc đến Tây phương để lễ Phật cầu an là một trong những mong muốn không ai chối từ.

Không chỉ là một điểm đến tâm linh, chùa Tây Phương còn là là nơi khắc ghi nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của người Việt.

Các pho tượng phật quý hiếm tại chùa Tây Phương. (Ảnh Loiphong.vn)

Các pho tượng phật quý hiếm tại chùa Tây Phương. (Ảnh Loiphong.vn)

Điều đặc biệt chỉ có ở Tây Phương cổ tự là hệ thống các pho tượng phật đã được đi vào thi ca Việt Nam qua bài thơ Các vị La hán chùa Tây Phương. Hệ thống tượng tại chùa Tây Phương được đánh giá là kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Tiêu biểu là các pho Tuyết Sơn, Thập bát vị La Hán, Bát Bộ kim cương, có niên đại thế kỷ 18. Ngoài ra còn có nhiều pho tượng nổi tiếng khác, thuộc thế kỷ 19. Các pho tượng của Chùa Tây Phương đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.

Lễ hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày 6-3 Âm lịch hàng năm, năm nay, sau khoảng thời gian dài bị hạn chế bởi dịch bệnh, Huyện Thạch Thất đã quyết định Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2023 diễn ra từ ngày 20 đến 29/4/2024 (tức ngày 1/3 đến 10/3 năm Quý Mão). Lễ khai hội chính thức diễn ra vào sáng nay (22/4).

Trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm chất xứ Đoài như là kéo co, đánh cờ, vật, chọi gà, rối nước, hát xứ Đoài…Các nghi thức cúng Phật cũng sẽ được tổ chức trang nghiêm như lễ mộc dục, chạy đàn, tụng kinh, kế hạnh…

Đến với Lễ hội Chùa Tây Phương, ngoài việc lễ Phật, chiêm bái cảnh quan, du khách cũng sẽ được tận hưởng hệ thống sinh thái du lịch của Thạch Thất với chuỗi các nhà hàng, homestay, resort mang phong cách riêng. Trong phạm vi bán kính không tới 10km, du khách sẽ được tham quan những ngôi làng yên bình, thấm đẫm không gian văn hóa của đồng quê Bắc Bộ như Cần Kiệm, Hạ Bằng, tham quan không gian các làng nghề như làng cơ khí Phùng Xá, làng đồ gỗ hiện đại Hữu Bằng, Chàng Sơn, làng mộc truyền thống Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải và thưởng thức những món ăn đặc sản xứ Đoài chỉ có ở Thạch Thất... Nếu hữu duyên du khách còn được đắm mình trong không gian chợ phiên tại chợ Nủa, chợ Săn, mua sắm cho mình những nông sản do bà con nơi đây sản xuất.

Đọc thêm

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Sự chia sẻ là là điều ý nghĩa trong hành trình cuộc sống
(PLVN) - Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Phải mất thứ gì đấy, con người ta mới suy nghĩ lại những sai trái của mình

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Cuộc sống là một hành trình dài đầy những sai lầm và bài học. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: con người ta thường chỉ nhận ra sai lầm của mình khi đã mất đi một điều gì đó quý giá. Dường như, sự mất mát chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” mạnh mẽ nhất, buộc chúng ta phải đối diện với chính mình.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Người trẻ 'truy tìm' giấc ngủ bình yên

Nhiều người phải chi hàng chục triệu đồng để tìm lại giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)
(PLVN) - Áp lực học hành, thi cử, công việc, cuộc sống, khiến nhiều người trẻ ngày nay dễ bị mất ngủ sớm. Căn bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cả tinh thần của giới trẻ. Vì vậy, nhiều người đã chi cả chục đến cả trăm triệu đồng để tìm lại giấc ngủ sâu, yên bình.