Người “neo giữ” biểu tượng bản sắc văn hóa dân tộc Dao
Ông Phùng Ngọc Hòa, người “giữ lửa” nghề làm nỏ truyền thống ở Bắc Kạn. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Trong căn nhà nhỏ giữa núi rừng, ông Phùng Ngọc Hòa (thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã có gần 50 năm gắn bó với nghề làm nỏ. Ông là người duy nhất của vùng còn lưu giữ cách chế tác nỏ thủ công. Những chiếc nỏ từ lâu đã trở thành niềm tự hào của ông và là biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc Dao nơi đây. Trải qua thời gian thăng trầm, nghề truyền thống này đang đứng trước nguy cơ mai một, bị quên lãng khiến ông trăn trở mỗi ngày.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nỏ, ông Hòa đã quen thuộc với từng công đoạn chế tác từ khi còn nhỏ. Ông kể, mỗi chiếc nỏ hoàn chỉnh phải trải qua nhiều bước phức tạp. Phần cánh nỏ được làm từ gỗ quý trên rừng, loại gỗ mà chỉ những thợ lành nghề, lâu năm mới biết cách chọn. Thân nỏ làm bằng gỗ nghiến, nhẹ và bền được đẽo gọt thủ công. Dây nỏ được tước từng sợi gai già, phơi khô và bện lại. Từng bộ phận được ráp nối tỉ mỉ để bảo đảm chiếc nỏ vừa có tính thẩm mỹ, vừa đạt độ chính xác cao. Những người thợ giỏi không chỉ làm nỏ đẹp mà còn phải tính toán kỹ lưỡng về độ căng của dây, lực đàn hồi của cánh nỏ sao cho phù hợp với từng loại mũi tên. Theo ông Hòa, nếu chỉ chênh lệch vài milimet khi lắp ráp, đường bắn của nỏ cũng sẽ bị lệch.
Ngược dòng thời gian trở về những năm 1990, ông Hòa bắt đầu được nhiều người biết đến khi tham gia các hội thi thể thao dân tộc và mang những chiếc nỏ của mình đi trưng bày. Khách hàng từ nhiều tỉnh, thành như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng tìm đến, đặt mua nỏ để tập bắn hoặc làm kỷ niệm. Có thời điểm, ông bán được hơn 50 chiếc nỏ mỗi năm, mỗi chiếc giá từ 300 - 500 nghìn đồng, tạo thêm nguồn thu nhập, giúp đời sống gia đình cải thiện. Nhìn về chiếc nỏ đang chế tác dang dở, ánh mắt ông Hòa thấp thoáng nỗi tiếc nuối khi nhớ về một thời vàng son của nghề này. Ông bùi ngùi chia sẻ: “Ngày trước, cả bản ai cũng biết cách chế tác nỏ. Nhưng giờ đây, lớp trẻ họ không còn mặn mà nữa bởi nghề này rất vất vả mà thu nhập cũng không đáng là bao”.
Ông Trần Văn Đạt, Bí thư xã Tân Sơn huyện Chợ Mới cho biết, hiện nay trên địa bàn, ông Hòa là người duy nhất còn lưu giữ cách chế tác nỏ truyền thống của người dân tộc Dao, nếu không gìn giữ sẽ có nguy cơ mai một, biến mất.
(PLVN) -Ngày 22/4, thông tin từ Sở VHTT&DL Nghệ An, Sở cùng với các nhà chuyên gia, khảo cổ học đã phát hiện 9 bộ hài cốt được an táng theo tư thế bó gối ở độ sâu 3m.
(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.
(PLVN) - “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.
(PLVN) - Ngày 13/4 (tức ngày 16 tháng 3 âm lịch), Lễ hội truyền thống Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ trấn - đền Kim Liên được UBND phường Phương Liên - Trung Tự long trọng tổ chức tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Kim Liên (phố Kim Hoa, quận Đống Đa, Hà Nội).
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...
(PLVN) - Với tinh thần “Giữ gìn tiếng Việt, giữ gìn hồn Việt”, việc người Việt Nam ở nước ngoài sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống, học tập, làm việc và giao lưu quốc tế sẽ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.
(PLVN) - Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Tối ngày 8/4, tỉnh Bắc Kạn diễn ra Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề "Bắc Kạn lung linh sắc màu" Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2025).
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...
(PLVN) - Cùng với cả nước hướng về cội nguồn dân tộc, sáng 7/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3” - Câu ca dao đã đi vào lòng mỗi người dân Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giỗ Tổ Hùng Vương từ rất lâu đã trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.
(PLVN) - Tối 6/4, tại quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025. Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đánh trống khai hội và phát biểu tại buổi lễ.