Gương sáng Pháp luật

Bí quyết trong cuốn nhật ký của nữ hoà giải viên 10 năm chưa từng thất bại

Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) -Hơn 10 năm trên cương vị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa (SN 1955) đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 100% vụ việc, không phải hòa giải lại. Bà Hòa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Lập nhật ký giải quyết vụ việc trong cộng đồng

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo viên, bà Đồng Thị Thanh Hòa nghỉ hưu năm 2011. Ban đầu bà Hòa về tham gia phong trào của khu dân cư với vai trò Chi hội trưởng chi hội phụ nữ. Năm 2013, bà Hòa được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố kiêm tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh. Đến nay gắn bó với công tác hòa giải đã hơn 10 năm nhưng khi được hỏi về những vụ hòa giải thành công bà Hòa chỉ cười và cho rằng mình không làm được việc gì to tát.

“Từ khi làm công tác hòa giải, tôi có cuốn nhật ký giải quyết vụ việc trong cộng đồng, phát động phong trào địa chỉ tin cậy để người dân khi gặp bất kỳ khó khăn, bất cập gì có thể gọi điện cho hoà giải viên cơ sở. Hàng ngày khi tiếp nhận những phản ánh của người dân, tôi đều ghi lại, những việc nào quan trọng ưu tiên làm trước như những mâu thuẫn gia đình, hàng xóm bởi nếu giải quyết không nhanh sẽ dễ gây hệ quả không tốt. Có những ngày tôi tiếp nhận và giải quyết 5 đến 6 sự việc. Tuy vất vả nhưng tôi lại thấy vui vì được người dân tin tưởng”, bà Hòa chia sẻ.

Vụ hòa giải đầu tiên bà Hoà giải quyết là mâu thuẫn giữa hai gia đình hàng xóm về lối đi chung, có một hộ dân thường mang hạt cà phê ra phơi dẫn đến lời qua tiếng lại. Bà Hòa đã đến gặp từng thành viên của hai gia đình, giảng giải như những người thân trong gia đình. “Tôi gặp từng bên làm công tác tư tưởng. Tôi nói nhà không có sân, họ thu hoạch cà phê về mà không phơi thì hỏng hết, mọi người đều ở nơi xa đến vùng đất mới mưu sinh, có duyên gặp nhau mới làm hàng xóm, mỗi người nhường nhịn, giúp nhau một chút. Kiên trì 3 tháng vận động, hòa giải hai gia đình mới hết mâu thuẫn”, bà Hòa kể lại.

Cuốn nhật ký ghi lại tiến trình hòa giải các vụ việc trong cộng đồng của bà Đồng Thị Thanh Hòa

Cuốn nhật ký ghi lại tiến trình hòa giải các vụ việc trong cộng đồng của bà Đồng Thị Thanh Hòa

Hay như có trường hợp tranh chấp hàng rào giữa 2 gia đình hàng xóm kéo hơn chục năm không giải quyết được. Sau khi nắm bắt sự việc, bà Hòa đã đến gặp từng gia đình lắng nghe ý kiến từng bên và thống nhất giải pháp là gia đình đang sử dụng hàng rào sẽ trả lại đất cho hàng xóm, người được trả đất bỏ chi phí xây lại hàng rào mới bởi sự việc do lịch sử để lại. Cả hai gia đình đồng ý hoà giải, lúc này bà Hòa mới thở phào nhẹ nhõm.

Trong vai trò hoà giải viên cơ sở, với những thành tích nổi bật, bà Đồng Thị Thanh Hòa 3 năm liền 2020, 2021, 2022 được Chủ tịch UBND Phường 9, TP Đà Lạt tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác Hòa giải ở cơ sở. Năm 2023, bà được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp do có thành tích xuất sắc trong 10 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.

Theo nữ Tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở tổ dân phố 2 Mê Linh, kinh nghiệm của bản thân khi giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trước tiên bản thân mình phải gương mẫu, tận tụy với công việc mới làm được. Bà Hòa cho rằng bản thân làm công tác hòa giải được thuận lợi cũng do may mắn được sự thông cảm từ chồng và con; nhiều khi đang ăn cơm hoặc giữa đêm hôm có người gọi điện bà đều nhanh chóng tới nắm bắt sự việc: “Đã chọn công việc này mình phải chấp nhận hy sinh, nếu chồng con không thấu hiểu rất khó làm việc. Làm hoà giải viên phải đến nơi đến chốn, làm với cái tâm của mình thì mọi việc mới thành công”, bà nói.

Được hỏi về “bí quyết” nào để hòa giải thành công, bà Hòa chỉ cười và nói “Tôi coi họ như người trong nhà và cho lời khuyên như người nhà mình chứ không phải với cương vị một người tổ trưởng. Bên cạnh đó, khi tiếp nhận sự việc, tôi sẽ nói chuyện riêng, thủ thỉ phân tích bên tình, bên lý chứ không áp đặt cứng nhắc quan điểm hay quy định. Việc hòa giải này cũng như làm dâu trăm họ nhưng làm sao để họ nào cũng yên là mình vui rồi”.

Không ngừng học hỏi, cập nhật quy định pháp luật

Từ chỗ chỉ quản lý khoảng 70 hộ, đến nay tổ dân phố 2 Mê Linh đã lên tới 300 hộ với 1.500 nhân khẩu, chưa tính số người tạm trú nên công việc của bà Hòa gặp vất vả bội phần. Số lượng người tăng lên nhưng hễ ai có khúc mắc, mâu thuẫn bà vẫn đến từng nhà, lắng nghe họ chia sẻ tâm tư, nguyện vọng để tìm ra “nút thắt”, từ đó có cách giải quyết phù hợp. Theo bà Hoà, hòa giải viên phải nắm rõ tình hình từng gia đình, hiểu rõ tính người cần hòa giải mới có phương pháp thuyết phục hiệu quả.

Bên cạnh đó, bà Hòa không ngừng học tập, nghiên cứu thêm quy định pháp luật như luật Hôn nhân gia đình, Luật đất đai, Luật dân sự, quyền trẻ em… bởi đây là những lĩnh vực thường dễ phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn trong cuộc sống thường ngày. Bà Hòa quan niệm, việc hiểu luật rất quan trọng với người đi hòa giải, bởi chỉ nắm rõ quy định pháp luật thì mới hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của mình đến đâu, làm như thế nào, nếu hòa giải không thành thì cơ quan nào thụ lý vụ việc.

Bà Hòa vinh dự khi được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư phápBà Hòa vinh dự khi được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Việc đọc sách, nghiên cứu luật cũng trở thành thói quen của nữ tổ trưởng tổ dân phố 2 Mê Linh. Mỗi khi có luật mới hay sửa đổi luật là bà nhanh chóng cập nhật bằng cách tra cứu trên mạng, tham dự các lớp tập huấn; theo dõi những chương trình tìm hiểu pháp luật trên báo, đài… “Tôi cố gắng tìm hiểu về luật, mặc dù không thể chuyên sâu nhưng phải cơ bản nắm được để tuyên truyền cho người dân trong tổ dân phố”, bà Hòa chia sẻ.

Để người dân hiểu rõ pháp luật, bà Hòa kết hợp nhiều phương pháp. Với những bản tin tuyên truyền ngắn gọn sẽ phát trên loa phát thanh, đồng thời in tờ rơi phát cho các hộ dân và gửi tin nhắn trên nhóm zalo của tổ dân phố. Bà Hòa lấy ví dụ trên zalo của tổ dân phố sẽ tuyên truyền những chính sách của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền chống lừa đảo trên mạng; cảnh báo nạn buôn bán người…

Cũng theo bà Hòa, mỗi lần hòa giải thành công bà cảm thấy rất vui giống như gia đình, người thân nghe lời mình để hóa giải những khúc mắc, mâu thuẫn. Vì tham gia nhiều tổ chức như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, công tác mặt trận… nên gắn với mỗi đối tượng bà Hòa lại có cách tuyên truyền khác nhau. Chẳng hạn như tại các buổi sinh hoạt chi hội phụ nữ, bà Hoà sẽ tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan đến phụ nữ, trẻ em, hôn nhân gia đình; còn khi sinh hoạt Hội cựu chiến binh bà sẽ lồng ghép phổ biến quy định về chế độ, chính sách người có công, phổ biến về chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng, Nhà nước…

Làm công tác hòa giải đã hơn 10 năm, bà Hòa thừa nhận không ít lần bị hiểu nhầm rằng được hưởng lợi khi nói tốt, nói giúp cho bên nào đó. Thậm chí có người còn giận bà vì giải quyết thiên vị, nhưng bà Hòa quan niệm cứ làm đúng thì mọi người sẽ hiểu, chỉ có điều sớm hay muộn: “Niềm vui qua bao nhiêu năm làm công tác của tôi là không ai giận mình cả, có người hiểu nhầm sau đó cũng hiểu ra, nói lời thông cảm, mọi người trong TDP chung sống hòa thuận, thắt chặt tình làng nghĩa xóm”, bà Hòa vui mừng nói.

Trong trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, bà Đồng Thị Thanh Hòa luôn cố gắng học hỏi, xin ý kiến của chi ủy, chi bộ và phát huy dân chủ trong nhân dân. Bà luôn phối hợp với tổ dân phố thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và các phong trào thi đua, các cuộc vận động của địa phương, các đoàn thể phát động. Từ năm 2012 đến 2024 với vai trò tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh bà đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 12 vụ việc. Tỉ lệ hòa giải thành công 12 vụ/12 đạt 100% không phải hòa giải lại. Trong cuộc sống, bà Hoà và gia đình luôn chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, tổ dân phố nên từ 2018 đến 2024 gia đình luôn được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu, năm 2019 được khen gia đình văn hóa 3 năm liền.

Tin cùng chuyên mục

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Đọc thêm

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Hải Phòng: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật

Tại phiên tòa giả định có sự tham gia của HĐXX là những thẩm phán, kiểm sát viên, trợ giúp viên pháp lý thực thụ.
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), nhằm truyền tải pháp luật dưới hình thức trực quan sinh động cho học sinh, ngày 29/10, Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân TP, Viện kiểm sát nhân dân TP tổ chức “Phiên tòa giả định” tại Trường THPT Lê Qúy Đôn, quận Hải An.