Khai mạc trưng bày “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương”
Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương”
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Ngày 18/9, tại đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Cổ vật Xứ Đông - Hải Dương tổ chức trưng bày chuyên đề: “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương”.
Đây là một hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang trình UNESCO công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới tại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Nội dung trưng bày gồm 2 chủ đề chính: Hải Dương trong quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận Di sản thế giới và Cổ vật tiêu biểu thời Trần và những phát hiện khảo cổ học thế kỷ XIII-XIV.
Trưng bày sẽ giới thiệu gần 200 đơn vị tài liệu, hình ảnh, hiện vật được nghiên cứu lựa chọn, sắp xếp khoa học, trưng bày giới thiệu khái quát về các di tích lịch sử văn hóa, địa điểm phát hiện và khai quật khảo cổ học, các cổ vật, hiện vật tiêu biểu thời Trần trên đất Hải Dương; giúp Nhân dân và khách tham quan hiểu hơn về mảnh đất và con người địa phương, về những di sản văn hóa tiêu biểu thời Trần đang còn hiện hữu. Các hiện vật được trưng bày còn khẳng định vị thế quan trọng của vùng đất Xứ Đông xưa - Hải Dương nay trong tiến trình lịch sử dân tộc...
Trưng bày diễn ra từ ngày 18 đến hết ngày 22/9.
Phát biểu khai mạc trưng bày, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, Hải Dương là vùng đất có bề dầy lịch sử và văn hiến, nơi hội tụ, nuôi dưỡng và tỏa sáng của nhiều danh nhân văn hóa lớn mà tầm ảnh hưởng tỏa rạng suốt lịch sử nước Việt.
Trải qua thời gian, đến nay Hải Dương vẫn bảo tồn, lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc với 3.199 di tích lịch sử, văn hóa, hơn 800 lễ hội truyền thống, hàng trăm nghề cổ truyền... Đặc biệt, với 129 di tích và 26 địa điểm phát hiện và khai quật khảo cổ học liên quan đến thời Trần - Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nên bản sắc văn hóa Xứ Đông xưa và Hải Dương ngày nay. Các giá trị di sản văn hóa này đã và đang được các thế hệ người Hải Dương trân trọng, gìn giữ, phát huy hiệu quả trong cuộc sống đương đại.
(PLVN) - HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua chủ trương đầu tư dự án Phục hồi di tích Đại Cung Môn (cửa chính vào Tử Cấm Thành, Đại Nội Huế). Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm, với kinh phí 64 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế.
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.
(PLVN) - Tối 15/11/2024, tại Trụ sở UBND xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.
(PLVN) - Tối ngày 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) đã khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần VHTT&DL Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu
(PLVN) - Ngày 22/11 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.
(PLVN) - Việc tổ chức Lễ hội đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười nhằm bảo lưu những phong tục tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống, đồng thời giáo dục sinh động và tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương Hồng Lĩnh.
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
(PLVN) - Ngày 8/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Giấy khen cho các nghệ nhân và thợ lành nghề có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, tu bổ di tích điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.
(PLVN) - Ngân hàng dữ liệu số, lưu trữ dữ liệu của các di sản sẽ giúp cơ quan quản lý đánh giá được hiện trạng, tính nguyên gốc, cũng như giúp công chúng biết được vẻ đẹp, giá trị của di sản mà ta đang có.
(PLVN) - Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.
(PLVN) - Người Dao tin rằng Lễ hội cầu mùa sẽ mời 12 vị thần cai quản các tháng trong năm về hưởng lộc và phù hộ độ trì cho mùa màng tươi tốt, nhà nhà mạnh khỏe, ấm no.
(PLVN) - Ngày hội Văn hóa - Thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng lần VII - năm 2024, với nhiều trò chơi dân gian, diễn ra trong 2 ngày (24 và 25/10) tại thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) thu hút đông đảo người dân tham gia.
(PLVN) - Việc bảo tồn, phát triển các môn thể thao truyền thống không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần, mà còn phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…