Dừng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2024 để chia sẻ với bà con miền Bắc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Ngày 12/9, UBND TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ra thông báo dừng tổ chức tất cả các hoạt động Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2024.

Trước đó, ngày 20/8/2024, UBND TP Vũng Tàu ban hành Kế hoạch số 9071/UBND-KH tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu 2024.

Theo đó, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu 2024 diễn ra từ ngày 14/9/2024 đến ngày 20/9/2024 với các nội dung của phần Lễ nghinh Ông trên biển vào ngày Lễ chính (16/8 âm lịch) và các hoạt động phần Hội.

Tuy nhiên, trong những ngày qua, cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) với cường độ rất mạnh đã tràn vào các tỉnh miền Bắc. Mặc dù Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã chỉ đạo quyết liệt, các cơ quan, đơn vị, các lực lượng, nhất là quân đội, công an cùng với nhân dân đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng chống cơn bão, tuy nhiên với sức gió siêu mạnh, cơn bão và hoàn lưu sau bão đã, đang gây ra sức tàn phá rất lớn, hậu quả để lại vô cùng nặng nề, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình lũ lụt.

Dừng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu 2024

Dừng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu 2024

Với tinh thần vì các tỉnh, thành miền Bắc thân yêu theo đạo lý của dân tộc Việt Nam: “Người Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”, UBND TP Vũng Tàu thông báo dừng tổ chức tất cả các hoạt động Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2024 theo Kế hoạch số 9071/UBND-KH ngày 20/8/2024 của UBND TP Vũng Tàu; Giao Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, UBND các phường, xã chủ động phối hợp, thông báo đến các cơ quan, đơn vị, nhân dân về việc dừng tổ chức các hoạt động Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2024; UBND Phường, Xã tăng cường truyên truyền, thông báo việc tạm dừng lễ hội để Nhân dân và du khách biết, thực hiện.

UBND TP Vũng Tàu cũng đề nghị Ban quản lý Đình Thần Thắng Tam chấp hành nghiêm nội dung tại văn bản trên; đồng thời chủ động thông báo rộng rãi, kịp thời, công khai nội dung trên tại Đình thần Thắng Tam để nhân dân, du khách biết và chấp hành. Chỉ tổ chức dâng hương; Lễ thỉnh Sắc Thần từ ngôi Tiền hiền Đình vào ngôi Lăng Ông; Lễ Cúng Tế Ông Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Chi Thần; Thỉnh Sắc thần và Long vị từ ngôi Lăng Ông vào ngôi Đình Thần; Lễ Xây chầu Đại bội;… không tổ chức các hoạt động văn nghệ, hát, múa trong thời gian này.

UBND TP Vũng Tàu đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn chủ động nghiên cứu và điều chỉnh kế hoạch tổ chức các hoạt động liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch cho phù hợp; đồng thời, tranh thủ sự đồng lòng của nhân dân và du khách trong việc không tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí mang tính chất cộng đồng, đông người tham gia để tập trung hướng về nhân dân các tỉnh phía Bắc, cùng chia sẻ những khó khăn, mất mát trong việc khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Đọc thêm

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN)  - Nghề chế biến Mỳ Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân đi khắp ngã đường và sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu để biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian.