Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Đa dạng cách “kể chuyện”

Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang trở thành một địa điểm được đông đảo du khách quan tâm. Tính đến cuối ngày 10/11, khoảng 40 nghìn lượt khách đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là con số “khủng” từ khi Bảo tàng mở cửa đón, phục vụ người dân tham quan. Con số này chưa từng được ghi nhận ở bất kỳ bảo tàng nào tại Việt Nam.

Không chỉ có Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, rất nhiều di tích, bảo tàng tại Việt Nam đang thu hút lượng lớn người trẻ đến tham quan. Như Di tích Nhà tù Hỏa Lò là một trong những địa điểm di tích thu hút đông đảo giới trẻ đến tham quan, trải nghiệm. Đại diện Ban Quản lý di tích này cho biết, mức độ quan tâm của người Việt tăng đáng kể, từ chỗ chiếm 5 - 7% lượng khách mỗi năm, nay chiếm hơn 50%. Khách thuộc nhiều độ tuổi, nhưng chủ yếu là học sinh, sinh viên và gia đình. Cuối tuần và các dịp lễ, Tết đông nhất.

Trong năm 2023, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 773 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 21 tỷ đồng. Theo thông tin do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, di tích đã đạt doanh thu gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2022.

Chỉ vài năm trở lại đây, sức sống các di tích, bảo tàng ở Việt Nam đang ngày càng “hồi sinh” mạnh mẽ. Hàng loạt các bảo tàng, di tích đã có những cách tiếp cận mới, mềm mại, uyển chuyển, phù hợp với mọi người. Lấy ví dụ, hàng loạt các hoạt động hấp dẫn thường xuyên được các bảo tàng, khu di tích tổ chức. Như Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long đã mở tour đêm cho du khách trải nghiệm. Trong tour đêm, người tham quan được tìm hiểu về lịch sử, truyền thống hào hùng của dân tộc ta bằng những câu đố, lời bài hát, hình ảnh minh họa…

Các địa danh, di tích, bảo tàng ở Việt Nam cũng được đưa vào trong văn hóa ẩm thực. Như các cây kem có hình di sản ở Hà Nội, hay tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, du khách trẻ đến tham quan rất háo hức khi được thưởng thức những cốc trà sữa được chế biến, lấy cảm hứng từ lá bàng trong Nhà tù Hỏa Lò - "vị thuốc" cứu các chiến sĩ cách mạng khi bị bệnh trong nhà tù.

Không chỉ hút khách nhờ hoạt động, món ăn hấp dẫn, các di tích, bảo tàng còn “kéo” giới trẻ về lại với cội nguồn bằng trang phục. Như khi đến di tích Hoàng Thành Thăng Long, Di tích Cố đô Huế, du khách có thể thuê các bộ áo tấc, áo giao lĩnh, áo ngũ thân, áo nhật bình... để chụp ảnh “check-in”.

Tạo không gian “sống” bằng công nghệ

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, hiện nay, người trẻ bắt đầu tìm đến các địa điểm lịch sử, di tích không phải để “sống ảo” mà thực tâm tìm về cội nguồn, mong được hiểu biết, nhất là khi được tiếp cận kiến thức lịch sử một cách mềm mại, dễ hiểu.

Hiện nay, Việt Nam có hàng chục nghìn di tích lịch sử, hàng trăm bảo tàng cả tư nhân và công lập. Trong đó lưu giữ hàng ngàn hiện vật, tư liệu lịch sử quý giá, hấp dẫn của ông cha ta từ xưa đến nay. Với vốn tư liệu phong phú như vậy, không khó để các bảo tàng, di tích thu hút khách tham quan, đặc biệt là người trẻ. Vì vậy, hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công, như: các công nghệ tham quan trực tuyến 3D tour; Không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến (gọi tắt là VAES), 3D mapping đang được rất nhiều bảo tàng ứng dụng tạo ra các hiệu ứng đẹp mắt thu hút du khách. Ví dụ như Bảo tàng Nghệ An đã được lắp đặt 2 máy chiếu công nghệ 3D Mapping sử dụng ánh sáng, âm thanh để trình chiếu hình ảnh người Việt cổ huyền bí đang sinh hoạt trong hang, cảnh lao động, săn bắt… mang đến hiệu ứng rất ấn tượng, hút mắt người xem.

Ngoài ra, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các khu di tích, bảo tàng lịch sử. Ngoài các hình thức truyền thống, một số khu di tích, bảo tàng lịch sử đã mở rộng truyền thông tại các kênh mạng xã hội như YouTube, Instagram, Facebook,...

Để tiếp tục giữ chân du khách, hiện nay, các bảo tàng, di tích lịch sử đã liên tục “làm mới” những câu chuyện bằng các buổi trưng bày chuyên đề. Chỉ tính riêng năm 2023, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục tại di tích như: Hội chữ Xuân chủ đề “Sư đạo tôn nghiêm”; triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh của di sản Hà Nội giai đoạn 1898 - 1954”;… phát động các hoạt động của không gian sáng tạo tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.