Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Đầu tháng 11/2024, UBND TP Huế đã tổ chức khởi công trùng tu ngôi nhà rường cổ của hộ gia đình bà Phạm Thị Diệu Liên tại số 77B, Bao Vinh (phường Hương Vinh, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), với kinh phí 1 tỷ đồng do Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế (BQL) làm chủ đầu tư. Đây là nhà rường đầu tiên được triển khai tu bổ, chống xuống cấp trong đề án này.

Nhà rường trên được xây dựng năm 1914 với lối kiến trúc nhà 2 tầng 2 gian thu hồi bít đốc. Trải qua hơn 110 năm, nhiều hạng mục ngôi nhà như bộ khung gỗ, hệ xương đỡ mái, mái ngói… xuống cấp hư hỏng nặng, được phân loại nhà rường loại 1 trong đề án.

Việc triển khai tu bổ, chống xuống cấp nhà rường nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị đặc trưng của nhà rường cổ Bao Vinh. Qua đó, góp phần phát huy hiệu quả khai thác kinh tế tại phố cổ. Đồng thời, lan tỏa ý thức bảo vệ các công trình nhà cổ, tạo sự đồng thuận và tự nguyện tham gia đề án của các chủ nhà vườn, nhà rường, góp phần bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa Huế.

Tại huyện Phong Điền, trải qua biến động lịch sử và thiên tai, nhiều nhà rường cổ ở làng Phước Tích (xã Phong Hòa) bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó một số nhà có nguy cơ sụp đổ. Làng cổ Phước Tích hiện còn 26 ngôi nhà cổ từ 120 - 150 năm tuổi.

Trước nguy cơ hệ thống nhà rường độc đáo ở đây bị “xóa sổ”, năm 2015, Thừa Thiên Huế thực hiện Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng, nhà rường cổ”. Đến nay, làng Phước Tích có 20/26 nhà rường cổ được hỗ trợ tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 15 tỷ đồng.

Theo ông Hồ Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, việc “hồi sinh” các nhà rường cổ trước nguy cơ “xóa sổ” đã tác động kịp thời, hiệu quả trong việc chống xuống cấp các di sản tại làng cổ; đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng người dân làng cổ Phước Tích và chính quyền địa phương trong việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ, phát huy giá trị di sản của làng cổ hơn 500 năm tuổi.

Bên cạnh những ngôi nhà rường cổ nằm trong đề án, thời gian qua có nhiều chủ nhà vườn tại địa phương cũng đã tự đầu tư, tu bổ nhà vườn. Điển hình như nhà vườn của gia đình ông Phạm Đăng Thiêm tại số 6 Kim Long, phường Kim Long (phủ thờ Đức Quốc Công). Từ nguồn kinh phí xã hội hóa, chủ nhà vườn này đã tự trùng tu, tôn tạo công trình và hiện đã hoàn thành công tác trùng tu, giúp bảo tồn, chống xuống cấp công trình.

Ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, ngoài các đề án tu bổ, tôn tạo các nhà rường kể trên, hiện BQL đang phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan triển khai hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn của một số nhà vườn ở địa bàn.

Đồng thời hỗ trợ cải tạo, nâng cấp nhà vườn, nhà rường phục vụ lưu trú; đào tạo nghề, truyền nghề, tổ chức chương trình khảo sát, xây dựng tua tuyến, quảng bá du lịch cộng đồng tại các phường Kim Long, Thủy Biều, là nơi có nhiều nhà vườn, nhà rường cổ.

“Việc đầu tư, tu bổ chống xuống cấp các ngôi nhà vườn, nhà rường cổ là việc làm cần thiết nhằm gìn giữ, bảo tồn những giá trị đặc trưng của nhà vườn Huế. Từ đó góp phần phát huy hiệu quả khai thác kinh tế du lịch nhà vườn Huế, tạo được sự đồng thuận và hình thành ý thức tự nguyện của các chủ nhà vườn khi tham gia vào đề án”, ông Song nói.

Từ nay đến hết 2026, dự kiến TP Huế sẽ tiếp tục khởi công trùng tu thêm 6 ngôi nhà rường cổ trong danh mục đề án tại phố cổ Bao Vinh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.