Lễ hội điện Huệ Nam và nghề làm bún Vân Cù được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có các Quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống điện Huệ Nam và Nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (Thừa Thiên Huế).
Theo đó, tại Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024, Bộ VHTTDL đưa lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được cử hành vào tháng Ba và tháng Bảy âm lịch hàng năm. Hoạt động được đánh giá tràn đầy màu sắc và sôi động, thu hút đông đảo tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu với hàng vạn lượt người đến tham dự. Đây cũng được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.
Đám rước tại lễ hội điện Huệ Nam
Tại Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024, Bộ VHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề truyền thống sản xuất bún làng Vân Cù được hình thành cách đây hơn 400 năm, trải qua thời gian, nghề bún Vân Cù đã khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình đối với thị trường tiêu thụ trong và ngoài địa phương. Hiện, làng nghề đã thu hút hơn 100 hộ tham gia sản xuất bún để cung ứng cho các chợ, nhà hàng, quán ăn,... mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Nghề truyền thống sản xuất bún làng Vân Cù được hình thành cách đây hơn 400 năm (Ảnh: V. Dinh)
Tại các Quyết định, Bộ trưởng Bộ VHTTDL giao Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể vừa được công bố trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Trước đó, vào tháng 8/2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL ra quyết định chính thức ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức May và Mặc áo dài của người Huế”.
(PLVN) - Mỗi độ tháng ba về, Cây gạo di sản đầu tiên ở Quảng Bình lại bung hoa, khoe sắc, nhiều loài chim tìm về ríu rít trên cành, tạo nên khung cảnh làng quê thân thuộc, yên bình.
(PLVN) - Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ đang miệt mài góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây chính là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình là thế hệ tiếp theo trong hành trình bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc.
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...
(PLVN) - Sáng 29/3, tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Ủy ban UNESCO Việt Nam tổ chức khai mạc chương trình "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu tranh Đông Hồ".
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được ủy quyền ký hồ sơ trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
(PLVN) - Tối 29/3 (tức mùng 1/3 Âm lịch) sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cội" tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện mở màn, đồng thời là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong nhiều ngày trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
(PLVN) - Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/4 (nhằm mùng 4/3 – 6/3 âm lịch năm 2025), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh.
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ thành “lễ hội kiểu mẫu” tạo điều kiện cho đồng bào, du khách về dâng hương bái Tổ và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc.
(PLVN) - Ngày 23/3/2025, Ban tổ chức cuộc thi “Hoa khôi Sinh viên Việt Nam” năm 2024 tổ chức vòng sơ khảo khu vực miền Nam tại TP Hồ Chí Minh. Đây là điểm đầu tiên sơ khảo cuộc thi lần này.
(PLVN) - Lễ Giỗ Tổ chùa Khai Nguyên được tổ chức vào 24/2 âm lịch hàng năm, là dịp để nhân dân và phật tử xa gần tưởng nhớ đến Chư Tổ, Nữ thế họ Nguyễn Đình xuất gia trụ thế.
(PLVN) - Ngày 23/3, tại Khu Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, diễn ra Khai mạc Lễ hội Thành Bản Phủ.
(PLVN) - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự biến thiên của lịch sử, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp văn hóa đặc trưng về lối sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng cùng kiến trúc nhà cổ niên đại hàng trăm năm...
(PLVN) - Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.
(PLVN) - Từ ngày 2/4 đến 4/4/2025, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội), sẽ diễn ra Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
(PLVN) - Sáng 21/3, tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025; kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
(PLVN) - UBND TP Huế vừa công bố quy hoạch chi tiết khu vực Kinh thành Huế, trong đó có kế hoạch mở rộng không gian công cộng trước 8 cổng thành nhằm làm nổi bật hình ảnh di sản và phát triển du lịch.
(PLVN) - Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một phát hiện rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.
(PLVN) - Sáng 19-3, tại sân tượng đài Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, UBND xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
(PLVN) - Trong căn nhà nhỏ giữa núi rừng, ông Phùng Ngọc Hòa (thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã có gần 50 năm gắn bó với nghề làm nỏ. Ông là người duy nhất của vùng còn lưu giữ cách chế tác nỏ thủ công. Những chiếc nỏ từ lâu đã trở thành niềm tự hào của ông và là biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc Dao nơi đây. Trải qua thời gian thăng trầm, nghề truyền thống này đang đứng trước nguy cơ mai một, bị quên lãng khiến ông trăn trở mỗi ngày.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu