Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Chủ trương giữ lại biệt thự cổ trăm tuổi (còn được gọi là Nhà lầu ông Phủ) để bảo tồn của Đồng Nai hứa hẹn nơi đây trở thành một địa điểm tham quan nổi bật trên tuyến đường du lịch thủy - bộ ven sông Đồng Nai.

Công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ” trước đây của Đốc phủ Võ Hà Thanh được xây dựng năm 1922, hoàn thành năm 1924, ở phường Bửu Long (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ngôi biệt thự nằm ven sông Đồng Nai, với kiến trúc kiểu thuộc địa, mang nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc.

Công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ” trước đây của Đốc phủ Võ Hà Thanh được xây dựng năm 1922, hoàn thành năm 1924, ở phường Bửu Long (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ngôi biệt thự nằm ven sông Đồng Nai, với kiến trúc kiểu thuộc địa, mang nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc.

Thời gian qua, việc xây dựng tuyến đường ven sông Đồng Nai, đoạn từ cầu Hóa An đến huyện Vĩnh Cửu khiến ngôi biệt thự cổ này có nguy cơ bị tháo dỡ. Hiện nay, tuyến đường đã được thi công đến sát ngôi biệt thự. Nếu thi công theo quy hoạch, phạm vi tuyến đường sẽ vào một nửa ngôi biệt thự hiện hữu.

Thời gian qua, việc xây dựng tuyến đường ven sông Đồng Nai, đoạn từ cầu Hóa An đến huyện Vĩnh Cửu khiến ngôi biệt thự cổ này có nguy cơ bị tháo dỡ. Hiện nay, tuyến đường đã được thi công đến sát ngôi biệt thự. Nếu thi công theo quy hoạch, phạm vi tuyến đường sẽ vào một nửa ngôi biệt thự hiện hữu.

Sống trong ngôi biệt thự cổ, bà Đặng Thị Linh Phương chia sẻ ngôi nhà do ông nội xây dựng xong vào năm 1924. Bà Phương chuyển vào sinh sống tại ngôi nhà này từ năm 1978 đến nay. Khi nghe thông tin giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến đường ven sông, gia đình tôi có nguyện vọng được giữ lại ngôi nhà.

Sống trong ngôi biệt thự cổ, bà Đặng Thị Linh Phương chia sẻ ngôi nhà do ông nội xây dựng xong vào năm 1924. Bà Phương chuyển vào sinh sống tại ngôi nhà này từ năm 1978 đến nay. Khi nghe thông tin giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến đường ven sông, gia đình tôi có nguyện vọng được giữ lại ngôi nhà.

Theo đánh giá của Hội khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Nai, đây là ngôi biệt thự có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa, được xây dựng cùng thời với Tòa bố hành chính Biên Hòa vào đầu thế kỷ 20. Toàn bộ vật liệu để xây dựng ngôi biệt thự được nhập từ Pháp. Ngôi biệt thự này từng được thuê làm phim trường để quay những bộ phim liên quan đến thời kỳ phong kiến, trong đó có phim Người đẹp Tây Đô được nhiều người biết đến.

Theo đánh giá của Hội khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Nai, đây là ngôi biệt thự có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa, được xây dựng cùng thời với Tòa bố hành chính Biên Hòa vào đầu thế kỷ 20. Toàn bộ vật liệu để xây dựng ngôi biệt thự được nhập từ Pháp. Ngôi biệt thự này từng được thuê làm phim trường để quay những bộ phim liên quan đến thời kỳ phong kiến, trong đó có phim Người đẹp Tây Đô được nhiều người biết đến.

Hội khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Nai có quan điểm cho rằng, trong quy hoạch phát triển việc nắn lại tuyến đường hoàn toàn trong khả năng của cơ quan chức năng, không nhất thiết mọi con đường đều phải thẳng. Nếu giữ được ngôi biệt thự cổ này, chúng ta sẽ tạo ra được sự kết nối về văn hóa, lịch sử, du lịch sông Đồng Nai với trên bờ và giữa ngôi biệt thự này với các công trình cổ khác một cách bền chặt hơn.

Hội khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Nai có quan điểm cho rằng, trong quy hoạch phát triển việc nắn lại tuyến đường hoàn toàn trong khả năng của cơ quan chức năng, không nhất thiết mọi con đường đều phải thẳng. Nếu giữ được ngôi biệt thự cổ này, chúng ta sẽ tạo ra được sự kết nối về văn hóa, lịch sử, du lịch sông Đồng Nai với trên bờ và giữa ngôi biệt thự này với các công trình cổ khác một cách bền chặt hơn.

Theo Tiến sĩ khoa học, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, có nhiều cách để giữ lại ngôi biệt thự cổ này. Thứ nhất, có thể nhờ thần đèn di dời vào bên trong và dành quỹ đất biến thành điểm đến về văn hóa, du lịch. Thứ hai là nắn lại tuyến đường lấn ra sông Đồng Nai một chút xíu để giữ lại ngôi biệt thự cổ thì không có sao hết.

Theo Tiến sĩ khoa học, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, có nhiều cách để giữ lại ngôi biệt thự cổ này. Thứ nhất, có thể nhờ thần đèn di dời vào bên trong và dành quỹ đất biến thành điểm đến về văn hóa, du lịch. Thứ hai là nắn lại tuyến đường lấn ra sông Đồng Nai một chút xíu để giữ lại ngôi biệt thự cổ thì không có sao hết.

Ngôi biệt thự nằm ven sông Đồng Nai, với kiến trúc kiểu Phương Tây, có giá trị lịch sử, kiến trúc. Để xây dựng ngôi biệt thự này, 100% nguyên vật liệu được nhập từ Pháp vào đầu thế kỷ 20. Ngôi biệt thự này từng được thuê làm phim trường để quay những bộ phim liên quan đến thời kỳ phong kiến, trong đó có phim Người đẹp Tây Đô được nhiều người biết đến.

Ngôi biệt thự nằm ven sông Đồng Nai, với kiến trúc kiểu Phương Tây, có giá trị lịch sử, kiến trúc. Để xây dựng ngôi biệt thự này, 100% nguyên vật liệu được nhập từ Pháp vào đầu thế kỷ 20. Ngôi biệt thự này từng được thuê làm phim trường để quay những bộ phim liên quan đến thời kỳ phong kiến, trong đó có phim Người đẹp Tây Đô được nhiều người biết đến.

Nhà cổ Võ Hà Thanh được khởi công vào năm 1922 và hoàn thành năm 1924. Vì khởi nghiệp từ nghề đá, lượng đá xanh Bửu Long (Biên Hòa) được sử dụng tại ngôi nhà cổ này rất nhiều, bao gồm bó nền nhà, đường dẫn cho xe hơi trước nhà, hệ thống ta luy đá tại bờ sông Đồng Nai và bậc cấp dẫn lên nhà (còn gọi là bến Đá, một số người dân sở tại gọi là bến đò Quan).

Nhà cổ Võ Hà Thanh được khởi công vào năm 1922 và hoàn thành năm 1924. Vì khởi nghiệp từ nghề đá, lượng đá xanh Bửu Long (Biên Hòa) được sử dụng tại ngôi nhà cổ này rất nhiều, bao gồm bó nền nhà, đường dẫn cho xe hơi trước nhà, hệ thống ta luy đá tại bờ sông Đồng Nai và bậc cấp dẫn lên nhà (còn gọi là bến Đá, một số người dân sở tại gọi là bến đò Quan).

Trong sân nhà rải rác những cấu kiện đá xanh được làm tiểu cảnh và ngay cả bàn thờ thiên của căn nhà cũng bằng đá xanh Bửu Long.

Trong sân nhà rải rác những cấu kiện đá xanh được làm tiểu cảnh và ngay cả bàn thờ thiên của căn nhà cũng bằng đá xanh Bửu Long.

Đọc thêm

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.