3 "ông trâu" có trọng lượng khoảng 1,2 tấn sẽ tham dự Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 năm nay có tổng số 16 trâu tham dự, trong đó 3 "ông trâu" có trọng lượng khoảng 1,2 tấn. Các ông trâu còn lại có trọng lượng khoảng 1 tấn. Song song đó UBND quận còn tổ chức các hoạt động bên lề chào mừng kỷ niệm 35 năm khôi phục, phát triển lễ hội.

Theo Kế hoạch của Tp Hải Phòng, lễ hội chọi trâu truyền thống năm 2024 gồm hai nội dung phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ gồm các nghi thức: lễ dâng hương, thượng cờ khai hội vào ngày 3/9 (tức ngày 1/8 ÂL) tại đền Nghè và đền Nam Hải Thần Vương; lễ rước nước vào ngày 9/9 (ngày 7/8 ÂL) tại đền Nghè; lễ Thần linh vào đêm 10/9 (ngày 1/8 ÂL) tại đền Nghè và Sân vận động trung tâm quận; lễ Tống Thần 29/4 (ngày 16/8 ÂL) tại đền Nghè; tham dự lễ hiến sinh trâu vô địch tại Sân vận động và lễ tế thần tại đình các phường có trâu đoạt giải vào ngày 12/9 (10/8 ÂL).

Phần hội: Tổng số trâu chọi tham gia lễ hội năm 2024 là 16 trâu, trong đó mỗi phường trên địa bàn được đăng ký tham gia 2 suất tham dự.

Việc đăng ký tham gia lễ hội, Ban tổ chức lễ hội các phường tổ chức bốc thăm số trâu và đăng ký trâu tham gia lễ hội, đợt 1 trước ngày 25/7; đợt 2 trước ngày 1/9; đợt 3 trước ngày 8/9.

Để chuẩn bị cho Lễ hội, Hải Phòng đã lên kế hoạch triển khai Công tác an ninh trật tự - an toàn giao thông - phòng cháy chữa cháy - trật tự đường hè - vệ sinh môi trường... từ ngày 1/9 đến hết ngày 18/9, tập trung tại đền Nghè, đền Nam Hải Thần Vương, đình của các phường, Sân vận động trung tâm quận và các địa điểm diễn ra hoạt động chào mừng 35 năm khôi phục, phát triển lễ hội.

Năm nay, ngoài phân bổ đồng đều cho 6 phường, phường có trâu đoạt giải nhất, nhì, đồng giải ba tại lễ hội năm 2023 sẽ được thêm 1 "ông trâu" tham dự. Các phường có "ông trâu" tham dự cũng được đánh số cụ thể: Phường Bàng La: số 01 và 02; Phường Hải Sơn: số 03, 04 và 05 (Có trâu đạt giải nhì năm 2023); Phường Ngọc Xuyên: số 06, 07 và 08 (Có trâu đạt đồng giải ba năm 2023); Phường Minh Đức: số 09, 10 và 11 (Có trâu đạt đồng giải ba năm 2023); Phường Hợp Đức số 12 và 13; Phường Vạn Hương: số 14; 15 và 16 (Có trâu đạt giải nhất năm 2023).

Đặc biệt, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 đúng tròn 35 năm kể từ khi lễ hội này được khôi phục, UBND quận Đồ Sơn phối hợp tổ chức hội thảo "Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia", tuyên truyền lưu động và trưng bày ảnh, hiện vật gắn liền với 35 năm khôi phục và phát triển lễ hội.

Nghi thức rước nước tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2023Nghi thức rước nước tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2023

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.