Quảng bá giá trị văn hóa độc đáo, trường tồn của Thăng Long - Hà Nội tại TP HCM

Đại biểu lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày.
Đại biểu lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP HCM, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau và Trưng bày Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tinh hoa đạo học Việt Nam.

Đây là hoạt động có ý nghĩa trong khuôn khổ Chương trình Những ngày Hà Nội tại TP HCM, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và cũng là dịp để TP Hà Nội giới thiệu tới công chúng TP HCM những giá trị văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM Nguyễn Phước Lộc; Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà; Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Thị Diệu Thúy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội và TP HCM… tham dự.

Đại biểu lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM tham dự khai mạc trưng bày.

Đại biểu lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM tham dự khai mạc trưng bày.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Thăng Long - Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã được bồi đắp, hun đúc nên những giá trị văn hóa đặc sắc của đất kinh kỳ, tỏa sáng mọi miền của Tổ quốc.

Ngày nay, Thăng Long - Hà Nội vẫn lưu giữ trong mình những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, những di tích lịch sử văn hóa quý giá, tạo nên bản sắc và nguồn lực sáng tạo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu khai mạc trưng bày.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu khai mạc trưng bày.

Chặng đường lịch sử vẻ vang của Thăng Long - Hà Nội là quá trình tiếp nối truyền thống, tạo nên những dấu ấn lịch sử của Thủ đô anh hùng, TP vì hòa bình, TP sáng tạo, qua 70 năm xây dựng và phát triển.

Trưng bày Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau và Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam được tổ chức tại Bảo tàng TP HCM là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo, trường tồn của Thăng Long - Hà Nội.

Thông qua trưng bày, triển lãm, Ban tổ chức mong muốn giới thiệu tới khách tham quan và công chúng TP HCM những di sản quý giá của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những di sản được UNESCO vinh danh như Di sản Văn hóa thế giới - Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Di sản tư liệu thế giới 82 bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM tham quan khu trưng bày chuyên đề "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau".

Lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM tham quan khu trưng bày chuyên đề "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau".

Di sản Hoàng thành Thăng Long thâm trầm và cổ kính, minh chứng cho lịch sử hào hùng của Thăng Long - Hà Nội; Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, biểu tượng của tinh hoa đạo học, nơi hun đúc truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc. Di sản Thăng Long - Hà Nội, cổ kính và rực rỡ, xứng với tầm vóc của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, cho mỗi người Việt Nam và bạn bè gần xa trên thế giới.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là dịp chúng ta nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang của Thủ đô, tự hào truyền thống cách mạng để cùng chung tay góp sức xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Giờ đây, Thăng Long - Hà Nội, không chỉ là kinh đô nghìn năm tuổi, TP vì hòa bình, mà đang không ngừng phát triển, hướng tới trở thành một TP sáng tạo trong tương lai không xa.

“TP Hà Nội mong rằng trưng bày, triển lãm lần này cùng các hoạt động văn hóa trong Chương trình Những ngày Hà Nội tại TP HCM sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Thủ đô Hà Nội - TP HCM, nhất là trong công tác phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản văn hóa, du lịch, kinh tế của cả hai TP”, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nói.

Lãnh đạo 2 TP chụp ảnh lưu niệm.

Lãnh đạo 2 TP chụp ảnh lưu niệm.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang, trưng bày Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau giới thiệu 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, gồm 3 chủ đề Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản của nhân loại; Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản nghìn năm; Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau.

Trưng bày cũng diễn giải làm nổi bật hơn một số hiện vật tiêu biểu thông qua ứng dụng công nghệ 3D, QR Code, đem đến cho du khách những hiểu biết đầy đủ hơn về di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Còn Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, trưng bày Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam giới thiệu quá trình hình thành, phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám và hành trình học tập của một Nho sinh theo chế độ giáo dục khoa cử xưa từ khi chập chững học những con chữ đầu tiên đến khi đỗ đạt thành tài, đem tài năng phụng sự đất nước.

Người dân và du khách tại TP HCM đến tham quan, thưởng lãm.

Người dân và du khách tại TP HCM đến tham quan, thưởng lãm.

Thông qua trưng bày, truyền thống hiếu học, tinh thần tôn sư trọng đạo và tư tưởng trọng dụng hiền tài của dân tộc cũng như các danh nhân văn hóa đã cống hiến tâm sức phụng sự đất nước một lần nữa được tôn vinh và ghi dấu ấn trong lòng công chúng, góp phần truyền cảm hứng, nhiệt huyết sáng tạo dựng xây cho thế hệ trẻ ngày nay.

Trưng bày cũng là dịp quảng bá và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội nói chung và di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng đến với đông đảo công chúng trên cả nước.

Các hoạt động trưng bày trên mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 23/8 tại Bảo tàng TP HCM, số 65 Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM.

Lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM thực hiện nghi thức trưng bày Phiên bản Trống đồng Cổ Loa.

Lãnh đạo TP Hà Nội và TP HCM thực hiện nghi thức trưng bày Phiên bản Trống đồng Cổ Loa.

Tại Bảo tàng TP HCM, Ban tổ chức cũng trưng bày Phiên bản Trống đồng Cổ Loa, là món quà tặng ý nghĩa của TP Hà Nội tặng TP HCM nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Đọc thêm

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN)  - Nghề chế biến Mỳ Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân đi khắp ngã đường và sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu để biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian.

Cần xây dựng quy định cụ thể về bảo tồn cây di sản Việt Nam

Cây đa di sản trăm tuổi tại đền vua Lê bật gốc. (Ảnh: Tân Văn)
(PLVN) - Thời gian qua, có không ít cây di sản, cây di tích bị chết, gãy đổ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước thực tế đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản...