Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

“Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về...”

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô”. Công chúng được tiếp cận với những tài liệu là minh chứng góp phần tái hiện về những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết.

“Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình”, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Nguyễn Thị Nga nhấn mạnh.

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Trần Việt Hoa cho biết, hiện nay, Trung tâm đang lưu giữ, bảo quản hàng nghìn mét giá tài liệu liên quan đến sự kiện 10/10/1954.

Sự kiện đã lựa chọn giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III từ các phông như: Quốc hội, Phủ Thủ tướng, Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông Lâm và Bộ Giao thông Công chính, Bộ Canh nông, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản, nhà sưu tầm ảnh Đặng Tích, Giáo sư Hoàng Minh Giám, nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, nhạc sĩ Huy Du…Những tài liệu này là những minh chứng góp phần tái hiện về những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết.

Một số tài liệu được giới thiệu như: Chương trình, kế hoạch và nhân sự cho việc tiếp quản Thủ đô Hà Nội, trong đó có tài liệu về việc thành lập Ủy ban Hành chính Hà Nội; Công văn số 236-TTg ngày 27/7/1954 của Phủ Thủ tướng về kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo phục hồi các thị xã và thành phố cũ; Công văn số 1678 ZYO/3 ngày 20/8/1954 của Bộ Y tế về việc cử thanh niên xung phong đi tiếp quản; Kế hoạch của Bộ Tài chính về tiếp quản Hà Nội năm 1954…

Không gian triển lãm 3D. (Ảnh: BTC)

Không gian triển lãm 3D. (Ảnh: BTC)

Một số báo cáo, hình ảnh tiêu biểu được giới thiệu như: Báo cáo về cuộc đón tiếp bộ đội, chính quyền ta vào ngày 10/10/1954; bộ đội về tiếp quản Cột cờ Hà Nội, phụ nữ Thủ đô rạng ngời đón đoàn quân giải phóng, lễ chào cờ thiêng liêng vào chiều ngày 10/10/1954; báo cáo tình hình tiếp quản sau một ngày, một tháng và báo cáo của các ngành; tình hình đổi tiền Đông Dương và tiền liên bang trong tháng 10/1954…

BTC cũng giới thiệu những tài liệu của các nhạc sĩ có hồ sơ lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III như: Văn Cao, Huy Du, Nguyễn Đức Toàn với những ca khúc về Hà Nội: “Tiến về Hà Nội”, “Sẽ về Thủ đô”, “Hà Nội, trái tim hồng”… Người xem được cảm nhận một Hà Nội vừa nên thơ, vừa hào hùng.

Những tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được giới thiệu chứa đựng những thông tin tin cậy về quá trình quân dân ta giải phóng, tiếp quản Thủ đô, khẳng định sự chỉ đạo sâu sát, bám sát Nhân dân, dựa vào Nhân dân để hoạt động và tinh thần kiên cường, bất khuất của quân dân Hà Nội.

Các tài liệu, hình ảnh sẽ tiếp tục được trưng bày tại triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản”, khai mạc vào 2/10/2024 tại Nhà Triển lãm 61 Tràng Tiền (Hà Nội), do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III phối hợp với Trung tâm Thông tin, Sở VH-TT Hà Nội tổ chức.

Vang mãi khúc khải hoàn ca

“Hỡi đồng bào Thủ đô” là lời kêu gọi quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội, cũng là tên gọi của Triển lãm 3D trực tuyến do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thực hiện.

Trong suốt gần một thế kỉ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, đặc biệt kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều phong trào đấu tranh của quần chúng Nhân dân diễn ra sôi nổi, là tiền đề cho các cuộc khởi nghĩa sau đó. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 dưới hình thức biểu tình của 20 vạn người dân nội và ngoại thành Hà Nội đã giành thắng lợi vẻ vang. Từ đây, chính quyền về tay Việt Minh. Hà Nội hồi sinh chào đón Ngày Độc lập - Quốc khánh 2/9. Nhưng khói lửa chiến tranh tiếp tục bao trùm phố phường Hà Nội từ cuối năm 1946 khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.

Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, toàn quân, toàn dân Hà Nội đã kiên cường chiến đấu, quyết hi sinh tất cả vì Thủ đô thân yêu. Sau 9 năm kháng chiến kiên cường, Nhân dân Thủ đô đã được vui mừng chào đón đoàn quân chiến thắng tiến về giải phóng Hà Nội. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ Hà Nội, kết thúc một chặng đường đầy gian khổ, hi sinh nhưng hết sức oanh liệt, vẻ vang. Thủ đô Hà Nội rực rỡ huy hoàng trong ánh sáng của hoà bình - độc lập - tự do những ngày tháng 10/1954.

Triển lãm “Hỡi đồng bào Thủ đô” giới thiệu đến đông đảo công chúng những tài liệu lưu trữ và hình ảnh minh họa về cuộc đấu tranh chống Pháp của quân dân Hà Nội từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1954.

Người xem triển lãm quét mã QR để xem triển lãm trực tuyến Hỡi đồng bào Thủ đô. (Ảnh: Khánh Huyền)

Người xem triển lãm quét mã QR để xem triển lãm trực tuyến Hỡi đồng bào Thủ đô. (Ảnh: Khánh Huyền)

Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhấn mạnh: “Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi các sự kiện chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Do đó, tôi đánh giá cao ý tưởng sáng tạo và những nỗ lực của UBND quận Hoàn Kiếm, phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) khi thực hiện cuộc triển lãm này để cung cấp những thông tin bổ ích về lịch sử Thủ đô Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, anh hùng và hòa bình trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào của người dân Hà Nội, song hành với sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô”.

Dưới hình thức 3D trực tuyến, triển lãm giúp người xem có thể trải nghiệm không gian Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp mọi lúc, mọi nơi chỉ với thiết bị di động có kết nối Internet.

Triển lãm bố cục thành 3 phần, được đặt tên theo những câu hát trong bài Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. “Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời” giới thiệu tài liệu hình ảnh về giai đoạn đầu cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại Hà Nội. “Hà Nội vùng đứng lên” giới thiệu tài liệu, hình ảnh về các cuộc đấu tranh cách mạng tại Hà Nội từ năm 1930 đến 1954. “Hà Nội ngày về chiến thắng” giới thiệu hình ảnh tài liệu, hình ảnh ngày giải phóng, vang mãi khúc khải hoàn ca.

Ngoài những thông tin từ tài liệu lưu trữ, triển lãm dựng lên không gian 3D về Hà Nội xưa với những địa danh nổi tiếng như khu quảng trường trước Nhà hát lớn Hà Nội, hồ Gươm, tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường ra chợ Đồng Xuân, sân vận động Cột cờ Hà Nội…

Lướt xem triển lãm “Hỡi đồng bào Thủ đô”, công chúng được dạo một vòng phố cổ, khu phố Pháp ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nơi diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng, được nghe thuyết minh những thông tin lịch sử kèm âm nhạc và hiệu ứng âm thanh hấp dẫn. Người xem được thấy những cảnh “những cửa đầu ô” thanh bình, ngắm “làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm”, “sống vui phố hè”... Hay xúc động nhìn lại Hà Nội ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, được thấy “mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi, trán Người mái tóc bạc thêm. Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười trên môi Người cười” như câu hát nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã viết năm 1947.

Triển lãm sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho công chúng bằng công nghệ số, để người xem thêm yêu lịch sử Thủ đô Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, anh hùng và hoà bình trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào của người dân Hà Nội.

Đọc thêm

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.