Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Sáng 16/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học “Dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX”.

Hội thảo do ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; Bà Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Thành Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng - chủ trì.

Hội thảo khoa học là dịp để các đại biểu tìm hiểu, ôn lại dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa và AHDT Trương Định và những đóng góp to lớn của cuộc Khởi nghĩa Trương Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX. Đây cũng là dịp để tỉnh giới thiệu về mảnh đất, con người Tiền Giang đoàn kết, mến khách, quý tình.

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Ông Nguyễn Thành Diệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, với mục đích góp phần làm rõ hơn những nội dung lịch sử của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Tiền Giang nói chung và cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh oanh liệt, kiên cường, bất khuất của Anh hùng dân tộc Trương Định nói riêng: Hội thảo khoa học "Dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX" đi sâu, làm rõ một số nội dung theo các nhóm chủ đề: Thứ nhất, bối cảnh xã hội Việt Nam và Nam kỳ nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến cuộc Khởi nghĩa Trương Định; Thứ hai, những tư liệu mới, phát hiện mới về thân thế, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Trương Định và các nhân vật lịch sử liên quan đến Khởi nghĩa Trương Định; Thứ ba, chiến lược, chiến thuật quân sự trong cuộc Khởi nghĩa Trương Định; Thứ tư, ý nghĩa, tác động của Khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam kỳ và cả nước nửa sau thế kỷ XIX; Thứ năm, những sự kiện và di tích, di vật tiêu biểu trong cuộc Khởi nghĩa Trương Định; Thứ sáu, bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích - di sản văn hóa Khởi nghĩa Trương Định trong công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Tiền Giang; Thứ bảy, tình cảm của người dân Tiền Giang nói chung và người dân Gò Công nói riêng với Anh hùng dân tộc Trương Định; Thứ tám, phát huy tinh thần của cuộc Khởi nghĩa Trương Định trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang hiện nay và giai đoạn mới.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định tấm gương bất khuất, tinh thần đoàn kết chiến đấu kiên cường chống thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX, sự hy sinh oanh liệt của AHDT Trương Định trở thành biểu tượng của lòng yêu nước của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh cho biết Tiền Giang là địa phương có nhiều khu di tích lịch sử cấp Quốc gia

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh cho biết Tiền Giang là địa phương có nhiều khu di tích lịch sử cấp Quốc gia

Ông cho biết thêm, sau ngày thống nhất đất nước đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, song với tinh thần, đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ Tiền Giang đã lãnh đạo nhân dân khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng.

Tiền Giang là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa Tây Nam Bộ là một trong những nơi hình thành đô thị đầu tiên ở Nam Bộ, địa phương có nhiều khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, du lịch sinh thái.

Ông Nguyễn Thành Diệu cho biết khí tiết hào hùng và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào.

Ông Nguyễn Thành Diệu cho biết khí tiết hào hùng và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào.

"160 năm đã trôi qua từ ngày AHDT Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa do Ông lãnh đạo - ngọn cờ đầu của phong trào chống Pháp ở Nam kỳ và trong cả nước, luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Hiện, vẫn còn các di tích liên quan đến cuộc Khởi nghĩa năm xưa như: Chiến lũy pháo đài (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông), Lũy trại cá (xã Tăng Hòa), ao Dinh (xã Tân Phước) và Đám lá tối trời (xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông), lũy Đồng Sơn (xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây), lũy Dung Giang (xã Bình Đông, TP Gò Công) và vịnh Đà hàn, nơi nghĩa quân Trương Định lấy đá ngăn sông cửa Tiểu..." - Ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang tự hào giới thiệu.

Đại biểu trình bày tham luận

Đại biểu trình bày tham luận

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày tham luận sâu sắc, làm rõ hơn nội dung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và mang tính lịch sử, khoa học theo các chủ đề như: Cuộc khởi nghĩa Trương Định trong bối cảnh xã hội Việt Nam và Nam Kỳ nửa đầu thế kỷ XIX; “Chiến thuật du kích” – Điểm sáng trong tài thao lược của AHDT Trương Định; Khởi nghĩa Trương Định – Biểu tượng của lòng yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm”; “Căn cứ lòng dân trong cuộc khởi nghĩa Trương Định”…

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết ban tổ chức hội thảo đã nhận được 42 bài viết, tham luận

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết ban tổ chức hội thảo đã nhận được 42 bài viết, tham luận

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết, hội thảo là một hoạt động trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 160 năm Ngày tuẫn tiết của AHDT Trương Định.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 42 bài viết, tham luận; Các bài viết, bài tham luận đã luận giải nhiều vấn đề, nội dung liên quan bối cảnh Việt Nam và Nam kỳ trong nửa sau thế kỷ XIX; các diễn biến, ý nghĩa, ảnh hưởng của Khởi nghĩa Trương Định; tình cảm của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Tiền Giang, Quảng Ngãi nói riêng với AHDT Trương Định; phát huy tinh thần quật khởi, anh hùng, vì nước quên thân của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định.

Bà Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tóm lược về bối cảnh tình hình Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến trước khởi nghĩa Trương Định; cuộc khởi nghĩa Trương Định và ảnh hưởng, tác động đối với phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của Nam kỳ…

Đại biểu chụp hình lưu niệm

Đại biểu chụp hình lưu niệm

Tỉnh Tiền Giang, Quảng Ngãi luôn phát huy tinh thần yêu nước qua Khởi nghĩa Trương Định đối với việc xây dựng, bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc, gắn liền với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, củng cố thế trận lòng dân, thực hiện hiệu quả công tác dân vận “quân với dân như cá với nước” “quân với dân cùng một ý chí”.


Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Đọc thêm

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN)  - Nghề chế biến Mỳ Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân đi khắp ngã đường và sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu để biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian.

Cần xây dựng quy định cụ thể về bảo tồn cây di sản Việt Nam

Cây đa di sản trăm tuổi tại đền vua Lê bật gốc. (Ảnh: Tân Văn)
(PLVN) - Thời gian qua, có không ít cây di sản, cây di tích bị chết, gãy đổ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước thực tế đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản...

Vang vọng Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ

Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. (Ảnh: baovanhoa.vn)
(PLVN) - Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam, đồng thời là biểu tượng quyền uy của nhà nước được xác lập đầu tiên tại Việt Nam - nhà nước Hùng Vương. Hội thề gắn với Trống đồng, biểu hiện cho sức mạnh vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Hội thề Trung hiếu là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Bảo tồn nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
(PLVN) - Thời gian gần đây hiện tượng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu theo hướng không chuẩn mực, thương mại hóa di sản được phát và tương tác trực tiếp (livestream) trên mạng khá nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn tới di sản đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.