Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2024), Lễ hội cơm mới và trò chơi dân gian được tổ chức tại xã Ngọc Chiến.

Lễ hội cơm mới diễn ra ngày 29 – 30/9 nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị, văn hoá truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc xã Ngọc Chiến nói riêng và huyện Mường La nói chung.

Lễ hội mừng cơm mới năm 2024 tại xã Ngọc Chiến.

Lễ hội mừng cơm mới năm 2024 tại xã Ngọc Chiến.

Lễ hội cơm mới được xã Ngọc Chiến tổ chức hàng năm, mang ý nghĩa tổng kết mùa vụ lao động, sản xuất, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ cho gia đình được mùa màng bội thu, cuộc sống đầy đủ. Đồng thời, tạ ơn đất trời, thần linh, tổ tiên đã ban phước lành, may mắn đến với bản làng...

Lễ hội là dịp để người dân tại 15 bản trên địa bàn xã Ngọc Chiến gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi quảng bá nét đẹp phong tục tập quán của người dân bản địa đến với du khách trong tỉnh và ngoài tỉnh. Việc tổ chức lễ hội cơm mới còn nhằm giáo dục con cháu bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".

Đông đảo người dân đến trải nghiệm lễ hội.

Đông đảo người dân đến trải nghiệm lễ hội.

Ông Bùi Tiến Sỹ - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến, huyện Mường La chia sẻ: "Việc xã tổ chức lễ hội mừng cơm mới nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc. Từ đó, thu hút nhà đầu tư, phát triển du lịch tại xã.

Đồng thời, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân, giúp bà con có cuộc sống đủ đầy, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phương. Ngọc Chiến được thiên nhiên ban tặng cảnh quan hùng vỹ, khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm, vùng đất này rất phù hợp cho phát triển ngành công nghiệp không khói”.

Mỗi độ thu về, khi những thửa ruộng nhuộm sắc vàng của nắng, mùi thơm của lúa, người dân lại phấn khởi mở hội mừng cơm mới.

Mỗi độ thu về, khi những thửa ruộng nhuộm sắc vàng của nắng, mùi thơm của lúa, người dân lại phấn khởi mở hội mừng cơm mới.

Ngày hội mừng cơm mới đã tái hiện nhiều không gian văn hóa hấp dẫn, không chỉ tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, mà còn thu hút du khách gần xa tới trải nghiệm, khám phá.

Rộn ràng Lễ hội mừng cơm mới.

Rộn ràng Lễ hội mừng cơm mới.

Phần thi làm cốm tại lễ hội.

Phần thi làm cốm tại lễ hội.

Lễ hội cơm mới ở Ngọc Chiến năm 2024, diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tâm linh, chia làm 2 phần: Phần lễ và phần hội.

Trong đó, phần hội với chủ đề “Lễ hội mừng cơm mới năm 2024” gồm các phần thi như: Xếp đá, bắt cá, làm cốm, ẩm thực thực truyền thống, cúng cơm mới; đi Cà kheo, Tó Yến (cầu lông đồng bào Mông), Đá bóng bưởi nam, nữ; thi văn nghệ; Ngu kin khiết (rắn ăn ếch); Sừa kin mu (hổ ăn lợn); thi đi cầu thăng bằng, “lễ cúng vía trâu” và thi hoàng tử trâu…

Làm cốm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người dân ở Ngọc Chiến vào mùa lúa chín.

Làm cốm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người dân ở Ngọc Chiến vào mùa lúa chín.

Cúng vía trâu là một trong những nghi lễ đặc trưng về nông nghiệp của người Ngọc Chiến từ bao đời nay. Lễ cúng này còn mang đậm dấu ấn văn hóa của nền nông nghiệp lúa nước, đậm đà bản sắc dân tộc, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của tộc người Thái.

Xã Ngọc Chiến nằm ở độ cao trung bình trên 1.800m so với mặt biển, cách thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) khoảng 80km về phía Đông Bắc. Đây là một vùng đất mang những nét văn hóa độc đáo của 3 tộc người Thái, Mông, La Ha, với những suối nước nóng được cho là có khả năng chữa bệnh và những nếp nhà sàn thơm mùi gỗ pơmu.

Lễ hội mừng cơm mới được tổ chức tại trung tâm bản Mường Chiến, xã Ngọc chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Lễ hội mừng cơm mới được tổ chức tại trung tâm bản Mường Chiến, xã Ngọc chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Đông đảo nhân dân các dân tộc về trải nghiệm lễ hội.

Đông đảo nhân dân các dân tộc về trải nghiệm lễ hội.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho xã Ngọc Chiến cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hòa, dòng suối uốn lượn quanh bản làng và những mó nước khoáng nóng tại bản Lướt, bản Đớt và bản Khau Vai, cánh đồng lúa trải dài và những thửa ruộng bậc thang nối nhau trên các triền đồi.

Người dân trải nghiệm cuộc thi làm cốm.

Người dân trải nghiệm cuộc thi làm cốm.

Ngọc Chiến nay vẫn giữ được hàng trăm nóc nhà làm bằng gỗ pơmu. Những ngôi nhà rêu phong qua năm tháng, nằm nối tiếp nhau từ đầu bản tới cuối bản.

Không khí ngày hội rộn ràng, vui tươi.

Không khí ngày hội rộn ràng, vui tươi.

Với những nét đẹp cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, văn hóa độc đáo trong sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội mừng cơm mới xã Ngọc Chiến đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo khách du lịch tìm đến.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Đọc thêm

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN)  - Nghề chế biến Mỳ Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân đi khắp ngã đường và sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu để biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian.

Cần xây dựng quy định cụ thể về bảo tồn cây di sản Việt Nam

Cây đa di sản trăm tuổi tại đền vua Lê bật gốc. (Ảnh: Tân Văn)
(PLVN) - Thời gian qua, có không ít cây di sản, cây di tích bị chết, gãy đổ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước thực tế đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản...