Nữ luật sư tài ba giúp nàng công chúa thoát án buôn người

nữ luật sư Jennifer Keller
nữ luật sư Jennifer Keller
(PLO) - Chỉ chưa đầy ba tháng sau khi bị bắt, Tòa Mỹ đã tuyên bố Công chúa Meshael Alayban miễn trách nhiệm trước những cáo buộc về tội buôn người và hành xử với người làm thuê của mình như nô lệ. Khi nghe tòa tuyên bố trả lại hộ chiếu và tháo gỡ thiết bị theo dõi đối với người được tại ngoại hầu tra, Công chúa đã tươi cười nhìn về phía nữ luật sư Jennifer Keller. 
Công chúa hay nữ chủ nô
Những ngày bị bắt quả là địa ngục với Công chúa xứ Ngàn lẻ một đêm, vợ của một trong những người nối dõi Hoàng gia. Công chúa Meshael Alayban là một trong 6 người vợ của Hoàng tử cháu của Quốc vương Abdullah. 
Mọi chuyện bắt đầu từ lời tố cáo của người hầu gái Kenya phục vụ trong ngôi nhà của gia đình  Công chúa ở Irvine, California. Cô người hầu tố cáo rằng cô đã bị lừa dối về mức lương và số giờ làm việc.  Mỗi ngày cô ta bị buộc phải làm việc 16 giờ với mức lương thấp hơn nhiều so với con số đã hứa và thậm chí còn bị cấm cửa không được ra khỏi nhà. Cô gái than thở rằng bà chủ giữ hộ chiếu của cô và bằng cách đó cô như đang bị cầm tù. 
Cô hầu này bắt đầu làm việc trong gia đình Công chúa từ năm 2012 khi họ còn ở Saudi Arabia theo một hợp đồng 2 năm thông qua một văn phòng tuyển dụng. 
Theo hợp đồng, thời gian làm việc mỗi ngày là 8 giờ, 5 ngày một tuần với mức lương 1.600 USD/tháng. Theo cô, trên thực tế cô chỉ được trả 220 USD mỗi tháng nhưng số giờ làm việc mỗi ngày thì gấp đôi hợp đồng. Chưa hết, cô hầu gái 30 tuổi cho biết bà chủ giữ hộ chiếu của cô ngay khi cô vừa tới Saudi Arabia và cô chỉ được cầm cuốn hộ chiếu của mình một lần duy nhất là khi cùng gia đình công chúa bay tới Mỹ. Ở đây, theo lời người hầu gái mô tả, cô phải hầu hạ ít nhất 8 người trong gia đình.
Dựa trên những lời tố cáo này, công chúa Meshael Alayban bị bắt nhưng sau đó được tại ngoại với khoản tiền thế chân do lãnh sự Saudi Arabia nộp. Ban đầu, hành xử của công chúa với người phục vụ được mô tả như một thói quen tàn tệ giữa chủ nô với nô lệ. 
Công chúa Meshael Alayban
 Công chúa Meshael Alayban
“Sự việc không đơn thuần là vi phạm hợp đồng lao động, mà là giam giữ người trái phép. Luật pháp đất nước chúng ta và tại bang California không tha thứ cho những kẻ xâm phạm hoặc tước đi quyền tự do của người khác, cũng như ép buộc lao động khổ sai” - Reuters dẫn lời công tố viên quận Cam Tony Rackauckas.
Với những cáo buộc đó, Công chúa Meshael Alayban đã có thể phải đối mặt với bản án 12 năm tù. 
Nữ luật sư và những chiến lược thu thập cảm tình
Luật sư Keller nói rằng vụ án này cảnh sát đã vội vàng và thực ra sự việc có thể đã không đi quá xa chỉ bằng cách hỏi han những người hàng xóm là đủ. Lời khai của những người hàng xóm nhận xét Công chúa Alayban là một phụ nữ tốt chiếm được thiện cảm. “Tôi không nghĩ là bà ấy lại ép buộc người khác. Không, không thể là bà ấy”, một sinh viên tên Mohammad Alsuwaidi nói. 
Tuy nhiên, nữ luật sư Jennifer Keller đã thuê 22 thám tử đi thu thập các chứng cứ ở Kenya, Saudi Arabia và Philippines. Các bằng chứng có được là cơ sở để bà đưa ra chiến lược của mình, rằng các cáo buộc chống lại công chúa Alayban là nhằm mục đích biến mình thành một “nạn nhân” đáng thương hòng có thể xin được định cư tại Mỹ. 
Bà Jennifer Keller trưng ra băng hình thu từ camera an ninh cho thấy cô người hầu một mình tự do đi ra đi vào nhà Alayba, trái với khẳng định rằng cô như tù bị giam lỏng bước chân  ra ngoài là phải có người giám sát. Nữ luật sư cũng trình lên tòa các giấy khám của các sĩ theo đó mọi chi phí khám chữa bệnh của người giúp việc gia đình đã được công chúa thanh toán.
 “Không ai bị ép phải  làm việc quá sức”, Jenifer Keller cho biết. Bà khẳng định bằng các bằng chứng rằng cô người hầu được quyền sử dụng bể bơi, phòng tập thể dục của gia đình,  thậm chí cả phòng mát xa tắm hơi. Tài xế lái xe đưa cô ta cùng với những người khác đi mua sắm và đến khu giải trí. 
Ngoài lương, cô người hầu cùng với ba đồng nghiệp Philippines khác được ăn ở trong những điều kiện rất tốt và còn được chi trả cho những chuyến đi nghỉ phép. Gia đình Công chúa Alayban thuê 5 người hầu và 3 tài xế. 
Trước những bằng chứng của các luật sư bên bị, công tố viên quận cam Tony Rackauckas thừa nhận rằng chưa đủ chứng cớ để kết tội và do đó phía công tố quyết định rút các cáo buộc của mình. 
Chân dung nữ luật sư tài giỏi
Jennifer Keller là một luật sư có tiếng tại Irvine, California với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ba năm liên tiếp, kể từ 2010, bà được chọn vào danh sách 100 Luật sư giỏi nhất của California. Bà Keller từng nổi tiếng trong vụ án búp bê Barbie và búp bê Bratz. 
Trong phán quyết của toà đưa ra hồi tháng 7/2008 một thẩm phán đã quyết định MGA phải trả cho Mattel 100 triệu USD vì cho rằng thế hệ búp bê Bratz đầu tiên gồm 4 mẫu  Cloe, Jade, Sasha và Yasmin ra đời khi Bryant vẫn còn ăn lương của Mattel. 
Tuy nhiên, MGA nói Bryant làm công việc trong khoảng thời gian hoạ sĩ này không làm việc cho Mattel. Tháng 12 /2008 Mattel xin được lệnh của toà buộc MGA ngưng sản xuất và bán búp bê Bratz.Một quỹ tín thác được lập ra để tạm giữ thương quyền của dòng búp bê Bratz đã và sẽ được sản xuất. 
Thành công lớn đầu tiên của bà trong các vụ án dân sự là bảo vệ cho Trường Đại học Chapman trước những cáo buộc của sinh viên về việc nhà trường quảng cáo sai về chương trình đào tạo thạc sĩ. 
Hồi năm 2009, bà Keller cũng từng được biết đến khi là luật sư cho gia đình bà Colleen Hauser bị rắc rối với pháp luật khi từ chối chữa bệnh ung thư cho con. Tuy nhiên, cậu bé 13 tuổi mắc bệnh ung thư cùng mẹ bỏ trốn đã trở lại và chấp nhận chọn lựa về phương thức điều trị theo quyết định của quan tòa.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.