Nhà báo – nhà thơ Phạm Quốc Cường trình làng tập thơ thứ sáu

0:00 / 0:00
0:00
Tập thơ “Phạm Quốc Cường: Tuyển chọn 100 bài thơ tình và đời” là tập thơ thứ 6 của nhà thơ – nhà báo Phạm Quốc Cường. Đây có thể được coi là một dấu ấn quan trong cuộc đời theo đuổi thi ca của anh. Tập thơ như tên gọi, ăm ắp tình yêu và những suy tư về sự đời.

Tập thơ “Phạm Quốc Cường: Tuyển chọn 100 bài thơ tình và đời” là tập thơ thứ 6 của nhà thơ – nhà báo Phạm Quốc Cường. Đây có thể được coi là một dấu ấn quan trong cuộc đời theo đuổi thi ca của anh. Tập thơ như tên gọi, ăm ắp tình yêu và những suy tư về sự đời.

Tập thơ “Phạm Quốc Cường: Tuyển chọn 100 bài thơ tình và đời” gồm 100 bài thơ, 128 trang, nhà xuất bản Hội Nhà văn, in và nộp lưu chiểu quý I năm 2023. Tính thời gian âm lịch, thì đúng ngày 23 tháng Chạp năm 2022, nhà thơ – nhà báo Phạm Quốc Cường nhận được tập thơ. Số 23 cũng là con số có ý nghĩa với anh.

100 bài thơ được anh lựa chọn ngẫu nhiên, không gò ép. 100 cũng có thể hiểu là sự đủ, tròn. Tuy nhiên, Phạm Quốc Cường không cứng nhắc vào con số 100. Đối với anh, mọi thứ nên để tự nhiên thì tốt hơn.

100 bài thơ đã khái quát được nhiều vấn đề mà Phạm Quốc Cường muốn nói, đó là tình yêu và đời. Tình yêu bao gồm tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Đời bao gồm cách đối nhân xử thế, đối đãi giữa người với người, giữa bạn bè với nhau, giữa quan với dân... Chung quy lại, Phạm Quốc Cường cũng chỉ mong muốn cho cuộc sống này bớt đi những sầu đau, ray rứt, bớt đi những dối trá, lừa lọc… để hướng đến cái đẹp, cái thiện lương.

Xen trong đó là những bài thơ viết về vùng lũ Nghệ An – quê hương anh, thật sự khiến người đọc xúc động. Anh cũng cài cắm vào tập thơ về thời gian đất nước và thế giới trong giai đoạn chống dịch Covid-19. Một thời gian gây ra biết bao thương đau cho con người. Nhưng qua đó, Phạm Quốc Cường cũng thể hiện được ý chí, sức kiên cường của con người chống lại dịch bệnh. Những bài thơ về dịch bệnh được anh viết trong thời điểm đó. Và khi đọc lại, vẫn thấy rưng rưng.

Phạm Quốc Cường dường như muốn thâu tất cả thế thái nhân tình vào mình, để từ đó, cất lên tiếng nói riêng, tiếng nói mà không phải lúc nào cũng dàn trải trong mỗi bài báo được. Thơ Phạm Quốc Cường vẫn nhất quán một giọng điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào. Đọc thơ anh, ta thấy được cái không khí thời đại qua những âm hưởng xưa, nhưng không cũ.

Qua thơ, anh thể hiện được mình là người giàu tình yêu thương, nghĩa khí, sống tử tế. Xin giới thiệu đến bạn đọc những câu thơ tiêu biểu trong tập thơ thứ sáu của nhà thơ – nhà báo Phạm Quốc Cường:

Khi yêu rồi em đừng buồn vu vơ

Hãy làm thơ và mơ chân trời đẹp

Không gán ghép yêu thương hay cô hẹp

Ép tương lai bằng đôi mắt toả đớn hèn.

(Khi yêu rồi)

Anh giờ bỏ thói lông bông

Về nhà gác cổng để trông vườn hồng.

(Trông vườn hồng)

Đông sang nắng trải nhẹ nhàng

Nhuộm vàng sắc lá ngỡ ngàng lòng trai

Bờ vai em đẹp vì ai

Cho anh ghé tạm một vài lúc vui.

(Rung động)

Cuộc đời muốn tốt phúc phần

Cần nên tô vẽ chí thân dần dần

Làm người cứ phải ân cần

Mọi điều chân thật trào dâng tâm mình

Không làm điều xấu bất minh

Mất mình mất bạn mất tình trước sau

Phải giàu tình cảm nông sâu

Hãy cầu tốt đẹp cùng câu chân thành

Mới mong gặp được duyên lành

Quý nhân nâng đỡ đồng hành bạn yêu

Không nên hành xử quái chiêu

Làm điều thiếu đức – ốm nhiều hại thân!

(Cảm nghĩ)

Phạm Quốc Cường là nhà báo, bút danh: TQC, QM, Quốc Đô, Quốc Minh. Anh hiện là Trưởng ban Pháp luật Bạn đọc, Báo Pháp luật Việt Nam; sinh năm 1980, quê quán ở Nam Đàn - Nghệ An.

Các tập thơ đã xuất bản: Viết cho người tình mơ; Anh chờ qua trăng; Tình hoa; Tình yêu còn lại; Khúc ca tình đời; Phạm Quốc Cường: Tuyển chọn 100 bài thơ tình và đời. Ngoài ra, Phạm Quốc Cường còn là tác giả của các bài hát: Khúc hát phóng viên; Hoa sữa và em; Anh chờ qua trăng; Gương sáng Pháp luật Việt Nam; Tuyến đầu vang mãi niềm tin; Hà Nội - Khúc đồng dao chống dịch; Thắng đại dịch này ta mở tiệc vàng thật sang; Tuyến đầu sự sống hồi sinh; Việt Nam sáng ngời tình yêu…

Tin cùng chuyên mục

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy

(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Đọc thêm

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Ánh lửa trên đồi quyên thảo

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Đã bao năm chị vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Sáng nay cũng vậy, khi lũ chim trên đồi quyên thảo thức giấc, chị lại trở dậy ngồi bên bếp lửa.

“Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”

Ra mắt sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. (Ảnh: BTPNVN)
(PLVN) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hiện lưu giữ hàng nghìn lá thư thời chiến của những người phụ nữ, thể hiện tâm tư của những đôi lứa yêu nhau phải tạm chia xa, của những người vợ đợi chồng, những người con nhớ mẹ, những người chị ngóng tin em... Sự ngăn cách giữa hậu phương và tiền tuyến khiến họ đành gửi gắm yêu thương, vui buồn cuộc sống và động viên nhau qua những lá thư.

Chuyện của bà

Ảnh minh họa truyện. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Phải nói chưa có một gia đình nào phức tạp như gia đình tôi, phức tạp từ những mối quan hệ trong gia đình, phức tạp từ bản tính của từng con người với mỗi tính cách khác nhau nhưng đều khó hiểu, cho đến phức tạp hoàn cảnh gia đình. Nhưng có lẽ phức tạp nhất đó là mối quan hệ giữa ông bà tôi, một mối quan hệ mà từ lúc bé tôi chẳng hiểu rõ đó là yêu thương hay tất cả đều đã phai nhạt qua thời gian và năm tháng.