Nhiều quy định khá “vô duyên” trong đề xuất kinh doanh mũ bảo hiểm

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Theo quan điểm của các chuyên gia về dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi mô tô, xe máy, đơn vị soạn thảo đã đề xuất nhiều điều kiện khá “vô duyên”, thiếu tính hợp lý, khả thi.

Diện tích mặt bằng có quyết định chất lượng MBH?

Tại Nghị định, điều kiện kinh doanh MBH được quy định tại Điều 5. Trong đó, điều kiện về nhà xưởng (điểm a khoản 2) yêu cầu “Diện tích mặt bằng phù hợp với quy mô sản xuất”. “Đây là tiêu chí định tính rất khó đánh giá” – ông Lê Anh Tuấn, một người tham gia sản xuất MBH nhận định – “Trên thực tế, DN cũng sẽ tự bố trí mặt bằng cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hơn nữa, diện tích mặt bằng không quyết định chất lượng của sản phẩm.

Sản xuất MBH không phải là ngành nghề kinh doanh cần phải có bố trí mặt bằng đặc thù như các nghề đào tạo lái xe (cần có địa hình cho học viên tập luyện...) thì việc yêu cầu như vậy là không thực sự cần thiết”. Ông Lê Anh Tuấn và nhiều ý kiến khác đề nghị bỏ quy định này.

Đề nghị hủy bỏ cũng được đưa ra đối với quy định “có mặt bằng kho chứa phù hợp bảo đảm việc quản lý chất lượng vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm MBH hoàn chỉnh”.

Tương tự, quy định về điều kiện trang thiết bị kiểm tra chất lượng (điểm c khoản 2) cũng được đề nghị hủy bỏ. Cụ thể, Dự thảo yêu cầu “có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định có đủ năng lực thử nghiệm”.

Theo các chuyên gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì đây là không cần thiết vì đã có quy trình về tổ chức thử nghiệm đánh giá và chứng nhận. Hơn nữa, điều quan trọng là kết quả được ban hành bởi tổ chức thử nghiệm đạt tiêu chuẩn chứ không phải là hình thức “sở hữu” hoặc có “ký hợp đồng” hay không. 

Một quy định khác được nhiều chuyên gia pháp luật và DN cho rằng bất hợp lý, đó là điều kiện về hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ (khoản 3 Điều 5). Dự thảo quy định DN sản xuất MBH là phải có “hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu/đồng sở hữu” hoặc “có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức, cá nhân…”.

“Với trường hợp thứ nhất, quy định này can thiệp bất hợp lý vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN vì bắt buộc mọi DN sản xuất phải có luôn hệ thống phân phối trong khi chưa chắc mô hình này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và thuộc quyền tự quyết của DN – Luật sư Nguyễn Mạnh Thắng (Đoàn Luật sư Hà Nội) bình luận – Trong trường hợp thứ hai cũng không cần thiết quy định vì DN sản xuất cũng sẽ giao kết hợp đồng để bán được hàng và bảo đảm an toàn về mặt pháp lý trong giao dịch dân sự.

Việc tiêu thụ sản phẩm với ai và như thế nào là do DN quyết định để đảm bảo sự sống còn của mình, pháp luật không thể can thiệp”. Chưa kể, xác định khái niệm “đồng sở hữu” đối với DN hoặc với các cửa hàng, đại lý, phòng thử nghiệm… là không hề đơn giản, khi mà cả Bộ luật Dân sự 2015 và Luật DN 2014 đều không có khái niệm này.

Điều kiện nhập khẩu MBH quy định tại khoản 2 Điều 9 và phân phối MBH quy định tại khoản 2 Điều 12 cũng được đánh giá là không cần thiết, cần bỏ ra khỏi dự thảo Nghị định.

Lắp ráp, sản xuất linh kiện MBH: vẫn ngoài quy định

Trong dự thảo Nghị định, vấn đề lắp ráp MBH vẫn đang để ngỏ. Đây là hoạt động kinh doanh không bị cấm, nên cần có quy định rõ để các tổ chức, cá nhân lắp ráp MBH thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi.

Bên cạnh đó, trên thực tế cũng có thể có các DN sản xuất từng bộ phận chính của MBH để DN khác mua về lắp ráp hoặc bổ sung một số chi tiết để lắp ráp ra sản phẩm hoàn thiện. Pháp luật cũng không thể cấm hoạt động sản xuất này, nhưng dự thảo Nghị định cũng chưa bổ sung quy định quy định nói trên.

Việc đưa ra các quy định quá cụ thể, quá chi tiết như trên sẽ làm hạn chế việc mở rộng bán MBH đạt chất lượng trong khi mục tiêu của chúng ta hướng tới là mở rộng diện tiếp cận của người dân với loại mũ đạt chuẩn. Các điều kiện đối với DN nhập khẩu và phân phối MBH trong dự thảo là không thực sự cần thiết bởi chỉ cần kiểm soát được chất lượng MBH nhập khẩu vào Việt Nam là đủ.

Mục tiêu chính của việc soạn thảo Nghị định này là hạn chế MBH kém chất lượng, đặc biệt là mũ giả mạo (nêu trong dự thảo Tờ trình Chính phủ). Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng sản phẩm lượng không nên và cũng không thể chỉ bằng các điều kiện kinh doanh mà cần thực hiện chế độ hậu kiểm một cách hiệu quả, thực chất, bằng nhiều biện pháp như quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra…

Bên cạnh đó, để thúc đẩy sử dụng MBH đạt chất lượng trong xã hội thì không chỉ kiểm soát chất lượng mà phải gắn với các biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng mũ đạt chất lượng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng. Các vấn đề liên quan đến MBH kém chất lượng không thể được giải quyết chỉ bởi nghị định này mà cần biện pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau.

Do đó, không thể vì các biện pháp khác chưa đạt hiệu quả mà thắt chặt việc sản xuất, phân phối MBH. Điều này có thể dẫn đến khả năng gia nhập thị trường kinh doanh MBH của DN, nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn, từ đó dẫn đến nguy cơ gia tăng hàng giả, hàng nhái hoặc MBH kém chất lượng./.

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.