Năm 2024, Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Đại hội đồng cổ đông Sacombank năm 2023
Đại hội đồng cổ đông Sacombank năm 2023
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Đại hội đồng cổ đông Sacombank năm 2023 có 1.329 cổ đông tham dự, chiếm hơn 65% tỷ lệ biểu quyết. Tại Đại hội, cổ đông đã thông qua: báo cáo kết quả hoạt động năm 2023 và định hướng, mục tiêu năm 2024; báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán; phương án phân phối lợi nhuận năm 2023 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024; thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2024 cùng các nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản trị, điều hành, đầu tư... Đại hội cũng thống nhất số lượng thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022 - 2026 là 5 thành viên, giao Hội đồng quản trị thực hiện các thủ tục bổ sung theo quy định.

Chủ tọa đoàn Đại hội đồng cổ đông Sacombank năm 2023

Chủ tọa đoàn Đại hội đồng cổ đông Sacombank năm 2023

Năm 2023, lợi nhuận trước thuế đạt 9.595 tỷ đồng, tăng 51,4%, nhiều chỉ tiêu vượt kỳ vọng

Kết quả hoạt động năm 2023 cho thấy, Sacombank đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông giao phó, trong đó nhiều chỉ tiêu vượt kỳ vọng: Lợi nhuận trước thuế đạt 9.595 tỷ đồng, tăng 51,4%; các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE lần lượt đạt 1,22% và 18,3%, tăng lần lượt 0,31% và 4,47%, cao hơn nhiều so với năm 2022; tổng tài sản đạt 674.390 tỷ đồng, tăng 13,9%, trong đó tài sản có sinh lời tăng 14,3%, chiếm tỷ trọng 89,6%;

Vốn điều lệ 18.852 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động đạt 578.029 tỷ đồng, tăng 11,3%, trong đó 90,8% đến từ thị trường 1, chiếm 3,9% tiền gửi toàn ngành; tổng dư nợ tín dụng đạt 482.731 tỷ đồng, tăng 10%, chiếm 3,5% thị phần toàn ngành; nợ xấu tổng thể giảm 0,16%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,1%, tăng 1,18% so với đầu năm trong bối cảnh rủi ro tín dụng gia tăng và khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm; các chỉ số an toàn đảm bảo tuân thủ quy định.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng giám Đốc Sacombank cho biết: “Sacombank đang thực hiện Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, còn vướng mắc cuối cùng liên quan đến phương án xử lý cổ phiếu ông Trầm Bê. Sacombank đã trình NHNN phương án chi tiết và đang chờ phê duyệt. Nguồn lực để chia cổ tức đã sẵn sàng với lợi nhuận chưa phân phối đã lên đến gần 18.400 tỷ đồng, tương đương gần 100% vốn điều lệ và sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Do đó, quyền lợi của cổ đông vẫn được đảm bảo.

Hội đồng quản trị rất thấu hiểu mong muốn của cổ đông và đang rất nỗ lực làm việc với NHNN để được chia cổ tức. Mặc dù chưa được chia cổ tức, nhưng thị giá của Sacombank đã tăng trưởng khá mạnh trong thời gian qua cũng phần nào bù đắp cho cổ đông.”

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng giám đốc Sacombank phát biểu tại Đại hội

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng giám đốc Sacombank phát biểu tại Đại hội

Bà Diễm cũng cho biết thêm, Sacombank đã bán đấu giá thành công khoản nợ dự án Khu công nghiệp Phong Phú, thu hồi thành công 20% giá trị. Bên trúng đấu giá sẽ tiếp tục thanh toán cho Sacombank theo tiến độ hoàn thành hồ sơ pháp lý dự án.

Kéo giảm mạnh tỷ trọng tài sản tồn đọng, Sacombank được Moody’s khôi phục xếp hạng tín nhiệm về mức trước sáp nhập

Năm 2023, Sacombank đã thu hồi xử lý 7.941 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó có 4.487 tỷ đồng là thuộc Đề án, kéo giảm tỷ trọng hạng mục này trong tổng tài sản xuống còn 3%. Như vậy, trong 7 năm thực hiện Đề án, có thể thấy thái độ của Sacombank đối với công tác xử lý nợ xấu là rất khẩn trương, tích cực, từ con số ban đầu 28,1% vào năm 2016, đến nay Sacombank đã kéo giảm mạnh tỷ trọng tài sản tồn đọng trên tổng tài sản chỉ còn lại 3%.

Sacombank cũng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định, tổng số dư dự phòng hiện là 25.099 tỷ đồng, tăng 10,4%, trong đó dự phòng cho vay tăng 34,3%, hoàn tất 100% đối với toàn bộ danh mục nợ bán VAMC.

Dựa trên các kết quả này, Moody’s đã khôi phục xếp hạng tín nhiệm của Sacombank về mức trước sáp nhập. Cụ thể, tổ chức này đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Sacombank từ B3 lên B2 và cập nhật xếp hạng từ mức Caa1 lên B3 đối với các hạng mục đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) và BCA điều chỉnh

Tích cực chuyển đổi số giúp Sacombank vượt mốc 18 triệu khách hàng, lượng giao dịch qua kênh số tăng 51%

Về hiệu quả hoạt động, Sacombank tích cực chuyển đổi số trong bán lẻ và quy trình vận hành. Ngân hàng đã tiên phong hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm triển khai đa dạng các phương thức thanh toán mới, đồng thời ứng dụng AI trong chăm sóc và gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và NHNN, Sacombank đã chủ động triển khai nhiều gói vay với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng cũng thực hiện nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng với tổng giá trị lên đến 131.500 tỷ đồng. Nhờ đó, uy tín thương hiệu được nâng cao, khách hàng ngày càng gắn bó. Số lượng khách hàng vượt mốc 18 triệu khách hàng; số lượng user online đạt 8,9 triệu, tăng 19,8%; số lượng giao dịch thành công qua kênh số đạt 508 triệu, tăng 51%.

Năm 2024, Sacombank đặt mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” với các chỉ số tài chính tăng từ 10% trở lên

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, nhưng với nội lực vững vàng, chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ, cùng tâm thế ở điểm cuối hành trình tái cơ cấu, Sacombank vẫn tự tin đặt mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cho năm 2024 với các chỉ số tài chính dự kiến tăng trưởng từ 10%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 10.600 tỷ đồng, tổng tài sản tăng lên 724.100 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 636.600 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 535.800 tỷ đồng, kiểm soát nợ xấu dưới 2%, các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tuân thủ đúng quy định của NHNN.

Bà Diễm cho biết, Sacombank lựa chọn con đường chuyển đổi số từ góc nhìn từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài. Từ đó, Sacombank tập trung vào các vấn đề: 1) Nâng cấp trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng; 2) Xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở qua API; 3) Giải quyết bài toán ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo AI để thấu hiểu khách hàng hơn nữa;

4) Xây dựng văn hoá chuyển đổi số sáng tạo và áp dụng phương pháp làm việc mới trong thực hiện các ý tưởng; 5) Đầu tư vào công nghệ điện toán đám mây vào bảo mật; 6) Quy trình nghiệp vụ số hóa từ đầu đến cuối. Mục tiêu khách hàng năm 2024 của Sacombank là sẽ chạm mốc con số 20 triệu và mỗi khách hàng đều phải là một khách hàng chất lượng, gắn bó và có trải nghiệm hoàn hảo với Sacombank.

Về việc đặt kế hoạch Lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, quan điểm bà Diễm như sau: “Với một ngân hàng đang tái cơ cấu như Sacombank, việc tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 10% có thể không quá cao nhưng đây là mức tăng trưởng phù hợp với các điều kiện thực tại vì Sacombank cần củng cố nền tảng tài chính, tập trung toàn lực xử lý dứt điểm các tồn đọng để hoàn thành Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập; đồng thời đẩy mạnh ưu đãi để đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn và chung tay cùng Chính phủ, NHNN thực thi các giải pháp phục hồi kinh tế; tập trung đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin và hệ sinh thái số”.

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 693.500 tỷ đồng, tổng huy động hơn 606.200 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng hơn 500.400 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,1%.

Cổ đông Sacombank phát biểu ý kiến

Cổ đông Sacombank phát biểu ý kiến

Trong bối cảnh Chính phủ hướng đến mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050, Sacombank đã công bố báo cáo phát triển bền vững năm 2023 với chủ đề “Vững tương lai”. Theo đó, Sacombank đặt mục tiêu dài hạn tiếp theo sau tái cơ cấu đó là phát triển bền vững. Hiện Sacombank đã đưa ra chiến lược mới bao gồm bốn trọng tâm cho phát triển bền vững, bao gồm: 1) Tăng trưởng bền vững (mang đến lợi ích dài hạn cho cổ đông, khách hàng, cộng đồng và quốc gia); 2) Khách hàng là trọng tâm (sản phẩm, dịch vụ luôn xoay quanh lợi ích trước nhất của khách hàng); 3) Nhân sự là động lực cho sự phát triển (99% cán bộ quản lý được thăng tiến từ nguồn lực nội bộ); 4) Quản trị minh bạch (cơ cấu tổ chức rõ ràng, quản trị rủi ro được ưu tiên và luôn hướng đến tiêu chuẩn quốc tế mới nhất). Sacombank tự tin chiến lược phát triển bền vững của mình sẽ tạo ra những thay đổi tích cực đối với cộng đồng, môi trường và tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thế hệ tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Công ty Thủy điện Sông Bung tặng 30 con bò giống cho người nghèo ở Quảng Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung tặng 30 con bò giống cho người nghèo ở Quảng Nam

(PLVN) - Công ty Thủy điện Sông Bung vừa tổ chức lễ trao tặng 30 con bò giống sinh sản với tổng trị giá 600 triệu đồng cho 30 hộ nghèo thuộc hai xã Chà Val và La Êê (huyện Nam Giang, Quảng Nam). Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ các hộ dân phát triển sản xuất chăn nuôi, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Đọc thêm

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ
(PLVN) - Với những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực phát hành thẻ và phát triển các giải pháp thanh toán số mới, trong tháng 12/2024, Sacombank đã nhận được 9 giải thưởng lớn từ các tổ chức thẻ Visa, Mastercard và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), ghi nhận những thành quả nổi bật đã đạt được trong năm 2024.

Mua thuốc trực tuyến từ FPT Long Châu qua ứng dụng VNeID

Mua thuốc trực tuyến từ FPT Long Châu qua ứng dụng VNeID
(PLVN) - Ngày 13/12/2024, FPT Long Châu và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố triển khai dịch vụ xác thực điện tử của nhà thuốc FPT Long Châu qua VNeID.

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025
(PLVN) - Nhà máy Thủy điện Quảng Trị (NMTĐ Quảng Trị) đang thực hiện kế hoạch tích nước để phục vụ tưới tiêu và phát điện năm 2025. Việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các cơ quan chức năng và Công ty Thủy điện Quảng Trị (TĐQT) để đảm bảo sử dụng nguồn nước hiệu quả, tránh tình trạng thiếu nước vào mùa khô, đồng thời kiểm soát ngập lụt trong mùa mưa.

Khai mạc Khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 6 chương trình đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khai mạc Khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 6 chương trình đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
(PLVN) -  Ngày 13/12, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức khai mạc đợt khảo sát chính thức để đánh giá chất lượng giáo dục đối với 06 chương trình đào tạo bao gồm: Bất động sản, Quản lý đất đai, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Marketing, Quản trị khách sạn, và Luật. Chương trình khảo sát do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.

Sao Mai và hành trình san sẻ yêu thương

Sao Mai và hành trình san sẻ yêu thương
Không chỉ tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành, Sao Mai còn đang nỗ lực thực hiện "sứ mệnh" thiện nguyện như một phần trách nhiệm trong hành trình phát triển của mình.

Khởi công dự án Parc Hà Nội

Khởi công dự án Parc Hà Nội
(PLVN) - Với dự án Parc Hà Nội, Indochina Kajima thể hiện chiến lược đáp ứng nhu cầu thuê văn phòng cao cấp ở hiện tại và đón đầu nhu cầu này trong tương lai, đồng thời duy trì cam kết về tính hiệu quả trong hoạt động vận hành, đột phá và xuất sắc trong kiến trúc, bền vững, thân thiện môi trường và có trách nhiệm với xã hội.

TTC Land và Tui Hotels & Resorts ký kết thỏa thuận hợp tác quản lý vận hành khách sạn dự án TTC Plaza Đà Nẵng

Ông Võ Thanh Lâm - Tổng Giám đốc TTC Land và ông Artur Gerber - Tổng Giám đốc TUI Hotels & Resorts cùng Lãnh đạo cấp cao hai bên thực hiện nghi thức ký kết.
(PLVN) - Vừa qua, tại trụ sở Tập đoàn TTC, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land; HOSE: SCR) và Công ty TUI Hotels & Resorts (thuộc Tập đoàn TUI Group) đã ký kết hợp đồng dịch vụ kỹ thuật và thỏa thuận hợp tác quản lý vận hành khách sạn thuộc dự án cao ốc phức hợp TTC Plaza Đà Nẵng.