Kinh doanh cùng “tử thần” trong những ngôi nhà sắp sập

Kinh doanh cùng “tử thần” trong những ngôi nhà sắp sập
(PLO) - Bất chấp những ngôi nhà đã bị đập dở, tường nứt nẻ, đứt lìa... với nguy cơ có thể đổ, sập bất cứ lúc nào, nhiều hộ kinh doanh ở đoạn đê Trần Khát Chân (đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng để tiến hành nâng cấp, mở rộng) vẫn ung dung ngồi trong những “ngôi nhà tử thần” ấy để kinh doanh, buôn bán.
Theo ghi nhận của PLVN, trên đoạn đường đê đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng để tiến hành nâng cấp, mở rộng từ ngã tư Trần Khát Chân – Lò Đúc đến điểm giao cắt phố Lương Yên hiện có nhiều ngôi nhà trong diện giải phóng chỉ mới bị đập bỏ nửa chừng rồi để đấy. Người dân ở đây không hiểu vì vướng mắc gì, công tác giải phóng mặt bằng ở đây bị đình trệ.
Dân liều mạng bán hàng trong những ngôi nhà sắp sập

Dân liều mạng bán hàng trong những ngôi nhà sắp sập 

Thế nên, những ngôi nhà đập dở này trở thành những “ngôi nhà tử thần”, có thể cướp đi tính mạng con người bất cứ lúc nào khi nó đổ sụp. Nhưng bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ gia đình vẫn lấy đó làm chỗ để kinh doanh buôn bán.

Tại ngã ba giao cắt giữa phố Lương Yên –  đê Trần Khát Chân, ngôi nhà hai tầng đập dở, tường nứt nẻ, đứt lìa, thế nhưng một hộ kinh doanh gạo và một hộ kinh doanh trứng, thực phẩm vẫn ung dung ngồi trong đó để bán hàng. Ngay phía đối diện là ngôi nhà cũ kĩ tuy chỉ mới dỡ mái, nhưng tường đã xuất hiện những vết gãy nứt từ lâu cũng được chọn làm nơi bán hoa của một người phụ nữ.
Công trình giải tỏa tạm dừng không rõ nguyên nhân
Công trình giải tỏa tạm dừng không rõ nguyên nhân 

Những ngôi nhà này đều được xây từ cách đây rất lâu. Theo quan sát, nhiều viên gạch khi đập ra đã vụn nát, khả năng chịu lực rất kém. Vì vậy nguy cơ có thể đổ sụp bất cứ lúc nào là rất cao.

Dọc đoạn đường  dài khoảng 500m này cũng có nhiều ngôi nhà chỉ mới đập bỏ một nửa tầng trên, trơ lại những bức tường cao 2 đến 3 mét, vậy mà rất nhiều hộ dân nơi đây còn tận dụng làm nơi để xe máy, phơi quần áo...  Nguy hiểm hơn nữa, dưới những “bức tường tử thần” này lại là đường dân sinh, hẻm đi lại của hàng trăm hộ dân khác. Vào những giờ cao điểm, con đường này có hàng trăm người đi lại… Thế nhưng những “cái bẫy tử thần” này không hề có tường rào bảo vệ hay những biển cấm nguy hiểm để cảnh báo người dân.
Đoạn đượng đang giải tỏa mà không có cảnh báo nguy hiểm
Đoạn đượng đang giải tỏa mà không có cảnh báo nguy hiểm 
Bên cạnh đó, đoạn đường đê Trần Khát Chân từ ngã tư giao cắt Lò Đúc đến đoạn giao cắt phố Lương Yên còn xuống cấp trầm trọng. Mặt đường xuất hiện nhiều ở voi, ổ gà, có đoạn chỉ toàn đá, gạch đầy nguy hiểm. Có thể nói con đường dài 500 mét này đầy rẫy những “bẫy chết người” rình rập người dân sống và đi qua đây. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân nhất là khi mùa mua bão đang tới.
PLVN sẽ tiếp tục thông tin về sự việc./.
Một số hình ảnh đoạn đường đang giải tỏa:
Mặt đường cao ngang sàn tầng 2 nhà dân. Những ngôi nhà đập dở dang không có hàng rào bảo vệ tạo nên những cái “bẫy hố” chết người

Mặt đường cao ngang sàn tầng 2 nhà dân. Những ngôi nhà đập dở dang không có hàng rào bảo vệ tạo nên những 

cái “bẫy hố” chết người

Mặt đường hư hỏng nặng

Mặt đường hư hỏng nặng 

Con hẻm người dân thường phải lao xuống để tránh nhau vào giờ cao điểm khi qua đây
Con hẻm người dân thường phải lao xuống để tránh nhau
vào giờ cao điểm khi qua đây 

Đọc thêm

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.