Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài: LS Việt Nam vẫn chưa đóng “vai chính”

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại cuộc họp
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại cuộc họp
(PLO) - Hôm qua (17/11), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã chủ trì cuộc họp liên ngành để góp ý cho Dự thảo Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” (Đề án 123).
Mới chỉ cùng tham gia giải quyết
Tổng hợp báo cáo của các địa phương sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án123 cho biết, hiện có 446 luật sư (LS), chuyên gia pháp luật và 28 tổ chức hành nghề LS chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP HCM. 
So với thời gian trước khi ban hành Đề án, số lượng LS hành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ở nước ta đã tăng gấp hơn 20 lần (trước chỉ là 20 LS) và số lượng tổ chức hành nghề LS chuyên sâu tăng gần 3 lần (trước là 10 tổ chức).
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đối mặt với 79 vụ, việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 7 vụ liên quan đến chống trợ cấp và 5 trong số đó là các vụ kiện kép chống bán phá giá và chống trợ cấp. Trong các vụ việc này, một số tổ chức hành nghề LS Việt Nam, cá nhân LS Việt Nam đã tham gia trợ giúp, hợp tác với các công ty luật nước ngoài trong quá trình giải quyết vụ việc.
Tương tự, từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO qua 2 vụ kiện liên quan đến mặt hàng tôm nước ấm và đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Cả 2 vụ kiện này, Chính phủ Việt Nam đều thuê hãng luật nước ngoài tư vấn, đại diện cho Chính phủ theo đuổi vụ kiện và đội ngũ LS Việt Nam chỉ cùng tham gia giải quyết vụ việc.
Quan trọng là tạo môi trường hành nghề đích thực
Dự thảo Báo cáo thẳng thắn nhìn nhận, có rất ít LS Việt Nam thực sự giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề LS quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội. Điều này được nhiều đại biểu đồng tình và đề xuất phải có giải pháp tháo gỡ một cách thiết thực.
Bà Đặng Thị Chi (Công ty Luật số 5 quốc gia) cho biết, qua thực tế tham gia một số vụ việc thì mấu chốt vẫn là vấn đề ngoại ngữ, bởi nếu không hiểu tiếng, tranh tụng sao được. Thứ hai là phải hiểu luật, thạo tố tụng, chứ không đơn thuần là trước khởi kiện phải tiến hành hòa giải mà xung quanh còn nhiều diễn biến khác. “Chất lượng LS đã đi vào 2 vấn đề này chưa, nếu chưa cần tập trung tháo gỡ và đó chính là giải pháp” – bà Chi nói.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) Trần Xuân Long quan niệm, nghề LS cũng là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội, chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Điều cốt yếu là đội ngũ LS phải tự đào tạo, Nhà nước chỉ hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất…vì suy cho cùng, tiền ngân sách là tiền thuế người dân đóng góp. 
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng, về cơ bản mục tiêu của Đề án 123 là ổn, nhưng phải hiểu là Chính phủ, đất nước, người dân đang cần những LS ở tầm rất cao, am hiểu pháp luật thế giới. “Chúng ta đang xuất nhập khẩu hàng trăm tỷ mà LS đem lại sự an toàn trong hoạt động xuất nhập khẩu thì rất quý. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng, tạo môi trường hành nghề đích thực cho LS, theo tôi là quan trọng hơn tất cả mọi thứ, có vậy mới tạo thành công của Đề án” – Thứ trưởng nhấn mạnh. 
Theo Thứ trưởng, tới đây phải rà soát các giải pháp, những giải pháp nào có giá trị thì đề xuất thực hiện tiếp, không hiệu quả thì mạnh dạn bỏ đi để 5 năm tới đạt được mục tiêu cụ thể của Đề án. 

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.