Gương sáng Pháp luật

Nữ Bí thư Đảng ủy xã hết lòng, dốc sức vì người dân

Chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
Chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
(PLVN) - “Không có niềm vui nào lớn hơn là làm được nhiều việc tốt cho dân, chỉ mong bà con ngày càng có cuộc sống no đủ, hưởng thụ thành quả đổi mới…”, chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, tâm sự.

Đoàn kết thực chất, bám cơ sở, sát dân

Chúng tôi lên Tây Nguyên đúng vào dịp tháng Ba “mùa con ong đi lấy mật”. Được Huyện ủy Đăk Hà giới thiệu về xã Đăk Ngọk. Thoạt nhìn, nữ Bí thư Đảng ủy xã sinh năm 1974 khá dung dị nhưng tác phong chững chạc, điềm đạm; giọng nói nhỏ nhẹ nhưng cởi mở, trải lòng, ánh mắt toát lên sự cương nghị, quyết đoán…

Tháng 5/2020, đang là Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đăk Hà, chị Nguyễn Thanh Huyền được điều động giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, một xã nằm sát trung tâm huyện với diện tích tự nhiên 3.672ha; 1.076 hộ, 4.826 nhân khẩu, trên 30% là đồng bào dân tộc thiểu số.

“Khi nhận nhiệm vụ mới, điều tôi trăn trở nhất là làm sao đưa Đăk Ngọk phát triển xứng với tiềm năng, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”- Bí thư Nguyễn Thanh Huyền tâm sự. Vì thế, ngay sau khi tiếp quản công việc mới, chị cùng Ban Chấp hành Đảng bộ xã bắt tay vào công việc; rà soát, điều chỉnh, ban hành nghị quyết với quyết tâm xoay chuyển, tạo bứt phá thực chất.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Bí thư, Đảng bộ xã chủ trương “xốc” lại tác phong, chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ, công chức; phân công từng đồng chí cấp ủy viên bám các thôn, sâu sát đời sống nhân dân, tạo đoàn kết thực chất trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong nhân dân. Gần dân, sâu sát thực tiễn nên hiệu quả công việc thấy rõ, trôi chảy, nhất là niềm tin, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được khơi dậy với tinh thần mọi chủ trương phải bắt nguồn từ cuộc sống.

Hơn 5 năm là người đứng đầu đảng bộ xã, chị Nguyễn Thanh Huyền luôn tập trung cao nhất cho nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Trong thực thi nhiệm vụ, nữ Bí thư luôn đặt công tác dân vận lên hàng đầu với phương châm “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân” để chăm lo cuộc sống cho người dân.

“Mình phải bám nghị quyết, sát thực tiễn, đồng cảm với người dân. Trong khả năng của mình, làm được việc gì đem lại lợi ích cho dân thì làm, dù khó khăn đến mấy cũng phải nỗ lực cho bằng được”, nữ Bí thư bày tỏ. Ông Lương Văn Thủy, Bí thư Chi bộ thôn Thanh Xuân nhận xét: “Chị Huyền luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, gần gũi, hòa đồng với mọi người, được cán bộ và nhân dân tín nhiệm”.

Kinh tế phát triển đúng hướng, nhiều thành tựu mới

Bắt nhịp cùng dòng chảy đổi mới, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ II (nhiệm kỳ 2020-2025), đội ngũ lãnh đạo cùng với 239 đảng viên ở đây bám sát chỉ đạo của huyện, tỉnh, vận dụng tìm đường hướng, cách làm; lo trước nghĩ sau với quyết tâm, vượt khó để dựng xây, kiến thiết quê hương.

Bằng chủ trương đúng, giải pháp khả thi, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội ở Đăk Ngọk đang phát triển đúng hướng, giành nhiều thành tựu. Nữ Bí thư khẳng định: “Dù còn những vướng khó trên bước đường đi tới nhưng Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc xã Đăk Ngọk không cam chịu nghèo khó, chủ động, sáng tạo, cố kết cộng đồng, đoàn kết để khi gặp chướng ngại biết cách vượt qua, gặp hoạn nạn thì cùng sẻ chia, đùm bọc”.

Bởi thế, từ trong gian khó, những người Xơ Đăng cùng với người dân từ muôn phương về lập nghiệp nắm chặt tay, siết chặt đội ngũ xây đời sống mới. Đăk Ngọk cho thấy tinh thần chủ động, tích cực, biết làm, tiến những bước vững chắc. Thành tựu đạt được mang dấu ấn đậm nét về vai trò của Đảng bộ, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong đổi mới tư duy, xác định tầm nhìn từ chủ trương tới hành động, vun đắp và nuôi dưỡng tâm huyết, vươn tới không ngừng. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố kiện toàn, an ninh - quốc phòng bảo đảm; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội giành những kết quả vượt bậc.

Ông Phan Tiến Dũng, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Đăk Bình cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy xã, thôn chúng tôi đã trở thành nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một vùng đất thuần nông, đầu nhiệm kỳ thu nhập mới 55 triệu đồng/người, đến năm 2025 là gần 80 triệu đồng/người, bà con ai nấy đều phấn khởi”.

Theo Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Y Sương, kinh tế của xã duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhất là xây dựng NTM được triển khai đồng bộ. Đến nay, Đăk Ngọk đã đạt 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao. Thôn Thanh Xuân, Đăk Xuân đạt chuẩn tiêu chí NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thôn Đăk Tin, Đăk Bình, Đăk Lợi, Đoàn Kết đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.

Những ngày đầu năm 2025, đi dọc những thôn Đăk Bình, Đoàn Kết, Đăk Lợi, Thanh Xuân, Đăk Xuân, Đăk Kđem, Đăk Tin… dù là mùa khô nhưng đều trải dài một màu xanh của cà phê, lúa, cây trái ngút ngàn, xanh thẳm; ở đâu cũng có thể nhận ra vùng đất đang vươn mình trỗi dậy, đầy triển vọng.

Trả lời câu hỏi: Vì sao Đăk Ngọk có chuyển biến mau lẹ, nổi bật, hệ thống chính trị đồng thuận, được người dân đồng tình, Bí thư Nguyễn Thanh Huyền tự hào: “Đoàn kết thực chất là yếu tố hàng đầu, kế đến là dân chủ được thực hiện đầy đủ, sau đó là mọi mục tiêu phải vì cuộc sống của người dân. Chủ trương xuyên suốt là không kêu khó, không bàn lùi, luôn hướng lên phía trước”.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi cuốn mãi vào chiều muộn. Bí thư Nguyễn Thanh Huyền bộc lộ trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi những mô hình mới, cách làm hay để Đăk Ngọk tạo đà, bứt tốc. Là kỹ sư nông nghiệp, câu chuyện nữ Bí thư nói về việc Đảng, việc dân say mê và hào hứng, như người nông dân nói chuyện trồng lúa, chăm cây vậy. Tôi cảm nhận sâu kín trong chất mộc mạc, dung dị của nữ Bí thư người gốc quê lúa Thái Bình là một trái tim nhiệt huyết, mang nặng trách nhiệm của một đảng viên với đất và người trên vùng đất cao nguyên nắng gió với những vỡ vạc sáng sủa đã ló dạng những tín hiệu khả quan.

Theo nữ Bí thư, để biến chủ trương, kỳ vọng thành sản phẩm cụ thể, trước hết phải xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ; tháo gỡ những “điểm nghẽn”, “nút thắt”, tạo cơ chế thông thoáng, sát thực tiễn. Chị khẳng định: “Là người đứng đầu, phải luôn biết cầm lửa, giữ lửa và truyền lửa; cùng đặt mình vào hơi thở của cuộc sống, hun đúc tinh thần cống hiến”.

Không tồn tại suy nghĩ giữ cho tròn vai, đủ ngày đủ tháng

Người đứng đầu Đảng bộ xã Đăk Ngọk cho rằng, kinh nghiệm trong những thành tựu bước đầu là tất cả phải vì mục tiêu phát triển; sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của huyện Đăk Hà đã tạo động lực để xã dám nghĩ, dám làm... Đặc biệt, phải gắn bó, gần gũi với dân, phải gương mẫu đi đầu, phải trực tiếp cùng làm, gần gũi, thực tâm thì người dân mới làm theo. Từ đó, tạo nên sự đồng thuận, phong trào rộng khắp, thực chất và đồng bộ.

Theo chị Nguyễn Thanh Huyền, tinh thần trách nhiệm phải xuất phát từ chính trong tâm mình, từ chính bản thân của mỗi người chứ không thụ động đợi người khác nhắc nhở mới làm. Phương châm sống, công tác và cũng là điều chị tâm đắc trong suốt quá trình học tập, công tác là “nói ít, làm nhiều, học kỹ, nghĩ sâu”, không ngại khó, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ được giao. Là đảng viên thì làm gì, ở đâu cũng phải hết lòng, dốc sức”.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đoàn Kết Nguyễn Duy Thiếm bày tỏ: “Chị Huyền có phong cách lãnh đạo quyết đoán, luôn khơi nguồn sáng tạo, là người dẫn dắt, truyền cảm hứng sống và làm việc cho mọi người”. Còn ông A Xen, dân tộc Xơ Đăng ở làng Đăk Kđem nói: “Nữ Bí thư là người khiêm nhường, nhiệt huyết, trách nhiệm cao. Nhờ đó, diện mạo xã thay đổi, người dân được nhiều hưởng lợi”.

Có thể khẳng định, trong quá trình công tác, Bí thư Nguyễn Thanh Huyền luôn bám sát chỉ đạo của Huyện ủy, phát huy mối quan hệ với các ban, ngành, đoàn thể; đề cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực đổi mới phương thức lãnh đạo; đề ra chủ trương, giải pháp chỉ đạo phù hợp, kịp thời những yêu cầu công việc của xã, nhất là đối với những vấn đề mới, công việc khó.

Thả bộ trên những lô cà phê đang bung hoa trắng muốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu, nữ Bí thư bộc bạch: Cán bộ luân chuyển phải biết kế thừa thành quả của cán bộ đi trước, phát triển cái mới tích cực. Thời gian công tác ở xã, tôi được đắm mình với thực tiễn, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm; rèn luyện nghị lực, bản lĩnh vượt khó khăn, ý chí vươn lên; đồng thời, hiểu biết rõ hơn tình hình cơ sở, cuộc sống của dân. Thông qua giải quyết công việc, tôi có được rất nhiều bài học, những điều không có trong sách vở. Trước đây công tác ở ngành nông nghiệp, nông dân nhưng khi về cơ sở thì thực tiễn mênh mông vô cùng, cho nên việc học tập, trui rèn rất quan trọng. Bởi thế, việc luân chuyển cán bộ hết sức cần thiết, tạo cơ hội cho cán bộ thâm nhập thực tiễn, rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng lãnh đạo; là dịp để trau dồi kiến thức, cọ xát để trưởng thành.

Chị chia sẻ thêm: “Cán bộ được luân chuyển phải yêu mảnh đất nơi mình đến, dồn tâm huyết của mình trong mọi việc; phải có những sản phẩm mới, hiệu quả thật sự; nhất là không được suy nghĩ giữ cho “tròn vai”, đủ ngày đủ tháng, hoặc nhận thức đi luân chuyển để được đề bạt lên chức vụ cao hơn. Làm được thế, cán bộ sẽ được ủng hộ, bà con tin tưởng và thành công”.

Trên hành trình đi tới, Bí thư Nguyễn Thanh Huyền khẳng định: “Đăk Ngọk tiếp tục chủ động biến tiềm năng thành nguồn lực, hóa giải các nguy cơ, năng động, dốc sức, đồng lòng với tinh thần nhất quán, xuyên suốt: “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”.

Đó chính là nền tảng, gốc rễ; là “ý Đảng - lòng Dân” đã tạo nên nguồn lực to lớn đưa Đăk Ngọk vươn mình, hứa hẹn về một tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

Có thể thực hiện tham vấn chính sách nhiều lần trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về xây dựng, ban hành VBQPPL, tham vấn chính sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể thực hiện nhiều lần, thông qua cuộc họp trực tiếp, trực tuyến, hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Cần quy định chính sách đặc thù, vượt trội nhưng đảm bảo công tác quản lý

Cảnh phiên họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội đồng thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Luật KH,CN&ĐMST). Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) Bùi Thế Duy – cơ quan chủ trì soạn thảo; và thành viên Hội đồng thẩm định.

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.