Thẩm định Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(PLVN) -  Sáng 12/3, tại Trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra cuộc thẩm định Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.

Tại buổi thẩm định, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và khuyến công (Bộ Công thương) nhấn mạnh, sau 15 năm triển khai thi hành, đến nay đã bộc lộ bất cập cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung một số nội dung được quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) và các luật liên quan để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp…

Quang cảnh buổi thẩm định

Quang cảnh buổi thẩm định

Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật SDNL TK&HQ nhằm nâng cao tính thực tiễn, khả thi của Luật SDNL TK&HQ, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động sử dụng năng lượng, phù hợp với các cam kết quốc tế; tăng cường khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động SDNL TK&HQ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia; chủ động, tích cực thực hiện các cam kết khi tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đối khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Bên cạnh đó, Luật sửa đổi giúp hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động về SDNL TK&HQ đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng và cơ sở vận tải trọng điểm…

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và khuyến công (Bộ Công Thương) trình bày tờ trình sửa đổi Luật SDNL TK&HQ.

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và khuyến công (Bộ Công Thương) trình bày tờ trình sửa đổi Luật SDNL TK&HQ.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SDNL TK&HQ kế thừa hầu hết các quy định tại Luật SDNL TK&HQ ban hành năm 2010, trong đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung về: nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực SDNL TK&HQ; quản lý, phát triển đối với dịch vụ tư vấn năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trong lĩnh vực SDNL TK&HQ; chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực SDNL TK&HQ…

Góp ý tại buổi thẩm định, liên quan đến nguồn lực cho SDNL TK&HQ, đại diện Bộ tài chính cho biết, tại khoản 2, Điều 1 của dự thảo luật quy định rằng nguồn lực cho việc SDNL TK&HQ bao gồm cả nguồn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa, tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Bộ Tài chính mong muốn Bộ Công Thương làm rõ khái niệm “xã hội hóa” trong nội dung này, đặc biệt là về cách xác định nguồn vốn xã hội hóa để đảm bảo phương thức huy động được rõ ràng và phù hợp, hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước.

Đại diện Bộ Tài chính góp ý tại buổi thẩm định

Đại diện Bộ Tài chính góp ý tại buổi thẩm định

Về thành lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy SDNL TK&HQ, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc kỹ về sự cần thiết và tính hợp lý của việc thành lập quỹ mới, đảm bảo phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước và tránh trùng lặp với các quỹ hiện có. Nếu thành lập quỹ mới, cần làm rõ mô hình hoạt động, mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn, đối tượng thụ hưởng, cơ chế tài chính, cơ chế hỗ trợ từ nguồn kinh phí của quỹ… đảm bảo là phù hợp với định hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 55.

Về chính sách hỗ trợ các hoạt động SDNL TK&HQ, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi về mặt kỹ thuật, thay vì “hỗ trợ tín dụng xanh, trái phiếu xanh” thì nên sửa thành “huy động vốn xanh” để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình huy động nguồn vốn…

Ghi nhận và đánh giá cao Bộ Công Thương đã rất nỗ lực hoàn thành dự thảo Luật trong thời gian ngắn, nhằm trình Quốc hội kỳ họp thứ 9, tuy nhiên, đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, việc rà soát và tổng hợp danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp) thường bị trễ hạn. Thủ tướng, Phó Thủ tướng và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đều quan ngại về thời hạn chỉnh sửa theo quy định (quý 1 hàng năm), trong khi công tác rà soát của Bộ Công Thương thường trễ hạn. Vì vậy, đại diện Văn phòng Chính phủ đề xuất phân cấp cho UBND các tỉnh, TP trực tiếp theo dõi và ban hành danh mục các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, nhằm tăng tính kịp thời và chính xác.

Đánh giá cao hồ sơ, nội dung dự án luật và việc tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định Lê Đại Hải cho biết, dự thảo Luật đủ điều kiện trình Chính phủ sau khi cơ quan soạn thảo tiếp thu, giải trình, chỉnh sửa một số kiến nghị của hội đồng thẩm định hôm nay, đồng thời đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc và chỉnh sửa dự thảo luật sao cho phù hợp, bảo đảm thời gian trình Chính phủ đúng hạn.

Đọc thêm

Có thể thực hiện tham vấn chính sách nhiều lần trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về xây dựng, ban hành VBQPPL, tham vấn chính sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể thực hiện nhiều lần, thông qua cuộc họp trực tiếp, trực tuyến, hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Cần quy định chính sách đặc thù, vượt trội nhưng đảm bảo công tác quản lý

Cảnh phiên họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội đồng thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Luật KH,CN&ĐMST). Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) Bùi Thế Duy – cơ quan chủ trì soạn thảo; và thành viên Hội đồng thẩm định.

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.