Công tác CCTP: Nỗ lực hoàn thiện để sát với thực tiễn

Phiên họp thứ 24 Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương
Phiên họp thứ 24 Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương
(PLO) - Chiều qua (13/11), Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – Trưởng ban Chỉ đạo góp ý về Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2011 - 2016 và dự kiến chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016 - 2020.
Còn “rào cản” trong thực hiện cải cách tư pháp
Đánh giá những kết quả đạt được qua thực hiện Chương trình cải cách tư pháp (CCTP) 5 năm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, qua CCTP đã góp phần làm cho nhận thức trong Đảng,  cán bộ, nhân dân về vị trí, vai trò, sự cần thiết của công tác CCTP có chuyển biển tốt, nâng lên rõ rệt; hoàn thiện một bước căn bản hệ thống luật pháp, cụ thể hóa Hiến pháp 2013. 
Tuy nhiên, Chủ tịch nước lưu ý “chưa nên thỏa mãn, hài lòng với kết quả này” mà cần tiếp tục nỗ lực, có những giải pháp thiết thực, sát thực tiễn hơn để công tác CCTP thực sự có chiều sâu và tác động tích cực đến đời sống xã hội, phát triển kinh tế nói chung và đổi mới tổ chức, hoạt động tư pháp nước nhà.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo CCTP, qua 5 năm thực hiện Chương trình công tác CCTP đã góp phần tạo chuyển biến đầy đủ, sâu  sắc hơn trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về vai trò của CCTP trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bám sát cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp 2013, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp… 
Dưới tác động của CCTP, công tác điều tra truy tố, xét xử, thi hành án và việc bắt giam, giữ, cải tạo từng bước được thực hiện nghiêm minh, dân chủ, công bằng hơn, hạn chế được tình trạng oan, sai. Công tác giám sát của cơ quan dân cử và của nhân dân được tăng cường.
Ban Chỉ đạo CCTP cũng thừa nhận còn một số hạn chế “là rào cản trong việc thực hiện nhiệm vụ “đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược CCTP đến năm 2020” như: tư tưởng bảo thủ, chậm đổi mới tư duy về tư pháp và CCTP vẫn còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên. 
Đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, nhất là trong điều kiện hội nhập. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vẫn còn một số sai sót, hạn chế, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bức xúc trong dư luận; hoạt động giám sát chưa được thực hiện rộng khắp, có nền nếp…
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp
Trên cơ sở kết quả đã đạt được và yêu cầu của giai đoạn tới, giai đoạn 2016-2020, Ban Chỉ đạo đề xuất Chương trình trọng tâm công tác CCTP gồm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị mà chưa được triển khai; tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp của TAND; khẩn trương quán triệt, hướng dẫn triển khai thi hành các luật, bộ luật về tổ chức, hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua. 
Hoàn thiện rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp; hoàn thiện chế định luật sư và bổ trợ tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp… 
Cơ bản nhất trí với Báo cáo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đề nghị đánh giá khái quát sâu sắc hơn, chỉ rõ hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời xây dựng Chương trình trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2016-2020, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng cần đánh giá sát thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp để có giải pháp chấn chỉnh rõ nét vì “một trong những yếu tố bảo đảm cho CCTP là nguồn lực, nhưng hiện nay đào tạo nghề còn quá dễ dãi” – Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhận xét.
Theo Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh, cần điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 48 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị cho phù hợp với thực tiễn; kiện toàn Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo CCTP giai đoạn tới.
Ban Chỉ đạo cũng cho ý kiến về đề xuất nội dung, chương trình  làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 về những vấn đề có liên quan đến công tác CCTP.

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.